Tôi là kẻ tan vỡ. Tôi dẫn dắt một cộng đồng gồm những người tan vỡ mệnh danh là một hội thánh. Và chẳng tự nhiên chút nào, chúng ta thường nói rằng chúng ta là một cộng đồng của người tan vỡ mà lại có tin mừng cho những người tan vỡ. Xin đừng hiểu lầm. Tôi không có ý cho rằng chúng ta bị “tan vỡ” theo cái nghĩa là chúng ta trở nên vô dụng bởi sự bất toàn của mình. Mà hoàn toàn trái lại, chúng ta được làm cho hữu dụng hơn, và chúng ta khám phá ra mục đích tuyệt vời nhất của mình qua đau thương và khổ ải.
Có một câu nổi tiếng thường được trích dẫn của A.W Tozer mà chính tôi thường chia sẻ nhiều lần. “Thật đáng ngờ liệu Đức Chúa Trời có thể ban ơn lớn trên một ai đó cho đến khi Ngài đã làm thương tổn người ấy cách sâu xa”.
Và không hề thất vọng, cứ mỗi khi chia sẻ câu nói này, tôi bị dội lại với cái ý tưởng rằng Chúa sẽ chẳng bao giờ làm chúng ta đau đớn, phải không? Há chẳng phải kế hoạch của Ngài dành cho cuộc đời chúng ta là luôn khỏe mạnh, giàu có và thạnh vượng hay sao?
Nhưng hãy xem xét cái ngữ cảnh mà Tozer đã viết lên câu phát biểu của mình….
Chúng ta có khuynh hướng nghĩ rằng Cơ-đốc giáo là một hệ thống miễn dịch với đau khổ nhờ đó chúng ta có thể thoát khỏi hình phạt của tội lỗi quá khứ và sau cùng được vào thiên đàng. Cái khát vọng rực cháy để loại trừ từng điều bất khiết để trở nên giống Chúa Giê-su bằng mọi giá thường không được tìm thấy trong chúng ta. Chúng ta mong đợi bước vào vương quốc đời đời của Cha và ngồi quanh bàn cùng các hiền nhân, thánh đồ và thánh tuận đạo; và nhờ ân điển của Chúa, có lẽ chúng ta sẽ được vào đó; vâng, có lẽ. Nhưng dối với phần lớn trong chúng ta, một sự trải nghiệm ngượng ngùng đầu tiên có thể chứng minh. Trải nghiệm ấy có thể là sự yên lặng của những tân binh trước sự hiện diện của những anh hùng dày dạn chiến trường, những người đã chiến đấu và dành chiến thắng, là những người có những vết sẹo để chứng minh sự lâm trận.
Ma quỉ, sự vật và con người vốn dĩ là như thế. Đức Chúa Trời cần phải dùng đến búa, đe và lò lửa trong công việc thánh nhằm chuẩn bị một thánh đồ cho sự thánh khiết thật. “Thật đáng ngờ liệu Đức Chúa Trời có thể ban ơn lớn trên một ai đó cho đến khi Ngài đã làm thương tổn người ấy cách sâu xa”.
Vậy diều ấy không có nghĩa là Đức Chúa Trời khiến điều dữ đến với chúng ta cách vô nghĩa. Đúng ra Ngài dùng chính những đau khổ mà chúng ta phải chịu là vì sự ích lợi của chúng ta, để sửa soạn và uốn nắn tâm tính của chúng ta hầu nâng chúng ta lên đảm nhiệm vai trò lãnh đạo.
Tôi từng là một Mục sư vật vã với sự trầm uất. Và tôi không lẻ loi đơn chiếc.
Tôi đã mất gần chục năm làm việc chung với các Mục sư và Lãnh đạo Hội thánh trên cả thế giới và tôi không bao giờ hết kinh ngạc với con số người, trong chỗ riêng tư, sẽ hé lộ cuộc tranh chiến với trầm cảm và cô đơn của họ.
Chúng ta cứ tưởng mình mạnh, phải không ạ? Chúng ta phải là người lãnh đạo can trường, tấm gương đắc thắng và khải hoàn thuộc linh!!
Nhưng sau hai mươi năm trong chức vụ Mục sư, tôi đã học được rằng người lãnh đạo tốt nhất đều là những lãnh đạo tan vỡ.
