Giải Quyết Những Lo Lắng COVID-19

Share

Bạn thấy sự lo lắng trong cộng đồng của bạn,

Nhưng bạn có xử lý những lo lắng của riêng bạn không?

Sự lo lắng đang phá hủy thế giới ngày nay.

Vào gần cuối tháng 4, một thăm dò của Hiệp Hội Phân Tâm Học Hoa Kỳ ghi chú là gần phân nửa người Mỹ lo lắng việc bị lây nhiễm vi khuẩn cúm CCP. Gần 2/3 quan tâm về người trong gia đình bị lây nhiễm. Và 2/3 lo sợ ảnh hưởng lâu dài về kinh tế.

Các mục sư thân mến, tôi tin rằng điều này không làm quý vị kinh ngạc. Quý vị đã nhận thấy sự lo lắng trong cộng đồng của quý vị.

Nhưng quý vị có giải quyết những lo lắng riêng của quý vị chưa?

Chắc là quý vị cũng quan tâm về những điều kể trên – chưa kể là những lo lắng về nhu cầu của hội thánh. Nó có thể làm quý vị bị choáng ngộp.

Trước khi giúp đỡ những người khác, quý vị cần để cho Chúa xử lý những lo lắng của quý vị. Quý vị biết điều này rồi, nhưng tôi muốn nhắc quý vị: Sự lo lắn sẽ không giúp ích gì cho quý vị.

Chúa Giê-xu bảo chúng ta trong Ma-thi-ơ 6:27, “Hơn nữa, có ai trong các con nhờ lo lắng mà làm cho cuộc đời mình dài thêm một khoảnh khắc không?”

Dĩ nhiên, câu trả lời là không rồi. Quý vị không thể giữ mình không bị lây nhiễm vi khuẩn CCP qua việc lo lắng. Nó sẽ không ngăn ngừa được cho gia đình quý vị khỏi bị bệnh. Nó chẳng giúp gì cho hội thánh mà quý vị phục vụ.

Sự lo lắng chỉ làm cho những vấn đề của quý vị trở nên xấu hơn vì quý vị không thể đi một bước gần hơn đến sự giải quyết nó. Sự lo lắng không thể thay đổi quá khứ và tương lai của úy vị. Tất cả những gì nó làm được là làm rối loạn hiện tại của bạn.

Châm Ngôn 12:25 dạy, “Sự lo âu trong lòng làm cho con người suy sụp.” Quý vị không được dựng nên để chịu đựng nó. Thực ra, nó làm hao mòng quý vị hơn bất cứ một điều gì khác. Để phục vụ hữu hiệu trong những lúc này, quý vị cần phải ở tình trạng tốt nhất của mình. Sự lo lắng không cho quý vị đến chỗ đó. Thế thì làm sao chúng ta vượt qua sự lo lắng trong thời kỳ căng thẳng hiện nay?

Hãy Để Chúa Giê-xu Là Người Chăn Của Mình.

Các mục sư thân mến, quý vị dùng rất nhiều thời giờ chăn dắt người khác. Quý vị có thể dễ quên rằng chính mình có một người chăn. Người chăn chịu trách nhiệm để cho ăn, hướng dẫn và đáp ứng những nhu cầu của đàn chiên của mình. Hãy ghi chú rằng những trách nhiệm chăn quý vị không phải là của quý vị. Chúng là những trách nhiệm của Đức Chúa Trời.

Đó là lý do tại sao tôi bắt đầu mỗi ngày bằng lời nói rằng, “Chúa là Đấng chăn dắt tôi. Chúa là Đức Chúa Trời nhân lành.” Sau đó tôi cứ lập đi lập lại câu đó suốt ngày. Nếu quý vị thường xuyên công bố câu nói này, sự lo lắng của quý vị sẽ giảm đi. Hãy nhắc chính mình rằng mình có một người chăn nhân lành quan tâm chăm sóc giúp mình cắt bỏ đi sự lo lắng.

Hãy Để Chúa Giê-xu Kiểm Soát Mọi Mặt Của Đời Sống Của Quý Vị.

