Các bạn đồng hương Hoa Kỳ thân mến, chúng ta đang bị lừa dối. Chủng tộc không phải là điều đang chia rẻ chúng ta. Đúng hơn, chúng ta đang bị chia rẻ bởi những ý thức hệ đang tranh chiến với nhau. Chúng ta cần đặt trọng tâm vào chỗ những ý thức hệ này là của ai.
Lắng nghe tin tức, bạn dễ nghĩ rằng sự phân biệt chủng tộc đang khoét sâu vào mỗi khu xóm trong đất nước của chúng ta. Rằng sự thù ghét chủng tộc là một chuẩn mực. Rằng việc đoán xét con người dựa theo màu da là điều mà một người Hoa Kỳ làm.
Nhưng tôi không tin như vậy dù chỉ là trong một giây – và tôi nói như thế với một ý thức hoàn toàn về những vấn đề chủng tộc mà chúng ta đang tiếp tục đối diện.
Một người gọi đến chương trình phát thanh của tôi vào Thứ Hai và nói rằng ông ta sinh ở Hong Kong. Sau đó ông sống ở nhiều nơi như Ghana (Tây Phi), Ireland và nay ở Hoa Kỳ. Ông này nói rằng nước Mỹ là nơi ít kỳ thị chủng tộc nhất mà ông đã từng sống.
Một tuần trước đó, tôi có một cuộc phỏng vấn Giáo sư Craig Keener, một người bạn thân và một trong những học giả Tân Ước uyên bác nhất.
Ông là người da trắng nhưng được tấn phong cho mục vụ trong một hội thánh người da đen ở Hoa Kỳ, và ông lập gia đình với một người đàn bà Phi Châu và họ có một con trai. Craig cũng là đồng tác giả cùng với một tác giả khác người da đen của hai cuốn sách về vấn đề quan hệ chủng tộc.
Ông nhận biết một cách sắc bén những vấn đề chủng tộc và không hạ thấp tầm quan trọng của chúng dù trong chỉ một phút.
Nhưng ông chia sẻ rằng vợ của ông, một người nữ da đen có giáo dục cao và nói tiếng Pháp nhuần nhuyễn, bị kỳ thị thật sự khi đang sống ở Pháp. Bà đến một buổi phỏng vấn việc làm cho một công việc mà bà hoàn toàn đủ tư cách khả năng để làm. Nhưng khi họ gặp bà, họ nói, “Chúng tôi không mướn người da đen.”
Bà không bao giờ trãi nghiệm điều như vậy ở Hoa Kỳ.
Không chỉ có chuyện đó mà thôi, Craig bảo tôi là sự kỳ thị chủng tộc xấu nhất mà bà từng đối diện là ở nước nguyên quán của bà. Ở đó kỳ thị chủng tộc không dính dáng gì đến màu do vì mỗi một người ở đó là da đen. Nó xảy ra dựa trên nơi hay tầng lớp xã hội mà bạn xuất thân từ đó hay đang sống trong đó.
Kỳ thị chủng tộc không có biên giới.
Nói như thế, tôi không tin là kỳ thị chủng tộc là một chuẩn mực ở Hoa Kỳ.
Vào ngày 11 tháng 6 (2020), tôi thăm dò những người theo tôi trên Twitter, hỏi, “Bạn có hoàn toàn thoải mái khi có người hàng xóm khác màu da?”
Bây giờ, nếu cho rằng một số ít người theo tôi trên Twitter (hơn 41,000, không lớn lắm) có thể biểu trưng cho mức toàn quốc, chú ý là ý kiến của họ hoàn toàn bảo thủ và đa số họ là những người ủng hộ Trump. Và dưới cái nhìn của những người cánh tả thì họ là những kẻ kỳ thị nhất!
Họ đã trả lời cuộc thăm dò như thế nào?
Gần 97% nói, “Hoàn toàn thoải mái.” (Con số chính xác là 96.8%). Vâng, gần 97% nói họ hoàn toàn thoải mái khi có người hàng xóm khác màu da.”
Chỉ 2% trả lời là, “Tùy theo đó là màu da nào.”
Chỉ 1.2% trả lời “Hoàn toàn không thoải mái.”
Và xin nhớ đây là một cuộc thăm dò nặc danh để cho ai cũng có tự do trả lời.
Kết quả như vậy chẳng làm tôi ngạc nhiên chút nào, đặc biệt trong giới Cơ đốc nhân (Đại đa số những người theo mạng xã hội của tôi nói họ là Cơ đốc nhân).
