Thà người nghèo khổ ăn ở cách thanh liêm, còn hơn kẻ giàu có theo đường tà vạy.
— Châm-ngôn 28:6
Sự kếp hợp (integration) công việc kinh doanh với sự hầu việc Chúa đưa chúng ta đến một từ có liên quan: sự ngay thẳng (integrity). Từ “ngay thẳng” trong tiếng Anh dựa trên từ integer nghĩa là trọn vẹn, không có sự tách rời tiêu chuẩn thứ hai. Người ngay thẳng là người toàn vẹn, không ḅi phân tâm. Đó là người mà lúc nào cũng như vậy, dầu ở văn phòng hay trong hội thánh, ở nơi riêng tư hay nơi công cộng.
Chúa Giê-xu, ĐẤNG Mê-si-a, là một người ngay thẳng. Ngài không phải là người hai mặt hay có các việc chưa hoàn chỉnh khi đại diện cho cả bản chất của con người trên đất lẫn của Cha thiên thượng. Ngài thật đúng như lời Ngài nói. Bất cứ sự gì Ngài đã phán riêng với các môn đồ, Ngài đều làm thành trước mặt mọi người. Chúa Giê-xu phán: “Trời đất sẽ qua đi, nhưng lời ta nói chẳng bao giờ qua đi.” (Ma-thi-ơ)
Một cách nữa để nghĩ về sự ngay thẳng trọn vẹn là xem xét cách thức mà nhà kỹ sư dân sự nói về một công trình với “sự toàn vẹn của cấu trúc.” Loại toàn vẹn này giữ cho tòa nhà vững mạnh và an toàn. Những sai sót về sự hoàn hảo của cấu trúc sẽ bị phơi bày ra dưới áp lực hoặc sức ép bất thường. Cách đây vài năm có xảy ra một cơn động đất lớn tại Đài Loan. Nhiều người đã chết và bị thương khi trận động đất xảy đến trước bình minh khiến hàng trăm tòa nhà nhà bằng bê tông thình lình sụp đổ.
Thân thể là thành tố thứ ba của mỗi con người. Thân thể là nơi của những bản năng cơ bản của con người, nơi của sức mạnh thuộc thể và của mọi hành vi của con người. Điều chúng ta làm với thân thể của mình rất quan trọng đối với Chúa. Sách Châm Ngôn có chép: “Công việc con trẻ làm, hoặc trong sạch hoặc chánh đáng, cũng đều tỏ bản tánh nó ra” (Châm Ngôn 20:11).
Lời nói và hành động của chúng ta có thể chỉ là những hành vi thuộc thể, nhưng chúng ta để lại những hậu quả đời đời. Chúa Giê-xu dạy rằng: “Vì bởi lời nói mà ngươi sẽ được xưng là công bình, cũng bởi lời nói mà ngươi sẽ bị phạt” (Ma-thi-ơ 12:37).
Người có lòng ngay thẳng là người toàn vẹn, không bị phân chia, và trọn vẹn. Người toàn vẹn sống ở nơi riêng tư cũng giống như sống trước mặt mọi người, bên trong cũng như bên ngoài, ở gia đình cũng như ở hội thánh, khi nghỉ ngơi cũng như khi đi làm. Đó là sự ngay thẳng trọn vẹn của Kinh Thánh.
Chúng ta trở nên con người toàn vẹn bởi quyền phép của Lời Đức Chúa Trời hành động trong đời sống chúng ta và nắn đúc tâm tánh chúng ta bởi đức tin. Trước hết, chúng ta cần Lời Chúa để làm sáng tỏ sự lần lộn giữa linh và hồn. Đôi khi thật không dễ phân biệt những ý tưởng hoặc hành động xuất phát từ hồn hoặc từ linh.
Một khuynh hướng trong hầu hết những người tin Chúa là xem những cảm xúc hoặc những sự tin chắc là thuộc linh và bắt nguồn từ Chúa. Đây có thể là nguồn gốc của sự lừa dối và mối đe dọa. Ngay cả những tín đồ đã trưởng thành cũng thường phạm sai lầm này. Làm thế nào chúng ta biết được sự khát biệt? Kinh Thánh dạy rằng Đức Chúa Trời ban Lời Ngài để chỉ dẫn chúng ta cách không sai lầm. Tác giả hê-bơ-rơ nói điều này trong Hê-bơ-rơ 4:12, “Vì lời của Đức Chúa Trời là lời sống và linh nghiệm, sắc hơn gươm hai lưỡi thấu vào đến đối chia hồn, linh, cốt, tủy, xem tư tưởng và ý định trong lòng.”
Đời sống của hai nhân vật sau trong Kinh Thánh có thể minh họa cho chiến trận này. Cháu nội Áp-ra-ham, Gia-cốp, là một con người khôn ngoan, có tính sáng tạo và thèm muốn sự chúc phước của cha mình. Anh người, tức Ê-sau, rất mạnh mẽ, là thợ săn và là con trai cưng của cha. Biết rằng mình sẽ không bao giờ giành được thiện cảm của cha, Gia-cốp cảm thấy bị thúc bách phải tìm kiếm sự công nhận và thành công trong cuộc đời. Anh ta cạnh tranh dữ dội và đã lợi dụng anh mình bằng sự khôn khéo được che đậy. Gia-cốp đã điều khiển anh mình trong việc bán quyền trưởng nam, rồi sau đó nói dối cha và cướp đi các phước hạnh của anh mình. Gia-cốp là loại người có thể làm hầu như bất cứ việc gì và chiến đấu với bất cứ người nào để được thành công. Gia-cốp vật lộn với cứ ai ở gần mình và cuối cùng, ông đã vật lộn với Chúa! Ông là con người cực kỳ tham vọng, người luôn nỗ lực phấn đấu và là kẻ lừa dối cho đến khi ông “một vật một” với Đấng Tạo Hóa mình. Qua sự vật lộn và đau đớn, ông đã được biến đổi thành một con người có tâm tánh ngay thẳng – một người có đức tin trọn vẹn và là tổ phụ của một dân tộc hùng mạnh. Tên mới Chúa ban cho ông là Y-sơ-ra-ên trở thành tên của dân sự Đức Chúa Trời xuyên suốt các thời đại. Mục tiêu của Đức Chúa Trời khi chọn lựa chúng ta liên hệ chặt chẽ với sự ngay thẳng và hình ảnh đời đời của chúng ta.
(Nguồn: vietchristian.com)