Sự lo lắng là một cái đèn báo động rằng trong quý vị có một chỗ nào đó chưa đặt trọn vẹn trao phó cho Chúa. Chỗ nào mà Chúa không phải là số một trên hết, quý vị sẽ lo lắng trong chỗ đó.

Khi quý vị yêu một điều gì đó hơn Chúa, nó trở thành nguồn căng thẳng và lo lắng trong đời sống của quý vị. Ngay cả những điều tốt – như là hôn nhân, con cái và mục vụ của chúng ta – có thể trở thành một nỗi lo lắng khi chúng ta đặt chúng vào chỗ cao nhất trong đời sống của mình. Khi bất cứ điều gì trở nên thần tượng trong đời sống của chúng ta, nó tạo nên sự mất an ninh và lo sợ.

Hãy thư giản và trao cho Chúa những lo lắng của chúng ta trong sự cầu nguyện.

Tôi luôn luôn bảo hội chúng của tôi hãy đếm các ơn phước. Trong những lúc này, quý vị phải tiếp tục nhắc chính mình về mọi sự Chúa đã làm trong đời sống của mình.

Nhưng tôi cũng nghĩ đó là quan trọng để đếm những lo lắng của mình. Thường thì chúng ta chỉ có một cảm giác lo lắng, nhưng không biết điều gì đã gây ra sự lo lắng đó. Trước khi chúng ta có thể trao cho Chúa những lo lắng, quý vị cần phải biết rõ chúng là những gì. Một khi quý vị có thể viết ra chúng, quý vị có thể trao chúng cho Chúa trong sự cầu nguyện.

Phi-e-rơ nói, “Hãy trao mọi điều lo lắng mình cho Ngài, vì Ngài luôn chăm sóc anh em” (1 Phi-e-rơ 5:7). Quý vị không được Chúa dựng nên để mang lấy những lo lắng của mình. Đó là điều không tự nhiên. Đức Chúa Trời đủ lớn và mạnh để giải quyết tất cả mọi lo lắng của quý vị.

Hãy tin cậy Chúa trong mỗi ngày.

Đừng cướp lấy toàn thể tương lai của quý vị bằng cách đem những sự lo lắng của tương lai vào trong ngày hôm nay. Chúa Giê-xu nói trong cách như sau, “Vậy, chớ lo lắng về ngày mai; vì ngày mai sẽ tự lo cho ngày mai. Sự nhọc nhằn ngày nào đủ cho ngày ấy” (Ma-thi-ơ 6:34). Quý vị có đủ phần của quý vị trong ngày hôm nay rồi. Đừng thêm vào những thứ gì khác nửa.

Là tốt khi lập kế hoạch cho ngày mai. Ngay lúc này, chúng ta đang trãi qua một trong những kinh nghiệm độc nhất trong lịch sử hội thánh. Quý vị cần làm những kế hoạch cho những gì quý vị sẽ làm trong những ngày, tuần và tháng sắp đến.

Quý vị có thể làm kế hoạch cho ngày mai mà không sống cho ngày mai. Quý vị chỉ có thể sống trong ngày hôm nay.

Đức Chúa Trời luôn luôn thử nghiệm chúng ta tin cậy Ngài như thế nào. Chúa muốn chúng ta quyết định về việc chúng ta thật sự đặt hay không đặt Ngài trên hết trong đời sống của mình. Trước khi chúng ta có thể giúp hội chúng hiểu điều này, chúng ta phải làm rõ ràng điều này cho chính mình.

Giai đoạn lịch sử độc đáo hiện nay là một trong những thử nghiệm lớn nhất mà chúng ta từng đối diện khi đến với vấn đề tín thác trong Chúa. Các mục sư thân mến, Chúa hứa chăm sóc chúng ta. Ngài sẽ đáp ứng những nhu cầu của chúng ta.

Chúng ta sẽ tin cậy Ngài?

 

Ngọc Nga

(Lược dịch theo: outreachmagazine.com)

 

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan