Chủ Thuyết Chống Do Thái Của Hội Thánh Ở Châu Âu Có Góp Phần Với Biến Cố Diệt Chủng Người Do Thái Trong Thế Chiến Thứ Hai

Share

Trong tuyên bố chính thức đầu tiên về Cuộc Thảm Sát Người Do Thái Holocaust của Đức Quốc xã, Anh Giáo (Church of England) thừa nhận rằng sự giảng dạy và thái độ đã là những yếu tố quan trọng trong Chủ nghĩa bài Do Thái (Anti-Semitism), về việc rập khuôn và bắt bớ người Do Thái. Tuần trước, Ủy Ban Đức Tin và Giám Định Thần Học của Giáo hội đã công bố một tài liệu mang tính bước ngoặt (có tựa đề) “Lời Chúa Trước Sau Như Một: Quan điểm Thần Học Và Thực Tiễn Về Mối Quan Hệ Giữa Cơ Đốc Nhân Và Người Do Thái”. Bản báo cáo dài 105 trang, đại diện cho công trình nghiên cứu ba năm, đã thúc giục các Cơ Đốc Nhân suy ngẫm về “sự tàn ác của lịch sử” của chúng ta và thách thức những thái độ hiện tại.

“Việc kể tập thể dân Do Thái là phạm tội từ chối Đấng được Đức Chúa Trời xức dầu đã khiến cho các thế hệ Cơ Đốc Nhân coi sự đau khổ của người Do Thái hiển nhiên là sự trừng phạt theo ý thánh của Chúa – “đã góp phần nuôi dưỡng sự thụ động chấp thuận và chưa kể đến những hành động ủng hộ tích cực của nhiều Cơ Đốc Nhân đã dẫn đến Cuộc Thảm Sát Holocaust,” bản báo cáo tuyên bố. Kết quả là, các Cơ Đốc Nhân “có một nhiệm vụ phải cảnh giác với việc tiếp tục rập khuôn như vậy và cần chống lại điều đó”.

Hãy cảnh giác với Chủ Nghĩa Cơ Đốc Nhân Bài Do Thái

Giám mục Tiến sĩ Christopher Cocksworth, Giám mục thành phố Coventry và là chủ tịch Ủy Ban Đức Tin và Giám Định, gọi mối quan hệ giữa người Do Thái và Cơ Đốc Nhân là “một món quà của Đức Chúa Trời cho Hội Thánh” – một mối quan hệ cần được “tiếp nhận với sự chăm sóc, tôn trọng và biết ơn.” Những giả định khác biệt với nhau về Đạo Do Thái và những người Do Thái đã ảnh hưởng đến “những cách Cơ Đốc Giáo tiếp cận sự dạy dỗ, giảng dạy, truyền giáo, vấn đáp giáo lý, thờ phượng, tận hiến và nghệ thuật,” ông nói, “và toàn thể Hội Thánh cần phải kiểm tra những giả định đó và khảo sát chúng về mặt thần học.”

“Nếu Hội Thánh từ chối “món quà” về mối quan hệ giữa Cơ Đốc Nhân và người Do Thái, Justin Welby, Tổng Giám mục Canterbury cảnh báo, thì thân thể của Chúa sẽ ‘không đầy đủ như vốn dĩ phải có’”. Sự phản hồi chân thật, ông thêm vào, trước tiên là đòi hỏi một cảm biết về “sự tàn ác của lịch sử của chúng ta.” Ông nói thêm, “Sự phản ánh trung thực, trước hết đòi hỏi cảm nhận về ‘sự tàn ác của lịch sử’”. Trước đây, Welby đã gọi Chủ nghĩa Bài Do Thái là một loại “virus” đã lây nhiễm vào Hội Thánh và “một điều gì đó mà chúng ta là những Cơ Đốc Nhân phải ăn năn sâu sắc.”

Trong Thế Chiến Thứ II, Đức Quốc xã đã tiêu diệt khoảng 6 triệu người Do Thái, cộng thêm 5 triệu người khác mà họ gán cho là “những kẻ không đáng sống trên trái đất.” Theo báo cáo của tài liệu “Lời Chúa Trước Sau Như Một”, nhận thức về sự dự phần của các Cơ Đốc Nhân “qua nhiều thế kỷ trong việc rập khuôn, bắt bớ, bạo động trực tiếp chống lại người Do Thái, và làm thế nào mà sự đóng góp này đã góp phần vào Cuộc Thảm Sát như thế nào” – phải là nhân tố dẫn đường cho các tín đồ ngày nay “nhạy bén với nỗi sợ hãi đến với người Do Thái”.

