Kinh Thánh nói gì? Cơ-đốc nhân phải làm gì?
Dựa theo tin từ John Hopkins CSSE, tính đến ngày 16 tháng 2, tại Trung Quốc đã có 68.440 người mắc bệnh và trên 1600 người chết vì vi-rút corona. Trong số đó có 1.700 nhân viên y tế nhiễm vi-rút và đã có 6 người chết. Thông tin này là do Bộ y tế Trung Quốc cung cấp và chắc chắn là chúng thấp hơn con số thật rất nhiều. Nếu chúng ta dựa theo những phản hồi của người dân và nhân viên y tế ở Vũ Hán truyền ra ngoài qua mạng xã hội, và đặc biệt là sự dự đoán từ chuyên gia quốc tế về bệnh dịch như John Hospkin, Havard v.v.. thì số người bị lây bệnh và chết rất cao. Tin tức cũng cho biết vi-rút Corona đã lây lan sang ít nhất 28 quốc gia và các khu vực khác.
Do sự bộc phát của vi-rút Corona bắt nguồn từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, chính quyền Trump tuyên bố hôm thứ Sáu ngày 31 tháng 1, Mỹ tạm thời cấm các công dân nước ngoài đã ở Trung Quốc trong vòng 14 ngày qua vào lãnh thổ Mỹ. Còn công dân Mỹ và thường trú nhân gần đây đã đi đến tỉnh Vũ Hán và các tỉnh khác ở Trung Quốc sẽ bị cách ly để được kiểm tra và theo dõi. Hầu hết các quốc gia đều đón công dân họ về nước và phải kiểm tra sức khỏe 14 ngày. Các chuyến bay đến Vũ Hán đã tạm thời ngưng hoạt động, thành phố Vũ Hán đã đóng cửa cấm không cho ra vào.
Ngày 12 tháng 2, chính quyền Trung Quốc đã ra lệnh phong tỏa 3 tỉnh Hồ Bắc, Liêu Ninh và Thiểm Tây; công bố tình trạng “cuộc chiến nhân dân” chống lại dịch cúm viêm phổi COVID-19; áp dụng lệnh tự cách ly trên toàn quốc ảnh hưởng đến 500 triệu người dân. Các chuyến bay quốc tế đi Trung quốc đã tạm thời ngưng hoạt động.
Vi-rút corona (COVID-19) là một chủng mới chưa được xác định trước đây ở người. Dịch viêm phổi bắt đầu vào giữa tháng 12 năm 2019 tại thành phố Vũ Hán, liên quan chủ yếu đến những người buôn bán làm việc tại Chợ hải sản Hoa Nam, chợ chuyên bán động vật hoang dã sống. Các vi-rút Corona là hợp tử, chúng được truyền giữa động vật và người.
Các dấu hiệu nhiễm trùng phổ biến bao gồm các triệu chứng hô hấp, sốt, ho và khó thở. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, nhiễm trùng có thể gây viêm phổi, hội chứng hô hấp cấp tính nặng, suy thận và thậm chí tử vong.
Trong Lu-ca 21:11 Chúa Giê-su nói đến những dấu hiệu báo trước ngày tận thế, “sẽ có những trận động đất lớn; nhiều nơi bị nạn dịch và nạn đói xảy ra (dịch bệnh sẽ dẫn đến đói kém); cũng có những biến cố kinh hoàng và các dấu lạ lớn trên trời.
Sứ đồ Giăng ghi nhận sự mặc khải trong Khải huyền 6:7,8 (BDM 2002)
7 Khi Ngài tháo ấn thứ tư, tôi nghe sinh vật thứ tư gọi: “Đến đây!” 8 Kìa, tôi thấy một con ngựa xanh xao. Người cưỡi ngựa tên là Tử Vong, có Âm Phủ theo sau, được quyền trên một phần tư dân số thế giới để tàn sát họ bằng gươm đao, đói kém, nạn dịch và các loài thú dữ trên đất.
— Khải huyền 6:7,8 (BDM 2002)
Vậy có phải là dấu hiệu của cái ấn thứ tư đã được mở ra là bệnh dịch vi-rút Corona? Chúng ta hãy nhìn lại lịch sử để xem bệnh dịch đã hoành hành và sức tàn phá và tiêu diệt của nó như thế nào trong lịch sử? Kinh Thánh đã nói gì về điều này và Cơ-đốc nhân cần phải làm gì?
1. Các Đại Bệnh Dịch Trong Lịch Sử
1.1 Các Đại Dịch Hạch
Đại dịch hạch nổi tiếng nhất trong lịch sử là Tử thần đen của thế kỷ 14 (1347-1351). Ước tính có hơn 25 triệu người (một phần ba đến một nửa dân số Châu Âu) đã chết trong cơn đại dịch này. Bệnh dịch này gây sưng và chảy máu nội tạng. Nó đã được lan truyền bởi tiếp xúc. Thứ hai tập trung trong phổi và lây lan bằng cách ho hít thở vi trùng trong không khí. Bệnh dịch hạch này bắt nguồn từ loài gặm nhấm và thường được truyền sang người bằng bọ chét, vết cắn của động vật như là phương tiện truyền nhiểm. Sau đó thì từ người qua người. Nó là một bệnh chỉ có 10 tế bào bệnh dịch hạch có thể khiến một người chết.
