Kỳ vọng vào những điều vĩ đại từ Chúa; cố gắng đạt những điều vĩ đại cho Chúa.
Carey sinh trưởng tại một ngôi làng hẻo lánh của vùng Paulerpury miền trung nước Anh. Năm 14 tuổi cậu học việc tại một cửa hiệu đóng giầy tại địa phương; đây là nơi mà cậu đã chuyển đổi từ chính thống giáo Anh sang giáo phái khác mà đã tách khỏi nhà thờ Anh. Là một người sốt sắng với đức tin nơi Chúa, bất chấp hoàn cảnh ít được học hành, chàng trai trẻ Carey đã mượn cuốn sách ngữ pháp tiếng Hy Lạp và tự học sách Kinh thánh Tân Ước tiếng Hy Lạp. Trong suốt cuộc đời của mình, cậu đã học được hàng tá ngôn ngữ và thổ ngữ.
Khi ông chủ của cậu qua đời, cậu đã tiếp tục công việc tại tiệm đóng giầy khác ở gần Hackleton, cũng tại đây cậu đã gặp Dorothy Plackett – người về sau sinh cho Carey một cô con gái. Nhưng cuộc sống của người thợ đóng giầy rất khó khăn, thu nhập của người thợ đóng giầy ít ỏi, cô con gái đã qua đời khi mới 2 tuổi. Gia đình Carey chìm trong sự khốn khó và vẫn tiếp diễn như thế cả sau khi Carey tiếp quản công việc kinh doanh của tiệm.
Về sau cậu ấy viết: “Tôi có thể làm việc cật lực. Tôi có thể bền đỗ để theo đuổi bất kỳ mục tiêu nào đó.” Trong suốt thời gian đó, cậu vẫn tiếp tục việc học ngôn ngữ và còn học thêm tiếng Hê-bơ-rơ, La-tinh và trở thành một người giảng đạo của hệ phái Báp-tít Đặc Biệt (Particular Baptist)
Việc cha của Carey lắng nghe con của mình dạy dỗ là trái luật định của giáo hội. Vào năm 1719, Giáo Hội đã ngăn cấm bất cứ ai đã và đang tham dự vào những buổi nhóm của những người thuộc giáo phái tách khỏi nhà thờ Anh (trong đó có Carey là người Báp-tít) được phép dạy dỗ. Cha của carey là một hiệu trưởng, vì thế ông không được phép nghe con của mình giảng dạy suốt thời gian đó Khi ông sau cùng đến nghe được, ông lẻn vào và ngồi ở hàng ghế sau cùng của nhà thờ.
Mặc dù Carey hầu như không được học hành, nhưng cậu là người ham mê đọc sách, cậu rất thích thú với văn chương về các vùng đất bên ngoài nước Anh, đặc biệt là nhật ký hải hành của thuyền trưởng James Cook. Sự tò mò về những vùng đất khác dần trở nên mối quan tâm thuộc linh đối với sự cứu rỗi của các dân tộc bên ngoài nước Anh.
Carey là một nhà chính trị xã hội cấp tiến. Không giống như hầu hết những người đồng hương Anh của mình, cậu ấy đã đồng cảm với dân khai hoang Mỹ trong Chiến tranh giành độc lập của Mỹ. Cậu cũng tẩy chay đường từ Tây Ấn vì cậu cực kỳ phản đối chế độ nô lệ.
Carey ấn tượng mạnh mẽ với các giáo sĩ của Giáo hội Moravia và càng ngày càng ngạc nhiên vì sự lãnh đạm với công tác truyền giáo của những Cơ-Đốc nhân Tin Lành. Đáp ứng lại với điều này, cậu đã viết Bản “Tra vấn về Bổn phận của Cơ Đốc nhân sử dụng mọi phương tiện để đem người khác đến với Đức tin Cơ Đốc (An Enquiry into the Obligations of Christians to use Means for the Conversion of the Heathens). Carey lý giải rằng Đại Mạng Lệnh Của Chúa Giê-xu được áp dụng cho tất cả những người tin Chúa của mọi thời kỳ và cậu đã trách những người anh em đồng đức tin trong thời của mình đã bỏ qua bổn phận này, trong một đoạn có viết: “Nhiều người đang ngồi khoanh tay thoải mái mà không thèm đoái hoài đến số đông những con người tội lỗi – những người cho đến tận bây giờ vẫn đang hư mất trong sự thiếu hiểu biết và thờ thần tượng của mình.”