Họ đã chịu thương tổn và sẽ còn chịu thêm thương tổn, và họ trải nghiệm sự chữa lành của Đức Chúa Trời.
Họ chịu đựng sự yếu đuối, và họ kinh nghiệm sức mạnh của Đức Chúa Trời.
Chúng ta thường mang một hình ảnh nào đó về thế nào là trầm uất, nhưng nhiều người từng vật lộn giữa công ăn việc làm và việc nuôi dạy con cái và việc còn lại của đời sống cũng đều như thế cả.
Charles Spurgeon đã vật lộn với sự suy trầm định kỳ khi ông đang gầy dựng một trong những Hội thánh tầm cỡ bậc nhất ở Âu châu.
Ông đã dẫn dắt một trường đào tạo các nhà lãnh đạo đầy triển vọng và ông đã biên soạn tuyển tập những bài nói chuyện với các sinh viên ấy gọi là Những Bài Giảng thuyết cho Sinh viên của Tôi, trong đó gồm một chương có tựa đề “ Những Nỗi đau Choáng váng của Mục sư – The Minister’s Fainting Fits.”
Mở đầu chương ấy ông thừa nhận rằng “Những nỗi đau của sự trầm uất thắng hơn hầu hết chúng ta.” Vậy, xin nhắc lại, bạn không bao giờ lẻ loi trong sự tan vỡ của mình – điều này còn bình thường hơn cà bạn từng nhận ra. Ông nói tiếp…
Thậm chí dưới kế sách của ơn cứu chuộc điều rõ ràng nhất là chúng ta phải chịu đựng sự đau đớn, bằng không thì cũng chẳng cần đến sự hứa ban Đức Thánh Linh hầu giúp chúng ta trong hoàn cảnh ấy. Ấy chính là điều cần để đôi lúc chúng ta phải ở trong sự nặng nề…
Mọi công việc trí óc đều có khuynh hướng mệt mỏi và dồn nén, vì học nhiều làm cho xác thịt mệt mỏi; nhưng công việc của chúng ta còn hơn cả công việc của trí óc – đó là công việc của con tim, sự lao nhọc tâm linh thầm kín của chúng ta!
Và trong sự ngây thơ ngờ nghệch, chúng ta thường cho rằng trầm cảm chỉ là hậu quả của tội lỗi, hay do Satan tấn công. Nhưng Spurgeon chỉ ra đôi điều rất quan trọng…
Khi ước vọng ôm ấp bấy lâu cuối cùng đã toại nguyện, khi Đức Chúa Trời được vinh hiển qua công việc của chúng ta, và khi một chiến thắng lừng lẫy được thành tựu, khi ấy chúng ta có khuynh hướng nao sờn. Có thể hình dung ra rằng giữa những ân huệ đặc biệt nào đó linh hồn chúng ta chắp cánh tới tầm cao chất ngất, và hân hoan với niềm vui khôn tả, nhưng thường thì nó lại trái ngược. Đức Chúa Trời ít khi để cho các dũng sĩ của Ngài tiếp xúc cận kề với sự hiểm nghèo của tung hô trên chiến thắng; Ngài biết rằng không mấy ai có thể chịu nổi một sự thử nghiệm, và vì thế Ngài cụng ly họ với chén đắng!
Nói cách khác, sự trầm uất kéo chúng ta ra khỏi sự mất cảnh giác bởi vì nó chạy theo chiến thắng cũng giống như nó bươn theo thất bại.
Cái khuynh hướng rút lui, cô lập để cho ý tưởng tiêu cực biện bác chân lý ấy, có thể là hậu quả của những nguyên nhân hoàn toàn tự nhiên thôi, chẳng hạn như cạn kiệt nguồn adrenaline phấn khích khi giảng trước đám đông ngưỡng mộ hay là mất quân bình tự nhiên của hóa chất trong não bộ chúng ta.
Khi nghe một người anh em Cơ-đốc nói về sự trầm uất như là một vấn đề của chiến trận thuộc linh nên chỉ cần có nhiều đức tin và sự cầu nguyện, tôi luôn nói VÂNG!!! VÀ…bạn cũng nên nói chuyện với bác sĩ của mình về những nguyên nhân thể lý khả dĩ và cũng hãy trình bày với một nhà tư vấn về vai trò của những trải nghiệm hậu chấn thương trong quá khứ. Hãy tiếp cận vấn đề này một cách toàn diện!