Khi đại dịch này bùng nổ, toàn bộ các thị trấn đã bị bỏ hoang. Cơ cấu xã hội hoàn toàn bị ngưng hoạt động. Cha mẹ bỏ con; chồng và vợ bỏ nhau để chết. Trong nhiều trường hợp, không có ai xung quanh để chôn cất người chết, vì sợ lây bệnh và thiếu quan tâm. Một nhà văn của thời đó kể về việc thấy khoảng 5.000 xác chết nằm trên một cánh đồng.
Đại dịch hạch Luân Đôn năm 1664-1665, cơn đại dịch này đã khiến hơn 70.000 người chết trong dân số ước tính khoảng 460.000 người.
Năm 1894, một đại dịch hạch ở Quảng Đông và Hong Kong đã khiến 80.000 đến 100.000 người chết, và trong vòng 20 năm, căn bệnh này đã lan từ các cảng phía nam Trung Quốc trên toàn thế giới, khiến hơn 10 triệu người tử vong.
1.2 Đại Dịch Cúm
Chiến tranh thế giới thứ nhất đã cướp đi khoảng 16 triệu sinh mạng. Nhưng song song với nó là đại dịch cúm năm 1918 đã càn quét thế giới và đã giết chết khoảng 20-40 triệu người. Rất nhiều người lính sau khi tham gia Thế Chiến I trở về quê nhà mang theo dịch cúm, khiến một phần năm dân số thế giới đã bị tấn công bởi loại virus chết người này. Nhiều người đã chết vì cúm trong một năm so với bốn năm của Bệnh dịch hạch tử thần đen đã nói trên. Đại dịch cúm năm 1918-1919 là một thảm họa toàn cầu. Nó đã được ghi nhận là dịch bệnh tàn khốc nhất trong lịch sử thế giới được ghi nhận.
Các nhà khoa học, bác sĩ và các quan chức y tế không thể xác định được căn bệnh này vì bị tấn công quá nhanh và quá nguy hiểm và ngoài khả năng kiểm soát của họ. Một số nạn nhân đã chết trong vòng vài giờ sau khi có triệu chứng đầu tiên. Những người khác chết sau một vài ngày; phổi của họ chứa đầy chất lỏng và họ chết ngạt.
Bệnh dịch cúm đã tràn lan từ thành thị đến nông thôn, đến các nơi xa xôi nhất của Alaska, ảnh hưởng đến hơn 25 phần trăm dân số của tiểu bang này. Ước tính có khoảng 675.000 người Mỹ chết trong đại dịch cúm này. Cúm gây tử vong nhiều nhất cho những người từ 20 đến 40 tuổi. Điều này rất bất thường đối với bệnh cúm thường là người chết là già và trẻ em.
Chuyên gia, W.I.B. Beveridge, nói, sẽ có một đại dịch thảm khốc như năm 1918 hoặc thậm chí tồi tệ hơn. Cúm luôn có khả năng trở thành một bệnh dịch toàn cầu nếu như một siêu cúm xảy ra (theo báo Frobe và năm 2017). Hiện nay, có khoảng 4.1 tỉ khách bay mỗi năm, nghĩa là 11.2 triệu người bay mỗi ngày, thì dịch cúm nó có thể giết chết hàng trăm triệu người trong khoảng thời gian rất ngắn.
Cúm là một bệnh nhiễm siêu vi rất dễ lây lan, phát triển gây bệnh nặng và các biến chứng đe dọa tính mạng. Nó lây lan qua tiếp xúc với hô hấp khi người nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi. Thật ra, cúm là một trong những mối nguy hiểm về y sinh bị đánh giá thấp nhất trong thế giới ngày nay. Người bệnh ít quan tâm và y tế ít quan tâm. Cúm có thể là siêu chủng mới phát triển. Các nhà nghiên cứu cho biết họ không thể ngăn chặn một đại dịch. Khi chính quyền hiểu chuyện gì đang xảy ra, thì quá muộn để cứu hàng triệu người. Tại Úc mỗi năm ước tính, cúm gây ra hơn 3.000 ca tử vong và 18.000 ca nhập viện.
1.3 Dịch HIV
Vào những năm 1980, vi-rút HIV/AIDS đã lan tràn khắp thế giới giết chết hàng ngàn người. Có nhiều người chỉ vài tuần hoặc vài tháng từ khi chẩn đoán là chết. Kể từ khi dịch bệnh HIV/AIDS bắt đầu đến nay, hơn 70 triệu người đã mắc bệnh và khoảng 35 triệu người đã chết. Ngày nay, khoảng 37 triệu người trên toàn thế giới sống với HIV, trong đó 22 triệu người đang điều trị. Năm 2017, có thêm 1,8 triệu người bị nhiễm HIV.
HIV không phải là một loại virus dễ dàng đánh bại. Gần một triệu người vẫn chết hàng năm vì họ không biết mình bị nhiễm HIV và không được điều trị, hoặc điều trị muộn.
Hầu hết những người nhiễm HIV là do hai nguyên cớ chính sau đây: (1) có quan hệ tình dục với người đã bị nhiễm HIV, đặc biệt gồm những thành phần như sau: người đồng tính nam, người tiêm chích ma túy, tù nhân trong trại tù, gái mại dâm v.v..; (2) dùng kim chích không an toàn (phần lớn là người tiêm ma túy).