Carey đã không dừng ở đó: trong năm 1792 ông đã tổ chức một hiệp hội giáo sĩ và trong buổi khai mạc của hiệp hội, ông đã giảng một bài giảng với sự kêu gọi: “Kỳ vọng vào những điều vĩ đại từ Chúa; cố gắng đạt những điều vĩ đại cho Chúa.” Chỉ trong vòng một năm, Carey và một người từng là bác sĩ phẫu thuật John Thomas cùng gia đình Carey gồm ba cậu con trai và một bé chuẩn bị chào đời lên tàu hướng đến Ấn Độ.
Khi Carey vào Ấn Độ, thì cậu là một người ngoại quốc bất hợp pháp. Bất cứ một người châu Âu nào muốn sống ở Ấn Độ đều cần phải được cấp giấy phép từ Công ty Đông Ấn và công ty này từ chối cấp giấy phép cho công việc truyền giáo. Họ cảm thấy rằng “việc chen vào ý kiến tôn giáo của những người bản địa” có thể gây ra phản ứng dữ dội giữa người Ấn Độ và làm tổn thương việc làm ăn buôn bán. Mãi cho đến 20 năm sau, bởi một đạo luật của Quốc Hội Anh các giáo sĩ có thể có được cấp giấy phép như vậy.
Người khách lạ ở một vùng đất lạ
Thomas và Carey đã đánh giá quá thấp về cái giá sẽ phải trả khi sống tại Ấn Độ và những năm tháng đầu tiên của Carey tại đó rất khốn khó. Khi Thomas bỏ dở công việc kinh doanh, Carey buộc phải rời cả gia đình mình hết lần này đến lần khác trong nỗ lực tìm việc để nuôi sống gia đình. Bệnh tật đã tàn hại gia đình ông và sự cô đơn tại một vùng đất lạ đã khiến ông viết: “Tôi đang ở một vùng đất lạ. Không một người bạn tin Chúa, một gia đình đông người và không có gì để cung ứng những nhu cầu của họ.” Nhưng ông vẫn còn niềm hy vọng: “Nhưng tôi có Chúa và Lời Ngài là chắc chắn.”
Ông học tiếng Bengal nhờ sự giúp đỡ của một học giả Ấn Độ giáo, và trong một vài tuần kế tiếp bắt đầu dịch Kinh thánh sang tiếng Bengal và giảng đạo cho một nhóm nhỏ.
Cho đến khi chính Carey mắc bệnh sốt rét và cậu con trai nhỏ 5 tuổi Peter chết vì bệnh lỵ, nỗi đau đớn đã trở nên quá lớn cho vợ của ông Dorothy khiến bà nhanh chóng suy nhược thần kinh. Bà bị ảo tưởng và cáo buộc Carey ngoại tình và cầm một con dao đe dọa Carey. Cuối cùng Dorothy buộc phải bị nhốt trong một căn phòng. Carey đã viết: “Đây quả thật là trũng bóng chết đối với tôi.” Bất chấp hoàn cảnh đó, theo một cách rất đặc trưng của Carey, ông viết thêm: “Nhưng dầu vậy tôi vẫn vui mừng vì mình ở đây và Chúa cũng ở đây.”
Khả năng ngôn ngữ thiên phú
Vào tháng 10 năm 1799, mọi chuyện cuối cùng đã biến chuyển. Ông được mời đến sống tại khu vực quản lý của người Đan Mạch tại Serampore gần Calcutta. Lúc này ông ở dưới sự bảo vệ của người Đan Mạch và họ cho phép ông giảng đạo một cách hợp pháp (lúc còn ở trong khu vực kiểm soát của người Anh tại Ấn Độ, tất cả công việc giáo sĩ của Carey đều bất hợp pháp).
William Ward – một người thợ in ấn cùng Joshua và Hanna Marshman – những giáo viên đã tham gia công việc với Carey. Tài chính cho công tác truyền giáo đã gia tăng đáng kể khi Ward bắt đầu có được hợp đồng in ấn với chính phủ, gia đình nhà Marshmans mở nhiều trường cho thiếu nhi và Carey bắt đầu dạy trong Đại học Fort William tại Calcutta.