Nói khác hơn, đôi khi sự trầm cảm có thể là hậu quả của tội lỗi chưa được xưng ra. Cũng có thể đó là hậu quả của hoàn cảnh. Đôi khi có thể là do sự ức chế của Sa-tan. Đơn giản nó có thể là trải nghiệm tự nhiên của sự xuống tinh thần sau khoảnh khắc hưng phấn cảm xúc của chiến thắng. Và cũng có thể là một vấn đề thể lý trên cùng mức độ chẳng hạn như bệnh tiểu đường hoặc thiếu máu kinh niên.
Bất luận nguyên nhân nào, đây là bà bài học lớn mà tôi đã phải học qua nhiều năm.
Bài học 1: Từ chối sự tan vỡ không giúp là bao.
Tôi đã mất ít nhất là hơn chục năm để cố làm một mục sự tốt nhất theo khả năng mình có thể. Tôi muốn thích nghi với vai trò, lãnh đạo thiệt tốt, và luôn thành thật, ấn tượng với hội thánh và giữ cho mọi người vui vẻ.
Do vậy mà tôi chưng diện chỉnh tề nụ cười trên môi và ra sức làm những điều mà mọi người mong đợi nơi vị Mục sư làm.
Rồi khi sự chỉ trích đến hoặc khi xung đột dấy lên, tôi nén lòng cất giữ để về sau có thể dùng nó như một cái cớ thoái thác việc kiểm tra tâm thần và tâm lý hầu tránh việc tham gia thực sự với mọi người.
Khi Angie và tôi dời đến niền Nam California để tham gia vào ban điều hành với tư cách một Mục sư tại Hội thánh Saddleback, hồi đó tôi đã suy sụp tệ hại mà không hề biết.
Chỉ vài tháng đầu sống trong môi trường mới, nhiều áp lực khác nhau đã khiến cho nỗi đau thương của tôi phải lộ diện. Cuộc hôn nhân của chúng tôi đã phải vẫy vùng dưới áp lực ấy cho đến khi có vài tình huống nguy kịch xảy ra.
Chúng tôi tham gia vào một nhóm nhỏ cưu mang và giúp đỡ chúng tôi để rồi sau cùng mở lối cho những vấn đề của chúng tôi và khích lệ chúng tôi trong bước đi của mình.
Tôi cũng thấy người khải đạo của ban điều hành chúng tôi luôn dành sự tư vấn cho mọi thành viên cách tuyệt đối tín cẩn. Mục sư Rick Warren luôn khích lệ các thành viên hãy tìm kiếm sự khải đạo mà không phải sợ sệt hay xấu hổ, và đó là lần đầu tiên tôi đã bày tỏ cho một Mục sư đồng lao về mọi chuyện sâu kín nhất của mình.
Tôi tin rằng Đức Chúa Trời đã đưa chúng tôi đến Nam California không chỉ đơn giản là để giúp cho các lãnh đạo mục vụ Saddleback trong Hội thánh trên toàn thế giới, nhưng cũng vì Ngài muốn chúng tôi mở một Hội thánh nhưng biết chúng tôi chưa sẵn sàng về trình độ thuộc linh và ổn định về mặt tình cảm.
Khi mới khởi động Hội thánh Grace Hill, chúng tôi chưa mấy được hoàn hảo hoặc được hoàn toàn chữa lành mọi vết thương lòng, nhưng chúng tôi đã tuyệt đối kết ước là sẽ không vờ vịt, che giấu nữa.
Chúng tôi thà khởi động một Hội thánh với tư cách lãnh đạo tan vỡ, để phục vụ những con người tan vỡ. Đó sẽ là nơi an toàn cho người ta đến với sự đổ vỡ và tìm được sự chữa lành, hồi phục trong phúc âm của sự chết, sự chôn và sự sống lại của Chúa Giê-su!
Phủ nhận sự đổ vỡ có thể giúp bạn thành công tạm bợ trong …một giai đoạn. Nhưng nếu muốn thăng tiến và trở nên mọi điều Chúa muốn, bạn phải chịu tan vỡ.