Một ví dụ mà bản báo cáo trích dẫn đó là lời của một bài ca vịnh viết rằng “hãy truyền đi lời giảng dạy về sự khinh miệt người Do Thái đối vì cớ vai trò của họ trong việc giết Chúa Giê-xu”. Bài “Ngài Giáng Lâm Trên Những Đám Mây” của Charles Wesley, chứa những từ ngữ thế này “Những kẻ đã dàn dựng và bán đứng Ngài, đã đâm và đóng đinh Ngài lên cây gỗ, đấm ngực than khóc…nguyện Đấng Mê-si chân thật nhìn thấy.” 

Dù mới đây Đảng Lao Động của Anh Quốc đã xử lý các cáo buộc của Chủ nghĩa bài Do Thái, nhưng báo cáo không hề trực tiếp đề cập đến tình hình chính trị của đất nước. Tuy nhiên, nó dường như lên án nhà lãnh đạo phe đối lập – Jeremy Corbyn bằng cách cảnh báo rằng “một số cách tiếp cận và ngôn ngữ được sử dụng bởi những người chủ trương ủng hộ Palestine thực sự gợi lên những gì đã có thể được gọi là Chủ Nghĩa Bài Do Thái truyền thống.”

Về phần Israel, bản báo cáo công nhận tầm quan trọng của vùng đất đối với cả Cơ Đốc Nhân và người Do Thái. Nhưng nó nói rằng, “Thật không chính xác và không có ích nếu như Thần học Cơ Đốc ủng hộ cho sự tồn tại liên tục của Nhà Nước Israel dù điều mà thần học đó có hay không có diễn tả chính nó như là Chủ Nghĩa Quốc Gia Do Thái Theo Quan Điểm Cơ Đốc hay không – nó chỉ đơn giản được coi là một hình thức của Chủ Nghĩa Cơ Bản.”

Về Thần Học Cơ Đốc Giải Phóng Palestine, bản báo cáo tuyên bố, “Giáo hội phải rõ ràng rằng không thể nào có sự biện hộ nào trong giáo lý Cơ Đốc về việc đặt riêng ra những yêu cầu thông thường của công lý bằng cách nói rằng vì phải làm trọn lời tiên tri, khi sự công chính ở trung tâm của những lời hứa của Đức Chúa Trời dành cho chúng ta.” 

Ý nghĩa trình bày và mạch văn của toàn bộ báo cáo của Ủy Ban Đức Tin & Giám Định không chống lại sự hiện hữu của một nhà nước Do Thái nhưng muốn phân biệt giữa nhân dân Do Thái với nhà nước Do Thái. Một cách thực tiễn, báo cáo này ủng hộ quyền hiện hữu của nhân dân Do Thái nhưng không nhất thiết phải ủng hộ các chính sách của chính quyền Do Thái trong quan hệ giữa chính quyền Do Thái và chính quyền Palestine và ngược lại. (Xem chi tiết bằng tiếng Anh tại đây)

Ra-bi Trưởng của Anh Quốc Chỉ Trích Những Nỗ Lực Chuyển Đổi

Trong một lời bạt, Ephraim Mirvis, vị Ra-bi trưởng của Vương Quốc Anh, ca ngợi Giáo hội Anh Quốc vì “đã nhận trách nhiệm di sản của vai trò Cơ Đốc Giáo trong câu chuyện cay đắng của sự bắt bớ dân Do Thái.” Nhưng ông bày tỏ “những quan ngại trọng yếu” bởi vì bản báo cáo không lên án những nỗ lực của các Cơ Đốc Nhân truyền giáo ngày nay, những người “tận hiến chính mình cho mục tiêu có chủ ý và đặc biệt là cải đạo những người Do Thái thành Cơ Đốc Nhân.”

