Tôi chưa hề hướng dẫn hay tư vấn cho một hội thánh mà họ nói cho tôi rằng họ có quá nhiều tiền. Đó là lý do 12 câu hỏi này giúp đem lại sự trong sáng cho tài chánh của hội thánh.
Có một số hội thánh được ban phước với một con số dư lớn, nhưng một phần lớn làm cho có được như vậy là do kỷ luật (tài chánh) của Ban Trị Sự và lòng rộng rãi của hội chúng.
Tuy nhiên hầu hết các hội thánh đều phải đối diện với một ngân sách sát sao với mức thu nhập, thường lại thiếu thốn và đối diện với những quyết định khó khăn.
(Tôi cố ý không nói đến đề tài sự ban phước của Chúa. Mục đích của bài viết này không phải là gợi ý với các hội thánh đang vật lộn với tài chánh là vì họ không được Chúa ban ơn. Hay những hội thánh có dư rất nhiều tiền là do được Chúa ban ân huệ đặc biệt)
Tất cả chúng ta đồng ý là tình trạng tài chánh của hội thánh thường đem lại căng thẳng và áp lực nhiều hơn hầu hết vấn đề tài riêng lẻ trong hội thánh.
Buổi họp Ban Trị Sự có thể mau chóng nóng bừng lên khi tiền bạc cạn, và những hóa đơn chưa được trả làm cho phải có những quyết định cứng rắn.
Những quyết định cứng rắn như:
- Ngưng lại giữa chừng một dự án đang xây cất
- Giảm đi nhân sự hội thánh
- Cắt giảm ngân sách cho các mục vụ
Thiếu tiền là điều khó khăn cho bất cứ hội thánh nào, và sự phức tạp thường chồng chất lên khi mà các lãnh đạo không đồng lòng như một đội về cách họ nghĩ về tiền bạc.
Bàn thảo về cả thần học và điều hành tiền bạc một cách độc lập với những vấn đề chuyên biệt của ngân sách và việc sống với ngân sách là một ý tưởng rất lớn cho những người lãnh đạo hàng đầu.
Khi đến chuyện tiền bạc và áp lực của những lúc như vậy, thường là có rất nhiều căng thẳng và cảm xúc cản trở sự suy xét rõ ràng.
Tôi thúc giục quý vị hãy có những hội luận công khai và chân thật về quan điểm kinh thánh của quý vị về vấn đề quản lý tài chánh. Nhưng đừng làm điều này trong buổi họp ngân sách, xin nhấn mạnh một lần nửa, đã có sẵn nhiều áp lực rồi.
Tôi đóng góp 12 câu hỏi thực hành để phụ giúp cho quý vị trong một cuộc đối thoại sinh kết quả để giải tỏa một số căng thẳng trong buổi họp.
Hội thảo chân thành được hướng dẫn bởi những câu hỏi không làm cho những khó khăn tài chánh và những thách thức biến mất, nhưng nó giúp quý vị lèo lái chúng như là một đội ngũ hiệp một.
Những đối thoại này sẽ không nhất thiết là dễ dàng, nhưng khi quý vị dùng cách chủ động này, quý vị có thể gia tăng sự hữu hiệu của người lãnh đạo, cải tiến tinh thần và cách làm việc đồng đội và gia tăng sự phục vụ của mình.
(Trong một số câu hỏi, tôi sẽ chen vào những quan điểm thần học khác nhau, nhưng tôi vẫn duy trì mục đích áp dụng thực tế)
1) Cầu nguyện đóng vai trò gì trong tài chánh của hội thánh của quý vị ?
Như đã nói, tôi không có ý nói rằng bất cứ hội thánh nào có khó khăn tài chánh là do thiếu sự ban phước của Chúa, nhưng luôn luôn là công bình khi hỏi về sự nhất quán và tập chú của sự cầu nguyện của quý vị khi đến với vấn đề tiền bạc.
Cầu nguyện cho tài chánh là về đóng góp cho Vương Quốc và phản hồi sự tín thác và nhờ cậy Chúa.
2) Trong những cách đặc biệt nào mà đức tin nối kết với việc làm quyết định của quý vị về tài chánh ?
Sự chồng chéo của đức tin và sự cẩn trọng luôn luôn là một khía cạnh sắc thái khi nói đến tiền bạc.
Có bao nhiêu phần trong việc làm quyết định của quý vị nối kết với đức tin và sự trông cậy Chúa, và bao nhiên phần dựa trên sự khôn ngoan thực tiễn? Một kết hợp của hai điều này luôn luôn đem lại những câu trả lời đúng.
3) Ai là người chủ chốt chịu trách nhiệm về thu nhập của hội thánh?
Một lần nửa, quan điểm thần học! Vâng, Đức Chúa Trời là đấng cung ứng của chúng ta, nhưng Chúa cũng đặt chúng ta với trách nhiệm hướng dẫn.
Trong một vài hội thánh, Mục sư trưởng phải chịu trách nhiệm. Trong một số hội thánh khác, Ban Trị Sự bước vào vai trò đó. Trong một số khác nửa, đó là người đứng đầu nhân sự như là trưởng ban trị sự.
4) Mục nào trong ngân sách là mục cuối cùng bạn phải cắt giảm trong trường hợp tài chánh khẩn cấp ?
Câu hỏi này thường làm khựng lại tất cả, ngay cả những hội thánh chiến lược tốt nhất, bởi vì lãnh đạo không phải là về con số, bởi vì câu trả lời có thể thay đổi hoàn cảnh.
