Là một mục sư, tôi có thể chọn người mà tôi sẽ bỏ ra thời giờ với họ trong mỗi ngày. Tôi đã thường lấy cớ để tránh tiếp khách – Tôi mệt quá, tôi rất bận, tôi đang làm đủ mọi mục vụ trong suốt cả tuần – để không phải tiếp những người tôi không muốn tương tác với. Những làn ranh giới của tôi dần dần trở thành những thần tượng giữ những người hàng xóm và những người quen ra khỏi nhà của tôi. Đời sống của tôi bị cách ly và tôi cần một lời cảnh tỉnh.
Trong khi tôi cầu nguyện xin Chúa ban cơ hội trở lại với tính thuộc linh là muối mặn và sự sáng chói, tình cờ tôi gặp những người tò mò là những người ở ngoài gia đình của tôi. Sau một cuộc kéo co với Chúa và những lần nói chuyện với vợ tôi, chúng tôi quyết định thay đổi: Chúng tôi chấm dứt cách xem nhà của mình như là nơi an nghĩ sau khi lo mục vụ và bắt đầu xem nó như là một cái nôi cho mục vụ. Tư duy của chúng tôi thay đổi, và theo sau đó là sự thay đổi thói quen, những cuộc họp bạn, những buổi ăn tối và những buổi trưa Chúa Nhật. Đời sống của chúng tôi trở nên “giàu có’ hơn, và đức tin của chúng tôi trở nên sâu hơn vì sự thay đổi này.
Một kết quả không ngờ của sự thay đổi này là sự dấn thân của các con của tôi với những chương trình “missions.” Chúng có thể thấy, nếm trãi, rờ chạm và ôm lấy đức tin của chúng tôi ở nhà. Nghiên cứu về Căn Nhà Của Đức Tin của nhóm Barna tỏ ra những khám phá tương tự. Bởi vì có sự nối kết tìm thấy giữa quan hệ trong nhà và đức tin mạnh mẽ, nhóm khích lệ các hội thánh “tập chú ưu tiên vào mục vụ dùng tư gia, không chỉ là mục vụ về trong gia đình mà thôi.” Nghiên cứu cũng nhận ra là “1 trong 5 người của thế hệ thanh niên ngày nay tin rằng sự tiếp khách là cách tốt nhất để bày tỏ lòng rộng rãi.” Những tín nhân của Đấng Christ thường mời khách đến nhà của họ thường dễ “vun xới những quan hệ có ý nghĩa sâu xa bên trong lẩn bên ngoài căn nhà của họ.” Nhóm Barna cũng báo cáo “một tinh thần trách nhiệm chia sẻ với người khác về niềm tin Cơ Đốc” được nối kết với việc thường xuyên mời khách đến nhà. Tiếp khách làm cho đức tin được thấy rõ ra.
Có những cách không bị giới hạn để mời người khác đến nhà của bạn. Dưới đây là một ít cách:
1. Bắt Đầu Một Phong Tục Trong Khu Xóm.
Hãy bắt đầu một vài việc đơn giản và làm nó trở thành thường xuyên. Với chúng tôi, đó là Ngày Thứ Sáu Cà Phê Miễn Phí ở một góc khu xóm, nhưng với một số người khác đó là giờ họ vui chơi những game lành mạnh. Hãy mời các con của bạn làm loại sinh hoạt này.
2. Đặt Những Mục Tiêu Về Số Khách Tiếp Mỗi Tháng.
Tất cả chúng ta đều vận rộn, nhưng chúng ta cũng đói khát quan hệ. Lập mục tiêu hàng tháng về bao nhiêu người chúng ta mời vào nhà của mình hay đến ăn chung với mình.
3. Làm Điều Chúng Ta Làm Một Cách Ý Thức.
Đừng tốc công sức cho chuyện đã sẵn có trước đây – hãy tìm điều bạn yêu thích làm, và mời những người khác tham gia với bạn. Tôi nhận ra là sau giờ thờ phượng Chúa Nhật, tôi xem đá banh và chỉ 15 thước cách nhà tôi thì hàng xóm của tôi của đang xem. Thế là chúng tôi bắt đầu buổi họp mặt hàng xóm xem đá banh.
4. Mở Rộng Cái Nhìn Về Gia Đình.
Ngôn ngữ tạo dáng văn hóa. Gọi người khác là “cô” hay “chú” vun trồng một cảm giác gia đình mà mỗi đứa trẻ đều muốn có, đặc biệt trong những gia đình bị xa cách với đại gia đình. Những người thường xuyên đến với nhà của bạn có thể có một biệt hiệu, và với điều đó họ cảm thấy được chào đón hơn khi tham gia với quý vị.
5. Hãy Mời Những Người Khác Để Xác Chứng Con Cái Của Quý Vị.
Chúng tôi thích thú khi các thanh niên trẻ và các bạn của chúng tôi cùng tham gia với chúng tôi trong việc khuyên dạy con của chúng tôi. Dĩ nhiên đây là những người mà bạn có thể tin cậy. Đôi khi họ dẫn chúng đi mua cà-rem hay hỏi chuyện chúng ở bàn ăn. Trong những lúc khác họ chỉ hiện diện trong nhà
6. Hãy Để Con Cái Của Quý Vị Mời Các Bạn Của Chúng.
Hãy khích lệ các con của quý vị mời bạn và gia đình của bạn của chúng đến nhà bạn. Con cái của chúng ta có thể mở ra những mạng quan hệ bằng cách mời những người chúng muốn đến nhà của bạn.
Ngọc Nga
(Lược dịch theo: outreachmagazine.com)