Bài học 2: Có ơn Chữa lành trong Thập giá của Đấng Christ.
Liệu Đức Chúa Trời có thể làm phép lạ cất đi mọi đau thương đổ vỡ của bạn ngay tức khắc không? Chắc chắn rồi. Mọi sự đều có thể đối với Chúa . Nhưng đó không phải là chuyện thường tình. Và nếu bạn đòi hỏi sự chữa lành hoàn toàn cách lạ lùng từ Chúa để được thỏa mãn với Ngài thì bạn sẽ bỏ lỡ niềm vui của quá trình chậm chạp và dài lâu để phát triển trưởng thành giống Chúa Giê-su.
Hãy nhớ rằng sứ đồ Phao-lô đã nhận được điều gì đó lớn lao hơn một phép lạ giải cứu ông khỏi cái dằm (gai) trong xác thịt. Qua đau khổ, ông đã được cái đặc ân học biết thế nào là “Ân điển của Ta đầy đủ cho con rồi..” (2 Cô 12:9)
Đức Chúa Trời làm việc với chúng ta cách kiên trì, giống như một nghệ nhân kiệt xuất, tái tạo chúng ta trở thành một kiệt tác mà Ngài biết chúng ta phải trình làng cho người khác xem thấy vẻ đẹp của ân sủng Ngài có thể hoàn thiện.
Bài học 3: Tôi lãnh đạo tốt nhất khi tôi kinh nghiệm sự tan vỡ.
Ảnh hưởng lớn nhất trên đời không chỉ là giàu có và danh vọng. Những con người từng tác động nhiều nhất trên bất kỳ một thế hệ nào đều là những lãnh đạo từng quen với đau khổ, là người từng nếm trải tan vỡ. Spurgeon tiếp tục viết về cách thức Chúa dùng những đêm tối tâm linh của chúng ta để phát huy chúng ta thành những lãnh đạo hiệu quả mà Ngài mong muốn chúng ta trở thành…
Sự thanh tẩy cái chậu khiến nó được thích nghi cho Chủ nó dùng. Dìm mình trong đau khổ đi trước báp-têm trong Thánh Linh. Kiêng ăn đem lại sự ngon miệng cho bữa tiệc. Chúa được mặc khải ở mặt sau của đồng vắng, trong lúc người tôi tớ của Ngài canh giữ bầy chiên và đợi trông trong nỗi hãi hùng cô quạnh. Hoang mạc là con đường đưa vào đất hứa Ca-na-an. Thung lũng sâu dẫn lên dỉnh núi cao. Sự thất trận chuẩn bị cho chiến thắng. Con chim quạ được sai đến trước chim bồ câu. Giờ đen tối nhất của ban đêm đi trước rạng đông…
Những người trưởng thành như các nhả truyền đạo cao niên ấy khó có thể sản sinh ra điều gì nếu không chịu trút cạn từ bình qua bình, chậu qua chậu để khiến mình trở nên trống trải và sự hư không của muôn sự vây quanh họ.
Tôi phải đi chặng đường dài và học hỏi nhiều điều. Tôi đang trong tiến trình, nhưng tôi tiến bước bởi ân sủng của Đúc Chúa Trời khi tôi nhận ra rằng đó không phải nhờ sức riêng mà đem lại thành công hay ảnh hưởng. Thực sự ấy là sức mạnh của Đức Chúa Trời trở nên trọn vẹn trong sự yếu đuối của tôi hầu có thể tác động sâu xa trên thế giới quanh tôi.
Xin thưa quí vị lãnh đạo nào đang đọc những dòng này, tôi muốn ôm ấp nỗi đau thương của bạn với niềm khích lệ lớn lao nhất của mình. Hãy sở hữu sự tan vỡ của bạn. Và tỏ ra – cho người phối ngẫu, cho một người thầy, người khải đạo, hay cho một bạn thân nào đó của mình.
Chiến thắng đến sau chiến bại của chúng ta, và dù sự khóc lóc đến trọ qua đêm thì ban mai liền có sự vui mừng (Thi 30:5b)!
Thiên Hựu
(Lược dịch theo: brandonacox.com)