1.4 Dịch SARS
Năm 2002-2003, SARS xuất hiện tại Trung Quốc, nó lan rộng trên toàn thế giới trong vòng vài tháng, mặc dù nó đã nhanh chóng được kiểm soát. SARS là một loại vi-rút lây truyền qua qua không khí khi người mắc bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. SARS có triệu chứng sốt, ho khan, nhức đầu, đau cơ và khó thở.
Dịch SARS giết chết 803 người, nó đã nhanh chóng được xác định và cấu trúc di truyền của nó đã được giải mã hoàn toàn trong vài tuần. Tuy nhiên, có thể mất nhiều năm để phát triển một loại vắc-xin khả thi để chống lại SARS.
2. Chiến Tranh Sinh Học
Dựa theo từ điển Wikipidea, tác nhân sinh học (nhân tố có chức năng xúc tác sinh học) – còn được gọi là tác nhân đe dọa sinh học, tác nhân gây chiến tranh sinh học, vũ khí sinh học — là vi-rút, đơn bào, ký sinh trùng hoặc nấm có thể được sử dụng có mục đích trong khủng bố sinh học hoặc chiến tranh sinh học). Hơn 1.200 loại tác nhân sinh học có khả năng làm vũ khí sinh học khác nhau đã được mô tả và nghiên cứu cho đến nay.
Điều tra cho thấy hầu hết các đại bệnh dịch đều đến từ các động vật và thú hoang dã. Như dịch hạch từ loài gậm nhấm đến người, SARS-CoV được truyền từ mèo cầy hương sang người và MERS-CoV lây nhiểm từ lạc đà đến người. Xin xem biểu đồ.
Các tác nhân sinh học có khả năng ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe con người theo nhiều cách khác nhau, từ các phản ứng dị ứng tương đối nhẹ đến các tình trạng y tế nghiêm trọng, kể cả tử vong.
Năm 1969, Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon đã ra lệnh dừng nghiên cứu vũ khí sinh học, và năm 1972 Mỹ đã ký một hiệp ước với 70 quốc gia không sử dụng vũ khí sinh học như một phương tiện chiến tranh. Hiện nay có nhiều quốc gia đã phát triển vũ khí sinh học một số quốc gia có tàng trử cao như: China, Cuba, Egypt, Iran, Israel, North Korea, Russia, Syria, and Taiwan.
Liên Xô cũ đã nỗ lực sản xuất vũ khí sinh học từ những năm Chiến tranh Lạnh và còn tiếp tục sau khi sụp đổ năm 1992. Đây là mối quan tâm lớn cho Mỹ và các đồng minh, vì lo ngại rằng một số trong đó có thể rơi vào tay các nhóm khủng bố và một ngày nào đó có thể được sử dụng để chống lại họ.
Sau Chiến Tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất vào năm 1991, các thanh sát viên vũ khí xác nhận rằng Iraq đã phát triển vũ khí sinh học và thậm chí đã trang bị một số đầu đạn có mầm bệnh.
Ngày nay, Mỹ và phương Tây chuẩn bị cho các cuộc tấn công tiếp theo từ các nhóm khủng bố. Điều có lẽ đáng sợ nhất là một cuộc tấn công sinh học với bệnh dịch mang mầm bệnh truyền nhiễm với mức độc chết người cao và chưa có kháng sinh. Có những sinh trùng, y tế mất 10 đến 15 năm để tạo ra để phòng bệnh.
Với đầu đạn tên lửa quân đội có thể chặn được. Nhưng thật khó đón trước và phòng thủ trước sự tấn công của vũ khí sinh học. Người ta chỉ cần đem vũ khí sinh học bỏ vào những nơi đông người ở các thành phố lớn hoặc phi trường thì sự hủy diệt sẽ đến trên một quốc gia và trên thế giới trong vòng thời gian rất ngắn. Sau đó dẫn đến suy sụp kinh tế.
3. Kinh Thánh đã nói gì về nạn dịch toàn cầu?
Dựa theo Ma-thi-ơ 24:3-30; Lu-ca 21:11 Chúa Giê-su đã báo trước khi tận thế, “sự gian ác sẽ gia tăng nên tình yêu thương của nhiều người cũng phai nhạt dần, sẽ có sự sa ngã, phản bội và thù ghét nhau, tiên tri giả, chiến tranh, những trận động đất lớn, đói kém và nhiều nơi bị nạn dịch v.v.. Nếu chúng ta phối hợp với điều Sứ đồ Giăng đã ghi lại Khải huyền 6:7,8,
7 Khi Ngài tháo ấn thứ tư, tôi nghe sinh vật thứ tư gọi: “Đến đây!” 8 Kìa, tôi thấy một con ngựa xanh xao (kloros). Người cưỡi ngựa tên là Tử Vong (thần chết), có Âm Phủ theo sau, được quyền trên một phần tư dân số thế giới để tàn sát họ bằng gươm đao, đói kém, nạn dịch và các loài thú trên đất.