Dù vậy, sắp xếp được ưu tiên cho các hạng mục sẽ giúp đem lại sự sáng tỏ rất cần phải có. Thí dụ, một số hội thánh sẽ xem giảm nhân sự lãnh lương là biện pháp cuối cùng; những hội thánh khác muốn giữ ngân khoản cho mục vụ. Quý vị nghĩa sao?
5) Quý vị đang làm gì để gia tăng mức thu nhập của hội thánh?
Tôi đã đến thăm những hội thánh nói công khai, tự do và mạnh dạn về dâng hiến và lòng rời rộng luôn luôn. Những hội thánh khác ít khi nói đến, và khi phải nói đến thì như là phải xin lỗi. Điểm quan trọng ở đây không phải là về phong cách và phương pháp đúng hay sai, nhưng là quý vị phải tin rằng mình đã làm tất cả những gì có thể làm được để cảm ứng hội chúng tin cậy Chúa trong tài chánh của họ và đóng góp cho mục vụ thay đổi đời sống.
Việc này bao gồm nhiều điều khác nhau từ vun trồng một lòng tín thác sâu xa vào ơn Chúa cũng như sự quản trị tài chánh của quý vị cho đến những lớp học ứng dụng về quản lý tiền bạc một cách tôn kính Chúa.
6) Quý vị có tin rằng quý vị quá tiết kiệm hay chưa tiết kiệm đủ ?
Quý vị đặt suy tính của mình trên căn bản tiết kiệm như thế nào? Nó là một câu hỏi chủ quan. Quản trị tốt là thiết yếu, nhưng có một sự khác biệt giữa quản trị theo cách chỉ để cho có dư tiền và một linh thần xử sự mọi sự theo cách hội thánh là một người nghèo khổ.
7) Mức nợ như thế nào làm bạn có thể an tâm ?
Nợ nần là một chủ đề tranh luận nóng. Không hội thánh nào muốn có nợ, nhưng một vài hội thánh tránh né nó như là tránh né bệnh dịch, và một số khác chấp nhận nó nếu nó được quản trị với mức dư tốt và mức thu nhập hợp với mức nợ.
8) Nếu quý vị có mức thu cao hơn mức ngân sách cần, quý vị sẽ đặt tiền dư vào những mục nào?
Mức dư sai biệt trong ngân sách hội thánh và mức tổng thu giống như là một sức đẩy cho toàn hội thánh; nó là dưỡng khí trong lành.
Thí dụ, một vài hội thánh sẽ đem tất cả mức dư sai biệt vào sổ tiết kiệm. Những hội thánh khác bác bỏ ý tưởng đó và tin rằng tất cả thu nhập nên được phân phối xử dụng cho mục vụ. Hầu hết các hội thánh, tuy vậy, đứng giữa hai ý trên với ý rằng đó là một khoản tiền để ra trong khoảng từ 90 đến 120 ngày để sẽ dùng chi cho các mục vụ có cần hơn ngân sách đã định trước.
Nhân tố chủ chốt là quý vị đã sẳn quyết định trước về bất cứ phần dư nào và sẽ làm gì với chúng.
Một cách tính toán có chiến lược lâu dài hơn là có chủ ý xây dựng phần thặng dư trong ngân sách hội thánh, cho dù chỉ là một con số nhỏ lúc khởi đầu. Một bước cần thiết để đạt được điều đó là làm ngân sách hội thánh năm tới dựa trên thu nhập của năm ngoái.
9) Ai là người có thẩm quyền quyết định trên những mục tài chánh chính yếu?
Giống như câu hỏi 3 (Ai là người chịu trách nhiệm cho sự thu nhập), cần biết ai làm quyết định tài chánh là điều mấu chốt cho sự điều hành êm thắm và hiệp nhất. Với câu hỏi này, tôi thu gọn nó lại trong vòng những quyết định tài chánh chính yếu.
10) Trong những cách đặc biệt nào mà cộng đồng hay thành phố nơi quý vị nhìn thấy quý vị là một hội thánh có lòng rời rộng?
Câu hỏi này được đặt ra thẳng thắn và thực tế. Những mục vụ nào của hội thánh của quý vị đang làm nên những tác động lớn lao trong cộng đồng?
Chữ “lớn lao” không nhất thiết phải là về số tiền lớn. Thí dụ, quý vị có thể giúp một số tiền vừa phải cho một chương trình phục vụ thức ăn cho người khó khăn, nhưng nó làm nên một khác biệt lớn trong cộng đồng của quý vị.
11) Quý vị có đủ số người cố vấn tài chánh?
Vài mục sư và lãnh đạo hội thánh thì được ơn trong những chuyện tiền bạc, và nhiều vị khác thì không được như vậy (tôi không có ơn đó!)
Nếu quý vị không có những lãnh đạo thuộc linh trong hội thánh là những người hiểu cả mục vụ hội thánh lẩn những nguyên tắc doanh nghiệp, đừng ngần ngại tìm sự khôn ngoan và lời khuyên từ những cố vấn tài chánh đáng tin cậy ở ngoài hội thánh.
12) Ai là người đang giúp cho nhân sự của quý vị về cách quản trị ngân sách của mục vụ của họ?
Không có gì phải nghi ngờ nhân sự của quý vị trong những gì họ làm, nhưng đừng cho rằng họ biết tất cả về cách kiến tạo và quản trị một ngân sách. Phải chắc chắn là họ có được sự huấn luyện cần có.
Những câu hỏi này sẽ không làm cất đi những phức tạp tài chánh trong mục vụ của quý vị, nhưng chúng sẽ giúp quý vị giải quyết những phức tạp đó trong một cách dựa trên đội ngũ tập thể, sản sinh và xây dựng tinh thần phục vụ nhiều hơn.
(Lược dịch theo: churchleaders.com)