Bởi vì chúng ta tranh chiến quá nhiều bằng với sự kiêu ngạo nên khó có thể chỉnh sửa chúng ta cũng như chúng ta khó có thể nhận lãnh sự chỉnh sửa một cách ân hậu.
Đó là lý do để hết sức cảm tạ khúc Kinh Thánh trong Xuất Ai Cập Ký 18 (BTTHĐ 2010). Đức Chúa Trời thật nhân từ ban cho có Giê-trô và Môi-se để làm một mẫu thí dụ “lâm sàng” về sự chỉnh sửa một cách hạ mình nhìn từ góc cạnh của cả hai ông.
Bối Cảnh
Vào thời điểm của câu chuyện, Giê-trô, cha vợ của Môi-se, đem vợ và hai con trai của Môi-se đến để cả nhà Môi-se đoàn tụ trong hành trình đi trong sa mạc. Giê-trô đã nghe trực tiếp tất cả mọi điều lớn lạ Đức Chúa Trời đã làm cho Y-sơ-ra-ên qua Môi-se. Giê-trô thốt lên ca ngợi và tuyên xưng quyền tể trị của Đức Chúa Trời (câu 10-11).
Sau đó Giê-trô quan sát con rể làm việc. Môi-se thật rõ ràng là một tiên tri, người lãnh đạo và quan án. Nhưng có một vấn đề. Môi-se mất trọn ngày đoán xét hết chuyện tranh chấp này đến chuyện tranh chấp khác. Có những vụ việc phải xét đi xét lại. Giê-trô có thể cảm nhận được sự bực mình gia tăng và mệt mỏi hao mòn.
Đây Là Chỗ Thí Nghiệm Lâm Sàng Bắt Đầu.
Người Chỉnh Sửa Hỏi Những Câu Hỏi Làm Sáng Tỏ
Sau cùng khi Môi-se ngưng tay, Giê-trô hỏi ông một câu hỏi để làm sáng tỏ: “Con đang làm gì cho dân chúng vậy? Tại sao chỉ một mình con ngồi, còn tất cả dân chúng đứng quanh con từ sáng sớm cho đến chiều tối??” (c.14).
Hỏi câu hỏi này là khôn ngoan và nhân từ. Giê-trô đã không vội kết luận từ góc cạnh của mình. Trước hết ông hỏi.
Điều này cho Môi-se cơ hội giải thích ông đang làm gì và tại sao làm như vậy (c.15-16).
Chúa dạy Môi-se luật phát, và công việc của ông là dạy cho dân sự và giúp họ áp dụng vào những hoàn cảnh sống của riêng họ. Lời giải thích giúp ích.
Người Chỉnh Sửa Phải Thẳng Thắn Một Cách Ân Hậu
Hiểu được điều này, Giê-trô nói với Môi-se,“Con làm như thế không tiện đâu. 18 Cả con và những người dân đến với con chắc chắn sẽ bị đuối sức vì việc đó quá nặng nề đối với con, một mình con không sao làm nổi. ” (c.17-18).
Giê-trô rất thẳng thắn: “Điều con đang làm không tốt.” Không nói vòng vo quanh co. Nhưng Giê-trô vẫn ân hậu. Những hệ thống khiếm khuyết có thể soi mòn sứ mạng tốt nhất. Mục tiêu của ông là nhấc đi một gánh nặng chứ không phải là xé rách những ý hướng tốt.
Người Chỉnh Sửa Làm Vững Chắc Chứ Không Làm Suy Yếu
Chú ý là lời bình phẩm của Giê-trô không phải là những lời phê phán tiêu cực. Ông không nói, “Môi-se à, con là một người lãnh đạo kém cõi. Không cần phải là một người quản trị siêu đẳng mới thấy ra được hệ thống làm việc của con chẳng ra gì. Con có nghĩ rằng con đủ sức lãnh đạo 2 triệu người không?”
Không, mục tiêu của Giê-trô không phải là làm suy yếu sự lãnh đạo của Môi-se, nhưng làm cho ông vững mạnh hơn. Ông quan sát một vấn đề, tìm cách hiểu rõ nó, nhận ra khuyết điểm cốt lõi và đưa ra một giải pháp giúp đỡ (c.19-23). Giê-trô nhắm đến việc gia tăng kết quả của thời gian làm việc của Môi-se và đáp ứng các nhu cầu của dân sự.