Bản dịch Lexicon Hy Lạp-Anh giải nghĩa màu xanh xao của con ngựa từ “kloros” là: “1. màu xanh vàng, xanh nhạt của thực vật; và 2. Xanh xao như màu của một người bị bệnh tương phản với vẻ bên ngoài của người có sức khỏe.” – màu xanh xao của sự chết”.
Để giải thích về điều sứ đồ Giăng mô tả, con ngựa thứ tư “xanh xao” màu sự chết, và tên người cưỡi ngựa là “thần chết” theo sau là “âm phủ” là nơi chứa người chết. Thần chết được ban cho quyền tàn sát một phần tư dân số trên thế giới bằng bằng gươm đao (chiến tranh), đói kém, nạn dịch và các loài thú dữ (thú hoang dã: rắn, dơi, vi khuẩn, vi-rút…).
Theo thống kê, dân số thế giới năm 2019 có hơn 7.7 tỉ người, ¼ dân số thế giới là có khoảng gần 2 tỉ người bị thần chết giết vì chiến tranh, đói kém, bệnh dịch và thú dữ. Như vậy, ước tính sẽ có khoảng hàng trăm triệu đến hàng tỉ người có thể sẽ chết vì bệnh dịch. Hiện nay các dấu hiệu của thời kỳ cuối cùng đang gia tăng và đang diễn ra trước mắt chúng ta. Đây là lời tiên tri Chúa báo trước thì chắc chắn phải xảy ra không tránh khỏi.
4. Cơ-đốc nhân phải làm gì đối với cúm coronavirus, đại dịch và các biến động nếu xảy ra?
4.1. Bệnh dịch là sự rủa sả và hậu quả của tội lỗi
Sách Tiên tri Na-hum 1:3 (BDM) cho biết,
CHÚA chậm nóng giận và quyền năng vĩ đại, CHÚA không hề để kẻ phạm tội thoát khỏi hình phạt.
— Na-hum 1:3 (BDM)
Dựa theo sách Phục Truyền 28:15,20-22,27 (BTTHĐ) bệnh dịch là hậu quả của tội lổi – là sự rủa sả của sự không vâng lời và chống nghịch mạng lệnh Chúa. Chúng ta hãy suy gẫm các câu Kinh Thánh bên dưới về hậu quả của sự không vâng lời dẫn đến bệnh tật và các dịch bệnh như sau:
15 Nhưng nếu anh em không nghe theo tiếng phán của Giê-hô-va Đức Chúa Trời, không cẩn thận làm theo các điều răn và luật lệ của Ngài mà tôi truyền cho anh em hôm nay thì những lời nguyền rủa nầy sẽ giáng trên anh em và đuổi kịp anh em… 20 Nếu anh em làm điều gian ác và lìa bỏ Đức Giê-hô-va thì Ngài sẽ giáng tai ương, sự kinh hoàng và hoang mang trên anh em, trên mọi công việc tay anh em làm, cho đến khi anh em bị tiêu trừ và mau chóng bị diệt vong. 21 Đức Giê-hô-va sẽ khiến dịch bệnh bám đuổi anh em cho đến khi nó tận diệt anh em khỏi đất mà anh em sắp chiếm hữu. 22 Đức Giê-hô-va sẽ hành hạ anh em bằng bệnh lao phổi, bệnh sốt, bệnh phù, bằng nắng cháy và hạn hán làm cho cây cỏ héo úa, mốc meo. Các tai ương đó đuổi theo anh em cho đến khi anh em bị diệt vong… 27 Đức Giê- hô-va sẽ hành hạ anh em bằng bệnh ung nhọt của Ai Cập, bệnh bướu, ghẻ chốc, ngứa ngáy mà không sao chữa khỏi.
— Phục Truyền 28:15,20-22,27 (BTTHĐ)
Cảm tạ Đức Chúa Trời khi chúng ta phạm tội thì Ngài đã ban Chúa Giê-su đến thế gian không phải phán xét và trừng phạt nhưng để cứu nhân loại, gánh sự rủa sả và bệnh tật của chúng ta. Tác giả thi thiên 103:3 đã nói, “Chính Ngài tha thứ các tội ác ngươi, Chữa lành mọi bệnh tật ngươi”. Thật vậy, sau khi được tha thứ thì sự chữa lành sẽ đến. Như Kinh Thánh chép, Chúa Giê-su đã “mang lấy sự đau ốm của chúng ta; Và cất đi bệnh tật của chúng ta” (Ma-thi-ơ 8:17).
Sự chữa lành bệnh và tránh bệnh dịch là kết quả của sự bảo vệ từ Chúa cho những người vâng lời. Chúa phán trong Xuất Ê-díp-tô 1:26 (BTTHĐ),
Nếu các con chăm chú nghe lời Giê-hô-va Đức Chúa Trời của các con, làm điều ngay thẳng trước mặt Ta, lắng tai nghe các điều răn và gìn giữ mọi luật lệ Ta thì Ta sẽ không giáng trên các con một bệnh nào trong các bệnh mà Ta đã giáng trên dân Ai Cập. Ta là Đức Giê-hô-va, Đấng chữa bệnh cho các con.
