Từ thời điểm tương lai “thời kỳ cuối cùng” khi Chúa trở lại đón tiếp và biến đổi mỗi người chúng ta cho nước Đức Chúa Trời vĩnh phúc, mọi hoạn nạn chúng ta đang gánh chịu là “tạm và nhẹ.”
Tôi thường thắc mắc tại sao Phao-lô gọi sự hoạn nạn là “nhẹ và tạm.” Những năm hoạn nạn đã mở mắt cho tôi thấy ý nghĩa sâu sắc của ông.
“Cho cái này vào hồ sơ Francie, và làm những bản sao của lá thư này nhé.” Tôi bảo cô thư ký của tôi mà không ngước mắt lên ra khỏi bàn giấy. Và tôi thở dài, “Kéo cái giường ngủ từ cái ghế trường kỷ một lần nửa nhé.”
“Bộ cô đang nghiêm trọng lắm sao? Một lần nửa sao?” Francie hỏi.
“Một lần nửa.” Tôi nói.
Bốn lần trong ngày đó, tôi cần được nâng ra khỏi xe lăn và đặt nằm xuống. Sau đó tôi phải cởi quần áo để chỉnh lại áo ngực của mình. Hơi thở cạn, xuất mồ hôi, và áp huyết tăng vọt như hỏa tiển cho thấy có chuyện gì đang vắt cạn hay làm bầm dập thân thể bại liệt của tôi. Khi người thư ký của tôi lau nước mắt của tôi và mở ra cái ghế trường kỷ văn phòng của tôi, tôi nhìn một cách trống không vào trần nhà.
“Tôi muốn bỏ cuộc chuyện này.” Tôi thầm thì với chính mình.
Francie lắc đầu và nhăn mặt. Khi cô ấy xếp chồng thư khỏi bàn giấy của tôi và sắp ra về, cô ngưng lại và dựa vào cửa mà nói, “Tôi chắc là cô trông mong thiên đàng. Cô biết đó, Phao-lô đã nói, ‘Thật vậy, chúng ta thở than trong nhà tạm nầy, và tha thiết ước mong được mặc lấy nhà của chúng ta ở trên trời.” (2 Cô-rinh-tô 5:2, BTTHĐ 2010).
Mắt của tôi ướt một lần nửa, nhưng lần này chúng là những giọt lệ của sự giải tỏa. “Đúng, thật là tốt lành.”
Trong giây phút đó, tôi ngồi và mơ ước điều tôi từng mơ ước cả ngàn lần: hy vọng về thiên đàng. Tôi trích từ 1 Cô-rinh-tô 15 (“ bản chất hay hư nát nầy phải mặc lấy bản chất không hay hư nát”), với tâm thần diễn tập lại một trận lụt của những lời hứa, và con mắt của tấm lòng dán vào đó và nói lớn lên, “Chúa Giê-xu ơi xin Ngài mau đến.”
Trãi nghiệm này thường xảy ra hai hay ba lần mỗi tuần. Sự đau đớn thân thể và cảm xúc, thẳng thắn mà nói, là một phần của sinh hoạt mỗi ngày của tôi. Nhưng những hoạn noạn này là cách Chúa giúp tôi có một tâm trí cho tương lai. Và tôi không có ý nói rằng tương lai là một điều ước được chết, một cái nạng tâm lý, hay một trốn tránh sự thực – tôi có ý nói về nó như là một điều hiện hữu thật.
Nhìn vào những vấn đề của tôi từ góc cạnh thiên thượng, những thử thách thấy như là khác biệt với nhau. Khi nhìn từ góc cạnh con người, bệnh bại liệt của tôi dường như là một bức tường vĩ đại không ai vượt qua được, nhưng khi nhìn từ xa tắp trên cao, bức tường như là một đường vẽ mong manh, một thứ có thể vượt qua được. Tôi khám phá điều này với một sự vui mừng, như ánh mắt chim ưng trong Ê-sai 40:31: “Nhưng ai trông đợi Đức Giê-hô-va chắc chắn được sức mới, Cất cánh bay cao như chim ưng, Chạy mà không mệt nhọc, Đi mà không mòn mỏi.”
Những con chim ưng vượt qua được luật hấp dẫn kéo xuống bởi luật bay cao hơn, và điều là thật cho những con chim cũng là thật cho linh hồn. Nếu bạn muốn thấy viễn cảnh thiên đàng, tất cả những gì bạn cần là hãy sải đôi cánh của bạn ra. (Đúng, bạn có những cái cánh, và bạn không cần những cái cánh rộng lớn hay tốt hơn; bạn đã có tất cả những gì bạn cần để có một cái nhìn thiên thượng về những thử thách của bạn.) Giống như bức tường trở nên một đường kẻ mỏng, bạn có thể thấy xuyên qua đó những gì ở phía bên kia.
Đó là điều đã xảy ra cho tôi vào ngày đó tại văn phòng của tôi. Tôi có thể thể nhìn ra khỏi “bức tường” của tôi để thấy Chúa Giê-xu đang dẫn dắt tôi trên hành trình thuộc linh của mình.
Kinh Thánh đem đến cho chúng ta góc cạnh nhìn này. Tôi thích gọi nó là “cái nhìn từ thời cuối cùng.” Cái nhìn này tách điều tạm thời ra khỏi điều vĩnh hằng. Những điều tạm thời, như là sự đau đớn thân thể, sẽ không tồn tại, nhưng điều vĩnh cửu, như là sức nặng đời đời của sự vinh hiển được tích lũy qua sự đau đớn đó, sẽ tồn tại mãi mãi.
Như sứ đồ Phao-lô đã viết, “Vì sự hoạn nạn nhẹ và tạm của chúng ta sẽ đem lại cho chúng ta vinh quang cao trọng và vĩnh cửu” (2 Cô-rinh-tô. 4:17). Sứ đồ Phi-e-rơ cũng viết cho những Cơ đốc nhân đang bị đánh đập, “Hãy vui mừng về điều ấy, dù bây giờ anh em còn chịu đau buồn trong ít lâu bởi muôn vàn thử thách;” (1 Phi-e-rơ. 1:6).
Vui mừng hả? Khi bị ném vào chỗ những con sư tử?
Loại thờ ơ về sự đau khổ nặng nề thường trước đây thường làm tôi nỗi điên. Bị trói buộc vào xe lăn và nhìn ra cửa sổ trông về những cánh đồng của trang trại của chúng tôi, tôi tự hỏi, Chúa ơi, làm sao mà Ngài xem những vấn nạn của con là “nhẹ và tạm”? Con sẽ không bao giờ đi bộ hay chạy được nửa. Con đang có một cái chân được bó bột và có lổ thủng. Người con ngửi hôi tanh như nước tiểu. Lưng con đau. Con bị giam hãm trước cái cửa sổ nhìn ra thế giới khoảng khoát này.
Nhiều năm sau này, tuy nhiên, ánh sáng chiếu sáng cho tôi: những tác giả Kinh Thánh được Đức Thánh Linh cảm ứng đã có một góc cạnh nhìn khác, một cái nhìn đến thời kỳ cuối cùng. Tim Stafford viết, “Đây là lý do tại sao Kinh Thánh có thể trong nhiều khi quá xa rời thực tế một cách như là vô tình và làm phát cáu, hay gạt ra những vấn đề triết lý vĩ đại và những thống khổ cá nhân. Đó là cách đời sống sẽ ra sao khi bạn nhìn từ chỗ cuối cùng. Góc cạnh nhìn thay đổi mọi sự. Điều tưởng là hết sức quan trọng vào lúc đó chẳng có gì đáng kể hết.
Xin nhắc bạn, tôi không nói rằng chứng bại liệt của tôi là nhẹ trong bản chất của nó. Nó chỉ trở nên nhẹ khi đối chiếu với sức nặng vĩ đại hơn ở phía bên kia bàn cân. Và dù tôi không muốn kể ba thập niên trong xe lăn là “tạm,” nó trở nên như vậy khi bạn nhận ra rằng bạn “chỉ như hơi nước, xuất hiện trong giây lát rồi lại tan ngay.” (Gia cơ 4:14).
Không có gì thay đổi cấp tiến hơn cách tôi nhìn vào sự đau khổ của mình là phóng vào điểm quan sát tốt nhất, điểm nhìn từ thời kỳ cuối cùng. Khi Chúa cho phép một vết thương chí mạng vào con đường của tôi, Ngài làm lóe sáng lên những cái đèn trong đời sống của tôi để làm sáng rực lên “ngay trong lúc hiện tại này”. Sự tuyệt vọng tối tăm của tình trạng bại liệt hoàn toàn không có một chút gì là vui, nhưng nó làm cho thiên đàng đến sống động.
Và một ngày kia, khi Chàng Rể trở lại – có lẽ là ngay giữa lức tôi đang nằm trong cái ghế trường kỷ văn phòng của tôi mà tôi đã nằm bao nhiêu lần – Chúa đang ném mở ra những bức màn che của thiên đàng. Không có một chút nghi ngờ nào trong tâm trí của tôi là tôi sẽ thật là phấn khởi và sẵn sàng một cách thật tuyệt vời cho điều đó hơn là khi tôi bình thường với hai chân.
Trong cùng lúc đó, sự đau khổ thúc giục lòng tôi hướng về nhà của Ngài.
Văn Bình
(Lược dịch theo: christianitytoday.com)