Người Chỉnh Sửa Không Làm Nản Lòng Người Khác Một Cách Kiêu Ngạo
Bây giờ, chú ý là Môi-se trả lời hết sức hạ mình: “Môi-se nghe theo lời ông gia mình và làm theo mọi điều ông khuyên bảo” (c.24).
Môi-se không nổi giận bảo vệ mình trước Giê-trô. Ông không gạt Giê-trô ra như là một người ngoài cuộc không hiểu gì về tổ chức. Ông không tìm cách giữ thể diện bằng các nói dối và nói rằng mình đang nghĩ về cách làm như thế. Và ông cũng không lấy cấp bậc thuộc linh cao hơn của mình để nói rằng ai trong hai người là người nghe trực tiếp từ Chúa hơn.
Không. Môi-se với lòng cảm kích nhận lấy lời khuyên của Giê-trô và thi hành ngay lập tức.
Người Được Chỉnh Sửa Lắng Nghe Chỉ Thị Của Chúa
Dù Môi-se luôn nhận được lời phán trực tiếp của Chúa, ông không có một quan niệm hẹp hòi về cách Chúa phán và ban chỉ thị. Khi mà Chúa cai trị mọi sự, Ngài có thể dễ dàng dùng cha vợ của ông để ra chỉ thị cho ông cũng như Ngài phán từ đám mây vậy.
Nếu Chúa đã dùng Giê-trô chỉnh sửa để đưa Môi-se đến chỗ kết quả vĩ đại hơn, chúng ta càng phải hạ mình lắng nghe chỉ thị của Chúa trong sự chỉnh sửa của những người mà Nài sai đến với chúng ta phải không?
Người Được Chỉnh Sửa Biết Đó Là Một Món Quà Không Chỉ Riêng Cho Mình
Sự chỉnh sửa của Giê-trô không chỉ là một điều Chúa ban cho Môi-se, nó cũng là một điều Chúa ban cho trên những nhu cầu của hàng ngàn người. Khi Chúa đem sự chỉnh sửa đến chúng ta qua sự quan sát yêu thương của một ai đó, nó là một món quà nhưng không chỉ là món quà cho chúng ta. Thường thì nó là món quà cho những người khác nửa.
Nếu chúng ta kiêu ngạo chống cự sự chỉnh sửa, chúng ta đang làm nghẹt ngòi một đường dẩn ân sủng đến cho những người khác.
Có nhiều điều được ban cho trong sự hạ mình của chúng ta hơn chúng ta nhận ra được.
Thế thì để tóm lược những bài học của Xuất Ai Cập Ký 18 thử nghiệm lâm sàng sự chỉnh sửa:
Khi đưa ra sự chỉnh sửa:
- Hãy hỏi những câu hỏi làm sáng tỏ để có một sự hiểu biết chính xác hơn. Đừng tự giả sử sự việc.
- Hãy thẳng thắn một cách ân hậu. on’t hint or overqualify. Đừng vòng vo hay làm phức tạp. Chỉ nói ra những gì mình thấy với lòng hạ mình rằng có thể mình không thấy trọn vẹn.
- Làm vững chắc, không làm suy yếu. Hãy xây dựng, đừng phá hủy. Hãy là một sức mạnh giúp tìm ra giải pháp theo đuổi kết quả tốt lành cho mọi người liên hệ.
Khi nhận lãnh sự chỉnh sửa:
- Đừng kiêu ngạo chối bỏ. Nếu sự chỉnh sửa là cần thiết, hãy khiêm nhường nhận lấy.
- Lắng Nghe Chỉ Thị Từ Chúa. Đức Chúa Trời thích dẫn dắt chúng ta trong những cách vun trồng sự hạ mình của chúng ta.
- Sự chỉnh sửa là một món quà, không chỉ cho riêng bạn. Sự chỉnh sửa bạn có thể là một sự ban cho một người khác.
Chỉnh sửa là một dạng kỷ luật rèn luyện của Chúa. Châm Ngôn 12:1 nói, “Ai yêu sự sửa phạt là yêu tri thức, Ai ghét sự quở trách là kẻ ngu dại..” Xin Chúa giúp chúng ta yêu thích sự tri thức.
Ánh Dương & Văn Bình
(Lược dịch theo: churchleaders.com)