— Xuất Ê-díp-tô 1:26 (BTTHĐ)
4.2 Nhưng ai nương náu mình nơi Chúa sẽ được bảo vệ an toàn
…”CHÚA không hề để kẻ phạm tội thoát khỏi hình phạt”… Nhưng “CHÚA nhân từ, Ngài là thành trì kiên cố trong ngày hoạn nạn, Ngài chăm sóc những ai nương náu trong Ngài”
— Na-hum 1:3,7 (BDM)
Tác giả Thi thiên 91 đã xác quyết rằng, bất cứ ai cứ đang trú ẩn trong Chúa hay cứ ở trong Chúa và Lời Chúa trong họ (Giăng 15:7), sẽ được che chở và được an toàn. Nếu bạn là người đang nương náo mình trong Chúa, thì đừng lo lắng sợ hãi khi nghe những biến cố, tai họa và bệnh dịch xảy ra chung quanh vì biết Chúa đang bảo vệ và chăm sóc mình.
1 Người nào ở trong nơi trú ẩn của Đấng Chí Cao; Sẽ được che chở dưới bóng của Đấng Toàn Năng. 2 Tôi nói về CHÚA rằng: Ngài là Đức Chúa Trời tôi, là nơi trú ẩn và thành lũy của tôi, Tôi tin cậy nơi Ngài. 3 Vì Ngài sẽ giải cứu ngươi thoát khỏi bẫy chim, Thoát khỏi dịch lệ hủy diệt. 4 Ngài sẽ lấy lông Ngài mà che chở ngươi; Và dưới cánh Ngài ngươi sẽ tìm được nơi trú ẩn. Lòng thành tín Ngài là cái khiên, cái mộc bảo vệ ngươi. 5 Ngươi sẽ không sợ sự kinh hoàng vào ban đêm; Hay tên bắn lúc ban ngày; 6 Hoặc dịch lệ lan đến trong tối tăm; Hay sự hủy diệt tàn phá lúc giữa trưa. 7 Hàng ngàn người sẽ gục ngã bên cạnh ngươi, Hàng vạn người ngã bên phải ngươi, Nhưng tai họa sẽ không đến gần ngươi
— Thánh thi 91:1-7
4.3 Sẵn sàng đối diện hoạn nạn hay chết trong cơn đại dịch.
Đây có thể là điều mà chúng ta khó chấp nhận, nhưng đây là Lời Chúa phán với tiên tri Ê-xê-chi-ên:
1 Lời của CHÚA phán với tôi: 2 Hỡi con người, hãy hướng mặt về phía Giê-ru-sa-lem, hãy giảng nghịch cùng thánh điện, hãy phán tiên tri chống lại đất Y-sơ-ra-ên. 3 Hãy nói với đất Y-sơ-ra-ên: “CHÚA phán như vầy: Nầy, Ta đến phạt ngươi, Ta sẽ rút gươm ra khỏi vỏ và loại trừ người công chính lẫn kẻ gian ác giữa các ngươi. 4 Bởi vì Ta sẽ loại trừ người công chính lẫn kẻ gian ác giữa các ngươi cho nên Ta sẽ rút gươm ra khỏi vỏ chống lại mọi người từ Nam chí Bắc. 5 Mọi người sẽ biết rằng Ta, CHÚA sẽ rút gươm ra khỏi vỏ và sẽ không thu gươm lại nữa.”
— Ê-xê-chi-ên 21:1-5; xem thêm Gióp 9:22 (BDM)
Mạch văn trên giúp chúng ta hiểu rằng Chúa phán với tiên tri Ê-xê-chi-ên về sự hủy diệt thành Giê-ru-sa-lem và nước Giu-đa ở phía nam vì họ đã bội nghịch cùng Chúa. Họ sẽ chịu án phạt, bị hủy diệt và lưu đày như đã xảy ra cho Y-sơ-ra-ên phía bắc trước đó bao gồm cả người công chính lẫn kẻ gian ác. Dĩ nhiên, nguyên nhân của sự “loại trừ” này, không phải là vì Chúa xem kẻ gian ác và người công chính đều đáng bị hủy diệt như nhau (Xin xem phần ghi chú phía dưới).
Nếu Chúa trừng phạt một quốc gia hay một lãnh thổ thì sự trừng phạt đó sẽ xảy ra trên mọi người dù là gian ác hay công bình đang sống trong vùng đó. Đúng là Chúa ban phước và bảo vệ người công chính nhưng cũng có những trường hợp người công chính phải chịu hoạn nạn và thậm chí phải chết do hậu quả của thế giới gian ác xung quanh. Đó là tại sao Chúa dạy chúng ta trong Giê-rê-mi 29:7 – BDM,
Hãy tìm cầu sự bình an thịnh vượng cho thành phố, nơi Ta đày các ngươi đến. Hãy vì thành ấy cầu khẩn CHÚA, vì sự bình an thịnh vượng của các ngươi tùy thuộc vào sự bình an thịnh vượng của thành ấy.
Bị bệnh hay chết vì cúm COVID-19 cũng là một thử thách để xem Cơ đốc nhân chúng ta có giữ vững đức tin và lòng trung tín trong hoạn nạn cho đến cuối cùng không? Chúng ta có tiếp tục thờ phượng Chúa và bày tỏ yêu thương người khác trong lúc hoạn nạn không? Ngoài ra bất cứ hoạn nạn nào xảy đến hay cái chết dường như bi thảm cho người công chính, thì nó chỉ đem chúng ta đến gần Chúa và sớm vào nước thiên đàng vinh hiển và phước hạnh đời đời (1 Tê-sa-lô-ni-ca 4:13-17 – BDM). Phao-lô đã cho chúng ta lời hứa chắc chắn là:
11 Đây là lời đáng tin cậy. Nếu chúng ta đồng chết với Ngài, Chúng ta sẽ đồng sống với Ngài; 12 Nếu chúng ta chịu gian khổ; Chúng ta sẽ đồng trị với Ngài
— 2 Ti-mô-thê 2:11,12
4.4 Ý thức chúng ta đang ở vào thời kỳ cuối cùng – Hãy tỉnh thức
Vi-rút Corona đang khởi đầu cho một đại bệnh dịch, nó đang làm rúng động và tê liệt nhiều nền kinh tế thế giới. Nhưng nó cũng có thể là khởi đầu cho nhiều bệnh dịch khác hoặc chiến tranh sinh học, nguyên tử và hóa học. Chúng ta đang ở vào thời kỳ cuối và Chúa Giê-su sẽ trở lại do đó đại dịch chắn chắn sẽ xảy ra và số người chết bao gồm chiến tranh, đói kém, bệnh dịch và thú dữ sẽ là phần tư dân số thế giới. Điều này sẽ không tránh được vì Đức Chúa Trời đang làm rúng động trời và đất để cảnh cáo và nhắc chúng ta cẩn thận nghe và làm theo sự phán dạy của Ngài. Tác giả Hê-bơ-rơ đã nhắc nhở chúng ta:
25 Anh chị em hãy cẩn thận, đừng từ khước Đấng đang phán dạy vì nếu những kẻ từ khước người cảnh cáo dưới đất còn không thoát được, thì chúng ta càng khó thoát được nếu chúng ta xây lưng lại với Đấng cảnh cáo từ trời. 26 Ngày xưa, tiếng Ngài phán làm cho đất rúng động, thì ngày nay Ngài lại hứa: “Một lần nữa, Ta sẽ làm rúng động không những trái đất mà luôn cả tầng trời!” 27 Từ “một lần nữa” biểu thị sự dẹp bỏ các vật bị rúng động tức là các loài tạo vật để những điều bất di bất dịch tồn tại mãi mãi. 28 Bởi vậy, vì chúng ta được hưởng một vương quốc không thể nào rúng động, nên ta hãy ghi ơn và hãy lấy lòng kính sợ, tôn kính mà phục vụ Đức Chúa Trời cách đẹp lòng Ngài.
— Hê-bơ-rơ 12:25-28
Lý do Chúa làm cho rúng động vì Ngài muốn loại bỏ những gì chúng ta cho là giá trị, là an toàn và chắc chắn để rồi chúng ta đặt nó là trung tâm điểm mà chúng ta bám víu. Chúa làm rúng động tất cả để cho chúng ta thấy nó không còn chắc chắn – nó là những điều tạm bợ như là xây nhà trên cát. Ngài muốn chúng ta chỉ xây dựng đời sống mình chắc chắn an toàn qua mối tương giao với Chúa Giê-su và Lời Ngài.
Do đó, nếu bạn là Cơ-đốc nhân hãy luôn cẩn thận và tỉnh thức. Nếu bạn đang xa cách Chúa không có mối tương giao mật thiết với Ngài thì hãy ăn năn trở lại cùng Chúa và trú ẩn trong Ngài. Nếu bạn đang đeo đuổi những gì của thế gian thì hãy từ bỏ nó. Hãy đến gần Chúa, sống đời sống kính sợ Chúa, sống theo mục đích và ý muốn của Ngài.
4.5 Hãy đứng lên và chiếu sáng.
Kinh Thánh cho biết khi có những biến thảm họa bao trùm quả đất là lúc Đức Chúa Trời muốn dấy con cái Ngài lên để họ chiếu sáng. Vì khi mọi sự tốt đẹp con người không cần đến Chúa, nhưng khi thảm họa đến họ muốn tìm một Đấng nương dựa. Khi đại dịch vi-rút bùng phát sẽ không một ai, thuốc men, y tế và nhà thương sẽ không giúp đỡ và đáp ứng được cho mọi người. Tiền bạc danh vọng sẽ không cứu được mạng sống và người thân mình. Do đó đây là thời điểm tốt nhất giảng Tin Lành. Ê-sai 60:1,2 Đức Chúa Trời chỉ cho thấy nguyên tắc này:
1 Hãy đứng lên và tỏa sáng ra! Vì ánh sáng ngươi đã đến, Và vinh quang Đức Giê-hô-va đã chiếu sáng trên ngươi. 2 Nầy, bóng tối bao trùm mặt đất, Mây mù che phủ các dân; Nhưng Đức Giê-hô-va chiếu sáng trên ngươi, Vinh quang Ngài hiện ra trên ngươi.
Chúa phán:
Trong những ngày cuối cùng, Ta sẽ đổ Thánh Linh Ta trên mọi xác thịt: Ta lại sẽ làm các phép mầu ở trên trời, Và dấu lạ ở dưới đất (dấu lạ những điều chưa xảy ra trước đây như dịch vi-rút corona); tức là máu, lửa, và luồng khói (những biến động có chết chóc)…. Trước ngày vĩ đại và vinh quang của Chúa đến. Và ai cầu khẩn danh Chúa thì sẽ được cứu.
Điều này cho thấy những biến động lớn như chiến tranh, thiên tai, bệnh dịch… con người sẽ lâm vào chổ khốn cùng, họ được nghe Tin Lành qua Cơ-đốc nhân và khi họ “cầu khẩn danh Chúa thì sẽ được cứu”.
4.6 Cầu nguyện và cầu thay.
Hãy cầu nguyện Chúa che chở gia đình, tài sản và Hội Thánh mình. Nhân Danh Chúa Giê-su công bố Thi thiên 91 và 23, công bố huyết Chúa bao phủ. Hãy tin nơi quyền năng thập tự giá và sự sống lại của Chúa Giê-su để được an toàn.
Cầu nguyện Chúa ban cho mình sự khôn ngoan, chú ý lắng nghe tiếng Chúa, nhờ Đức Thánh dẫn dắt. Khi có những cảm nhận bất an thì hãy cầu nguyện hỏi Chúa xem điều gì sắp xảy ra. Nhờ Ngài chỉ dẫn mình cần phải làm điều gì?
Trong Dân số đoạn 16:41-50, khi dân Y-sơ-ra-ên nổi loạn, Chúa sai một bệnh dịch hành phạt họ, A-rôn đứng giữa người sống và chết dâng hương và của lệ chuộc tội thay cho họ cầu thay thì tai họa dừng. Ngày nay chúng ta chúng ta là chức thầy tế lễ nhà vua, đứng giữa ngươi chết và sống để cầu thay xin Chúa qua nạn dịch tỉnh thức, chữa lành và mở mắt để họ ăn năn như Giăng 3:36 BDM,
Ai tin Con thì được sự sống vĩnh phúc; ai không chịu vâng phục Con thì chẳng được sự sống đâu, nhưng cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời vẫn còn trên người đó!
— Giăng 3:36 BDM
Những đại dịch trong lịch sử đã nói trên đã giết rất hàng chục nhiều người. Tiền bạc không mua được mạng sống và thân nhân của mình. Danh vọng chức quyền cũng không cứu được ai. Hơn thế nữa nhiều linh hồn sẽ bị hư mất đời đời. Dịch vi-rút corona, là một trong dấu hiệu khởi đầu cho thấy sự bất năng của loài người trước loại vi-rút mắt thường không thấy. Do đó, hãy đi vào chổ cầu nguyện, cầu thay cho thánh đồ, các tôi tớ Chúa, Hội Thánh. Hãy xin Chúa khiến cơn đại nạn sẽ biến thành đại tỉnh thức tâm linh. Cầu nguyện để Hội Thánh Chúa là muối của đất và ánh sáng của thế gian.
Cầu nguyện cho ý muốn và quyền tể trị Chúa trên thành phố Vũ Hán, sự phục hưng Trung Quốc và toàn cầu.
Nếu dân Ta, là dân được gọi bằng danh Ta, hạ mình xuống, cầu nguyện, tìm kiếm mặt Ta và từ bỏ con đường gian ác, thì từ trên trời Ta sẽ lắng nghe, tha thứ tội lỗi họ và chữa lành đất nước họ
— 2 Sử ký 7:14
Cầu nguyện cho Cơ-đốc nhân trở nên, tay, chân và môi miệng Chúa để đi và nói tình yêu, chân lý, hy vọng, bình an và sự sống vĩnh phúc cho người chưa tin. Xin Chúa ban Cơ-đốc nhân quyền phép Thánh Linh để cầu nguyện chữa lành người bệnh.
Cầu nguyện cho chính quyền có sự khôn ngoan xử lý mọi việc theo để tai họa hầu cho mọi người đều có cơ hội ăn năn.
4.7 Tuân giử vệ sinh và phương pháp phòng bệnh của bác sĩ và chính quyền.
Kinh Thánh Chúa dạy chúng ta,
Khi các con bị bắt bớ ở thành phố này, hãy trốn sang thành phố khác.
— Ma-thi-ơ 10:23
15 Khi các con thấy điều gớm ghiếc gây nên cảnh hoang tàn cho Nơi Thánh, như lời nhà tiên tri Đa-ni-ên đã nói (ai đọc phải hiểu), 16 thì ai ở trong miền Giu-đê, hãy trốn lên núi; 17 ai ở trên mái nhà, đừng xuống chuyển đồ đạc trong nhà; 18 ai ở ngoài đồng, chớ trở về lấy áo choàng
— Ma-thi-ơ 24:15-22
Các câu Kinh Thánh trên cho thấy, khi gặp bắt bớ hay đối diện với nguy hiểm, chúng ta phải tránh đi nơi khác, hay nói cách khác là phải biết bảo vệ và giử mình an toàn. Cơ-đốc nhân không nên thiêng liêng quá mấu, nhưng hãy khôn ngoan. Vì thế vì sự an toàn của mình và người chung quanh chúng ta hãy tuân theo sự hướng dẫn của Bộ y tế và chính quyền.
Giữ thân thể khỏe mạnh và hệ miễn dịch cao. Khi thân thể khỏe mạnh hệ miển dịch sẽ cao sẽ giảm thiểu sự tấn công của vi-rút bệnh dịch.
Giữ vệ sinh chung, rửa tay cho sạch, sử dụng dung dịch khử trùng, tránh đám đông, và người bị cảm ho. Kiểm tra sức khỏe, khi có những nghi ngờ thì đi bác sĩ khám bệnh. Sử dụng khẩu trang những nơi đông người.
Kết
Dựa trên Khải huyền 6, cái ấn thứ tư khi được mở ra, con ngựa mà thần chết cưởi, theo sau là âm phủ để diệt ¼ dân số trên thế giới có thể đang bắt đầu xảy ra. Tôi không tin chúng ta có thể cầu nguyện để chấm dứt các tai vạ bao gồm đại dịch, vì đó là lời tiên tri cho thời kỳ cuối cùng, vì nó phải xảy ra cũng như các dấu hiệu khác về tận thế như động đất, đói kém, chiến tranh v.v..
Nhưng có thể cầu nguyện để Chúa thương xót và giảm tai họa. Xin Chúa bảo vệ tôi con Chúa trong bóng cánh toàn năng Ngài. Xin Chúa dùng những đại biến cố để tỉnh thức con cái Chúa trở lại với Ngài, sốt sắng phục vụ Chúa và giảng Tin Lành. Hội Thánh loại bỏ những hàng rào hệ phái, cùng hiệp lại chuẩn bị và đào tạo con gặt cho mùa gặt lớn và cuối cùng trước khi Chúa Giê-su trở lại. Xin Chúa mở mắt, mở tai và mở lòng để mọi người ăn năn để được cứu. Chúng ta hãy cùng kết thúc với lời nhắn nhủ của sứ đồ Phao-lô như sau:
1 Thưa anh em, về thì giờ và thời điểm, thì không cần phải viết cho anh em; 2 vì chính anh em biết rõ rằng ngày của Chúa sẽ đến như kẻ trộm trong ban đêm vậy. 3 Khi người ta nói: “Hòa bình và an ninh” thì sự hủy diệt bất thần ập đến, như cơn đau chuyển dạ xảy đến cho người phụ nữ mang thai, họ không sao tránh khỏi. 4 Nhưng thưa anh em, anh em không ở trong bóng tối đến nỗi Ngày ấy đến bất ngờ cho anh em như kẻ trộm. 5 Vì tất cả anh em đều là con của ánh sáng và con của ban ngày. Chúng ta không thuộc về ban đêm, cũng không phải thuộc về bóng tối. 6 Vậy, chúng ta không ngủ như người khác mà phải tỉnh thức và tiết độ. 7 Vì người ngủ thì ngủ ban đêm, kẻ say thì say ban đêm. 8 Nhưng chúng ta thuộc về ban ngày nên hãy tiết độ, mặc áo giáp bằng đức tin và tình yêu thương, lấy hi vọng về sự cứu rỗi làm mũ trận. 9 Vì Đức Chúa Trời không định cho chúng ta chịu cơn thịnh nộ, nhưng cho hưởng sự cứu rỗi trong Đức Chúa Jêsus Christ, Chúa chúng ta, 10 là Đấng đã chết vì chúng ta để chúng ta hoặc thức hoặc ngủ đều được sống với Ngài. 11 Vậy,anh em hãy khích lệ nhau và xây dựng nhau, như anh em vẫn làm.
— 1 Tê-sa 5:1-11 (BTTHĐ)
Vậy chúng ta hãy “giữ lấy đạo sự sống, chiếu sáng như đuốc trong thế gian” (Phi-líp 2:15). Hãy “ghi ơn và hãy lấy lòng kính sợ, tôn kính mà phục vụ Đức Chúa Trời cách đẹp lòng Ngài’ (Hê-bơ-rơ 12:28).”
Mục sư Trương Hoài Phong
——————-
GHI CHÚ: Có một vài nhà nghiên cứu Kinh Thánh có quan điểm dựa theo bản dịch Septuagint (Cựu Ước trong tiếng Hy lạp) cho rằng bản này nói là Chúa sẽ tiêu diệt kẻ ác (wicked) và không công chính (unrighteous) vì vậy các bản dịch dựa theo bản Hebrew không đúng khi nói rằng Chúa sẽ tiêu diệt kẻ ác lẫn người công chính. Tuy nhiên quan điểm này không chính xác vì sách Ê-xê-chi-ên trong bản Hebrew là nguyên bản chính có từ trước rất lâu (593 BCE – 571 BCE) trước bản Septuagint là bản dịch ra tiếng Hy lạp vào thế kỷ thứ ba trước Chúa (3BCE) và đến năm 132 BCE mới hoàn tất. Cho nên TẤT CẢ các bản dịch tiếng Anh và Việt đều theo kinh văn của bản Hebrew.
— Quan điểm giải thích Ê-xê-chi-ên 21:1-5 dựa theo bản dịch Septuagint: https://trumpet-call.org/2019/06/30/will-god-destroy-righteous-with-the-wicked/
— Quan điểm phản ảnh những giải thích dựa theo bản Hebrew: https://evidenceforchristianity.org/in-ezekiel-21-it-says-both-the-righteous-and-wicked-shall-be-slain-what-does-this-phrase-meanr/