Nhiều hội thánh của chúng ta là đa chủng tộc, đặc biệt ở trong những khu vực có nhiều sắc dân. Và khi họ không phải là một hội thánh có nhiều sắc dân, chương trình được họ đánh
dấu nổi bật là những buổi nhóm lại có nhiều sắc dân. Và trong những thành phố khắp Hoa Kỳ, các mục sư làm việc chung trong một liên minh nhiều sắc dân. Hãy hỏi chính bạn về cộng đồng hay nhóm bạn hay nhóm bạn làm việc của bạn. Chuyện kỳ thị chủng tộc trong những nhóm đó là như thế nào?
Trở lại với cuộc thăm dò, tôi được cảm hứng để làm thăm dò về “hàng xóm” bởi một bài do Max Fisher viết trên Washington Post vào năm 2013. Tựa đề của bài viết “Một Bản Đồ Thật Thú Vị Về Những Nước Ít Bao Dung Chủng Tộc Nhất Trên Thế Giới.” Fisher tường trình những kết quả của một nghiên cứu lớn của hai nhà kinh tế Thụy Điển cho rằng cách hàng đầu để định ra thái độ chủng tộc là điều này: “Cuộc khảo sát hỏi người được thăm dò trong hơn 80 quốc gia để nhận ra loại người họ không muốn là hàng xóm của họ.”
Cuộc nghiên cứu tìm ra những gì?
“Những nước có nguồn gốc Anh và La-tin là dung hợp nhất. Những người trong cuộc thăm dò có lòng bao gồm người hàng xóm khác chủng tộc nhất, là những người ở Anh và những thuộc địa cũ của Anh (Hoa Kỳ, Canada, Úc và New Zealand và Châu Mỹ La-tin.
Ngược lại, “Ấn Độ và Giô-đanh là những nơi ít bao dung nhất. Chỉ 2 trong số 81 nước được hỏi ý kiến, có trên 40% người được thăm dò nói là họ không muốn có người hàng xóm thuộc chủng tộc khác. Con số này bao gồm 43.5% người Ấn Độ và 51.4% người Giô-đanh.”
Thế thì có phải Hoa Kỳ là một trong những nước ít kỳ thị chủng tộc nhất trên thế giới?
Để lập lại. Đây không có nghĩa là chúng ta không có những vấn đề cần phải giải quyết. Và như tôi đã nói trước đó, với sự chán nản của một số người bạn bảo thủ của tôi, tôi không có vấn đề khi hỏi nếu vẫn còn có sự kỳ thị có hệ thống ở Hoa Kỳ. (Nếu không phải là kỳ thị chủng tộc có hệ thống thì là sự không bình đẳng có hệ thống).
Trọng tâm của tôi trong bài viết này là nhấn mạnh rằng những vấn đề lớn nhất ở Hoa Kỳ không phải là chủng tộc. Chúng là những vấn đề ý thức hệ. Và ngay lúc này, những người đang thúc đẩy một nghị trình khuynh tả cực đoan là những kẻ gây chia rẻ nhất trong chúng ta.
Dĩ nhiên, nếu phe cực đoan cánh hữu (bao gồm nhóm “thay đổi bằng cánh hữu” (alt-right) có một vị trí lớn hơn, họ cũng là những kẻ gây chia rẻ như vậy. Nhưng họ không có tầm vóc lớn mà chỉ là một nhóm rất nhỏ, và tôi vui mừng về điều này.
Chính nhóm cánh tả cực đoan (bao gồm phong trào BLM và nghị trình được nung đốt bởi chủ nghĩa Mác) mới trở nên thống trị, được chủ trương bởi một hệ thống truyền thông phức tạp (hay ngây thơ một cách ngu xuẩn). Họ là những kẻ đang gây chia rẻ chúng ta.
Trong mức cá nhân, tôi sẽ tiếp tục lắng nghe mọi người của mọi màu da khi họ chia sẻ cái nhìn của họ với tôi. Và tôi sẽ tiếp tục cầu xin Chúa chỉ cho tôi những điểm mù của tôi).
Nhưng tôi sẽ không cho phép những người cực đoan văn hóa (cultural radicals) vẽ ra một bức tranh giả dối về đất nước của chúng ta.
Còn lâu lắm chúng ta mới trở nên toàn vẹn.
Nhưng chúng ta không phải là một quốc gia chia rẻ vì chủng tộc.
Hãy hiệp lại với nhau và đứng chung như là một cho điều phải.
Tôi tin rằng đó là điều đại đa số người Mỹ muốn làm.
Bạn đồng ý không?
Nguyễn Trọng
(Lược dịch theo: mychristiandaily.com)