Vào tháng 12 năm 1800, sau 7 năm làm giáo sĩ Carey mới báp-têm được cho một người cải đạo đầu tiên tên Krishna Pal và hai tháng sau ông đã phát hành ấn bản Tân ước tiếng Bengal đầu tiên. Với bản dịch đầu tiên này cùng những bản hiệu đính về sau, Carey và những đồng sự của mình đã đặt nền móng cho việc học tiếng Bengal hiện đại là thứ phương ngữ cho tới lúc đó còn chưa định hình rõ ràng.
Năm 1805, Carey, Marshman và Ward đã soạn thảo Tuyên Ngôn Serampore, đưa ra cách tiếp cận truyền giáo của họ. Các tài liệu này đã minh chứng rằng đã rất có ảnh hưởng trong số các giáo sĩ sau này. Khi công tác truyền giáo của bộ ba được ghi vào niên sử trong Báo Chí Xuất Bản Định Kỳ của Hội Truyền giáo Báp-tít, thì họ đã truyền cảm hứng cho nhiều người khắp nơi thế giới để đáp ứng với sự kêu gọi của Đức Chúa Trời đến công tác truyền giáo.
Bộ ba Serampore cũng thúc đẩy nền giáo dục và đã thành lập Trường Đại Học Serampore vào năm 1818. Mặc dù trường giáo dục dành cho cả những tín hữu và những người không tin nhưng mục tiêu chính của trường là đào tạo các mục sư bản địa. Ngày nay trường cung cấp chương trình giáo dục nghệ thuật và thần học cho khoảng 2500 sinh viên.
Carey và các đồng sự của ông cũng nổ lực cải cách xã hội ở Ấn Độ, bao gồm xóa bỏ hành vi giết thai nhi, đốt quả phụ (sati) và trợ tử (là việc tự sát được cam kết bởi người nào đó với sự trợ giúp từ những người khác – ND)
Carey tiếp tục kỳ vọng những điều vĩ đại; trong 28 năm tiếp theo, ông và một học giả người Ấn Độ đã dịch toàn bộ Kinh Thánh sang các ngôn ngữ chính của Ấn Độ: tiếng Bengal, tiếng Oriya, tiếng Marathi, tiếng Hindi, tiếng Assam, và tiếng Phạn và một phần của 209 ngôn ngữ và thổ ngữ khác.
Tính đến khi Carey qua đời, ông đã dành 41 năm tại Ấn Độ mà không có một kỳ nghỉ phép.
William Carey tiếp tục được kính trọng vì chỗ đứng của ông trong lịch sử của các sứ mạng truyền giáo của hệ phái tin lành. Các tập san và thư từ của ông, cuốn Truy Vấn của ông và Tuyên Ngôn Serampore tiếp tục truyền cảm hứng cho niềm đam mê hoàn thành Đại Mạng Lệnh.
Cách tiếp cận toàn diện của ông đối với các sứ mạng cung cấp một khuôn mẫu cho vô số những giáo sĩ là những người kết nối chứng đạo, công việc dịch thuật, giáo dục, cải cách xã hội và chăm sóc sức khỏe góp phần vào sự hưng thịnh của con người.
Di sản vĩ đại nhất mà ông để lại đó chính là sự khích lệ, động lực cho phong trào truyền giáo lan khắp thế giới vào thế kỷ 19. Những giáo sĩ như Adoniram Judson, Hudson Taylor và David Livingstone giữa hàng ngàn những giáo sĩ khác đều không chỉ ảnh hưởng bởi tấm gương của Carey nhưng còn bởi lời mà ông đã nói: “Kỳ vọng những điều vĩ đại; cố gắng đạt những điều vĩ đại.” Có thể coi lịch sử của công tác truyền giáo của Tin Lành thế kỷ 19 trong rất nhiều cách là một chương tiếp nối hào hùng của câu nói đó.
Barnabars Huỳnh
Tổng hợp tài liệu: Nguyễn Trọng
Các nguồn tư liệu:
–R.E Hedland, William Carey: Did You Know? Little-known or remarkable facts about William Carey,
–CT, William Carey Father of modern Protestant missions,
— William Carey Father of Modern Protestant Missions
— Nathan A Finn, Missionaries You Should Know: William Carey,