Mirvis hoan nghênh một tuyên bố của Vatican vào năm 2015 hứa hẹn rằng Giáo hội Công giáo sẽ “không tiến hành hay ủng hộ bất kì nhiệm vụ truyền giáo cụ thể nào hướng trực tiếp đến người Do Thái.” Tuyên bố đó cũng cho biết, “Một Cơ Đốc Nhân không bao giờ có thể là một người bài trừ Do Thái, đặc biệt là bởi vì nguồn gốc Do Thái của Cơ Đốc Giáo.”

Thậm chí trong thế kỷ 21, Mirvis cảnh báo, “người Do Thái bị coi là con mồi phải được theo đuổi và cải đạo.” Một cách tiếp cận vẫn đang tiếp diễn bên trong Giáo hội Anh Quốc cho phép hành vi như vậy, vị Ra-bi nói thêm, “thực sự gây ra những thiệt hại đáng kể cho mối quan hệ giữa những truyền thống đức tin của chúng ta.”

Trong lời nói đầu của bản báo cáo, Đức Giám Mục Welby nói rằng mặc dù việc chia sẻ niềm hy vọng của sự cứu chuộc – “một niềm hy vọng đến từ Chúa Giê-xu Christ_ – là “cốt lõi của những gì Cơ Đốc Nhân làm,” chúng ta cần phải hành động với sự hòa nhã và ân điển. “Bất kể với cảm quan nào trong sự chúng ta nhắm tới người Do Thái đều phải đem theo ý nghĩa của…lịch sử,” ông nói.

Còn Người Do Thái Tin Chúa Giê-xu Thì Sao?

Trao đổi với trang PremierChritianity.com, Tiến sĩ Richard Harvey, Giám đốc lâm thời người Anh của tổ chức Người Do Thái cho Chúa Giê-xu (Jews for Jesus), nói rằng bản báo cáo mới chứa đựng “rất nhiều sự tốt lành” – ví dụ việc khích lệ nhiều hơn về sự ăn năn – tuy nhiên ông không đồng thuận với một vài điểm. Mọi người nên đọc toàn bộ tài liệu này thay vì chỉ dựa vào những câu nói ngắn gọn, ông khuyến nghị.

Harvey đồng ý rằng Chủ nghĩa Bài Do Thái gia tăng bên trong chính trị, xã hội và các Hội Thánh “cần phải bị vô hiệu hóa,” nhưng ông nói rằng yêu cầu của Mirvis về việc Cơ Đốc Nhân ngừng chia sẻ phúc âm lại là không thiết thực. “Ra-bi trưởng của tôi chính là Ra-bi Giê-xu,” Harvey nói, “và Ngài sai (chúng tôi) đi vào trong thế giới này và môn đệ hóa muôn dân, bắt đầu từ nhà của Israel.” Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận rằng Cơ Đốc Nhân phải chia sẻ sứ điệp đó theo cách thật “đầy yêu thương, nhạy bén và phù hợp hơn” – đối với người Do Thái và “với những người khác nữa.”

Harvey nói rằng bản báo cáo phần lớn phớt lờ những người Do Thái tin Chúa Giê-xu, điều mà ông gọi là “mối liên kết bị mất đi giữa Hội Thánh và Israel.” Ông nói thêm, “Khi Do Thái giáo và Cơ Đốc giáo tách ra, theo cách mà Lẽ Thật bị phân rẻ, thì những người Do Thái tin Chúa Giê-xu chính là mối liên kết bị mất đi với Lẽ Thật đó.” 

Các tiếp cận nhạy bén tế nhị với những người Do Thái, Harvey nói, kèm theo việc sử dụng ngôn ngữ cẩn trọng – bao gồm cả việc tránh các thuật ngữ như “mission” (sứ mạng) và “evangelism” (truyền giáo). Ông khuyến nghị việc nhấn mạnh tin tức tốt lành rằng ‘chúng ta đã tìm được Đấng Mê-si…và Ngài gọi chúng ta trở thành những người theo Ngài, các môn đệ của Ngài’, và cách tốt nhất đó là chỉ cần bày tỏ tình yêu của Đấng Mê-si cho tất cả những người chúng ta gặp. Nói cách khác, Harvey lưu ý rằng, “Tôi sẽ nói hãy trở nên giống Chúa Giê-xu hơn.”

 

Hồng Ân & Trần Ngọc

(Lược dịch theo: churchleaders.com)

 

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan