5 Thuyết Sai Lạc Về Hỏa Ngục

Share

Bài viết này là một phần của loạt bài 5 Thuyết Sai Lạc về hỏa ngục. Tác giả Mark Jone dùng những câu Kinh Thánh để lột trần những thuyết sai lạc này.

Thuyết #1: Chúa Giê-xu không quan tâm về hỏa ngục.

Đấng Christ đã phán rất nhiều về sự phán xét và hỏa ngục nhiều hơn nhiều người muốn thừa nhận. Không những vậy, Ngài phán dạy về hỏa ngục trong những cách khác nhau để minh họa sự thống khổ kinh hoàng không dứt. Thí dụ, Ngài dùng “ẩn dụ” trong Lu-ca 16 để diễn tả nơi được gọi là “Âm Phủ” (Lu-ca 16:23. BTTHĐ 2010), nơi có vực sâu lớn được Đức Chúa Trời đặt để ngăn không cho vượt từ âm phủ đến thiên đàng và ngược lại. Ngài phán về “lửa hỏa ngục” (Ma-thi-ơ 5:22); sự nguy hiểm về tình trạng “toàn thân thể” bị “ném vào hỏa ngục” (Ma-thi-ơ 5:26); đó là “lửa chẳng hề tắt” (Mác 9:43); những kẻ phạm tội bị “sa vào” đó (Mác 9:45) là nơi sâu bọ chẳng hề chết và lửa không hề tắt (Mác 9:48).

Chúa Giê-xu, Con Người, cùng với các thiên sứ của Ngài, sẽ đem tất cả “những kẻ phá vỡ luật pháp” và “ném chúng vào lò lửa, nơi sẽ có khóc lóc và nghiến răng.” (Ma-thi-ơ 13:41-42). Ngài gọi nó là một nơi “bóng tối bên ngoài.” (Ma-thi-ơ 25:30). Sau cùng, khó mà nghi ngờ rằng Chúa đã không chút ngần ngại từ thảo luận về nơi thống khổ không ngừng, và thường dùng ngôn ngữ tượng hình để làm nên điều Ngài muốn dạy để cảnh cáo những tội nhân về sự đoán xét hầu đến (Ma-thi-ơ 3:12;7:22-33; 10:28; 11:23; 13:30,41-42,49-50; 23:16,33; 25:10,31-33; 26:24; Mác 8:36; 9:43-48; 16:16; Lu-ca 9:25; 12:9-10,46; Giăng 5:28-29).

 

Thuyết #2: Cựu Ước Không Quan Tâm Đến Hỏa Ngục.

Giống như hầu hết các tín lý, tín lý về hỏa ngục không được phát triển hoàn toàn trong Cựu Ước, nhưng điều đó không có nghĩa là nó không hiện diện. Thí dụ, trong Ê-sai, bọn tội nhân kinh hãi vì chúng bị đe dọa bởi “lửa thiêu đốt” và “lửa cháy đời đời (Ê-sai 33:14). Ê-sai thường nói đến cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời (Ê-sai 10:16–18; Isa. 29:5–6; Isa. 30:27, Isa. 30; Isa. 33:14).

Điều này lên đến cực điểm trong chương cuối khi ông nói Chúa đến trong lửa để: 

trút cơn giận của Ngài trong thịnh nộ
Và sự quở trách của Ngài trong ngọn lửa hừng.
Vì Đức Giê-hô-va sẽ dùng lửa và gươm
Mà xét xử mọi xác thịt; Và nhiều người sẽ chết bởi Đức Giê-hô-va

— Ê-sai 66:15-16

Sau cùng, vào lúc kết cuộc, người công chính “sẽ đi ra và thấy xác của những kẻ phản loạn chống lại Ta; sâu bọ trong xác họ không bao giờ chết, lửa thiêu đốt họ không bao giờ tắt, và họ sẽ là vật ghê tởm cho mọi người.(Ê-xai 66:24, Đấng Christ dùng những chữ này trong Mác 9:48). 

Ngôn ngữ này cũng được phản ảnh trong sách tiên tri Đa-ni-ên, là nơi chúng ta được báo về sự đoán xét cuối cùng “nhiều người ngủ trong bụi đất sẽ thức dậy, người thì để hưởng sự sống đời đời, kẻ thì để chịu tủi nhục ghê tởm đời đời.” (Đa-ni-ên 12:2).

Thuyết #3: Hỏa ngục không phải là một nơi trừng phạt đời đời.

Kinh Thánh Tân Ước nói rõ hỏa ngục là nơi của “hình phạt đời đời” (Ma-thi-ơ 25:46); nó là một “lửa đời đời” (Ma-thi-ơ 18:8) không hề tắt (Mác 9:45), là nơi sâu bọ chẳng hề chết (Mác 9:48). Sô-đôm và Gô-mô-rơ bị trừng phạt vì tội lỗi của họ bằng lửa đời đời (Giu-đe 7). Những giáo sư giả có một chỗ cho họ là một nơi “bóng tối mù mịt đã dành cho họ đời đời.” (Giu-đe 13). Trong Khải Huyền 14:11 sự thống khổ của kẻ ác được diễn tả: “Khói sự đau đớn của họ cứ bay lên đời đời… ngày hay đêm đều không được an nghỉ (xem thêm Khải Huyền 19:3, 20:10 nói “đời đời”).

Như William Shedd đã nói, “Nếu Đấng Christ đã định dạy rằng sự đoán phạt trong tương lai là có thể được rút lại và tạm thời, Ngài đã so sánh nó như là một con sâu bọ đang chết chứ không như là sâu bọ không hề chết; như là lửa có thể dập tắt được chứ không như là lửa không hề tắt được.” Ông thêm rằng những chữ và ẩn dụ khác có thể được dùng để diễn tả một sự trừng phạt lâu dài nhưng không phải là bất tận. Nhưng thực tế là, nếu hỏa ngục không là đời đời, các tác giả Tân Ước đã không bị ràng buộc về đạo đức để tránh phải truyền đạt ấn tượng là họ thật truyền đạt những loại hình ảnh họ đã chọn lọc. Trong Tân Ước, cũng chữ đời đời để diễn tả “sự sống đời đời” được dùng để diễn tả “sự đoán phạt đời đời.” Vì thế trong Khải Huyền 22:14-15 chúng ta thấy sự hiện hữu của người công chính trên thiên đàng có song song với sự hiện hữu của những kẻ ác “bên ngoài” thiên đàng (trong hỏa ngục).

Thuyết #4: Hỏa ngục chỉ là sự cách biệt khỏi Đức Chúa Trời.

Hỏa ngục là một nơi của dự đoán phạt bởi Chúa; những tội nhân phản loạn chống lại một Đức Chúa Trời vô hạn sẽ ở nơi của sự thống khổ là nơi họ chỉ có thể tiếp tục ghét Đức Chúa Trời mà họ đã ghét trong đời sống trước đó. Ý tưởng cho rằng hỏa ngục chỉ là một “sự cách biệt khỏi Chúa” là lầm lạc và sai trật, mặc dù hỏa ngục có bao gồm sự cách biệt ra khỏi Đấng Christ (Ma-thi-ơ 25:41). Thay vì vậy, ngược lại: một tội nhân ghét Chúa, không có một người trung bảo, vẫn ở trong sự hiện diện của một Đức Chúa Trời quyền năng, công chính và thánh khiết.

Hỏa ngục là một nơi, không phải là một biểu tượng để diễn tả một tiến trình của tư duy bên trong. Người giàu trong hỏa ngục gọi nó là một “nơi khổ hình” (Lu-ca 16:28). Giu-đa đến “nơi dành riêng cho nó“ (Công Vụ 1:25). Như đã có một “nơi” cho người công chính sau khi chết, cũng có một “nơi” cho kẻ ác sau khi chết. Hỏa ngục, chữ Gehenna, nói đến Thung lũng Hi-nôm, bên ngoài Giê-ru-sa-lem. Chỗ này có một lịch sử kinh khiếp, với dân và các vua của Y-sơ-ra-ên, có một thời gian, đã thiêu con cái của họ làm sinh tế cho các thần giả (thí dụ như thần Mô-lóc trong 2 Sử Ký 33:6; vua A-háp đã làm nhiều điều như vậy trong 2 Sử Ký 28:3). Gehenna không phải nói về một chỗ đốt rác rưởi, nhưng thực sự là kinh khủng hơn rất nhiều: một nơi mà những điều kinh khủng nhất đã xảy ra, như là sự dâng sinh tế thiêu là trẻ em. Hỏa ngục là một nơi của sự hết sức tà ác, một nơi kinh sợ vì nó phá hủy tất cả mọi hy vọng.

Thay vì chỉ là “sự cách biệt ra khỏi Đức Chúa Trời,” hỏa ngục, như nhà Thanh giáo Thomas Goodwin nói, là một nơi “chính Chúa, bởi tay của Ngài, quyền năng của sự thịnh nộ của Ngài, giáng họa sự trừng phạt ngay trên những linh hồn trong hỏa ngục.” Quyền năng của Chúa sẽ được “thực hiện” khi sự thịnh nộ của Ngài xảy đến cho những người đã bị lấy ra khỏi sự hiện diện ban phước hạnh của Ngài. Nói một cách khác, những kẻ ở trong hỏa ngục nhận lấy điều ngược lại với những người ở trong sự vinh hiển của Chúa, nhưng họ vẫn ở trong sự hiện diện của Chúa. Với những người trên thiên đàng, họ có một Đấng Trung Bảo, với những người ở trong hỏa ngục, họ không có gì giữa họ và một Đức Chúa Trời báo phạt.

Thuyết #5: Hỏa ngục chỉ đơn giản cho người ta điều họ muốn

Điều này chỉ đúng một phần và thật là sơ hở khiến cho có thể xảy ra hiểu lầm. Trong một mặt, hỏa ngục là một sự bất tận (đau khổ) hiện hữu mà ở đó kẻ ác không truyền thông với Đức Chúa Trời. Trong mặt này đời sống của họ trong hỏa ngục phản ảnh đời sống của họ trong thế gian. Họ không muốn có Đấng Christ trên thế gian và họ muốn thế, cho nên, họ cũng không có Ngài trong hỏa ngục. Tuy nhiên, không ai muốn chịu đau khổ dưới bàn tay của Chúa, đặc biệt là chịu đời đời. Cũng không ai muốn sự tuyệt vọng của họ cứ gia tăng. Như loài thọ tạo trong hỏa ngục nhận thức được họ càng lúc càng thêm đau khổ đời đời, sự tuyệt vọng của sự đoán phạt đời đời chỉ có thể tăng lên. Những người ở trong hỏa ngục không có những lời hứa, và do đó không có hy vọng, nhưng chỉ có sự tuyệt vọng càng tăng lên.

Theo Goodwin, “linh hồn khốn nạn trong hỏa ngục… thấy ra rằng nó sẽ không sống vượt qua nỗi bất hạnh, không tìm được một giây phút của sự tự do và tạm nghĩ yên, cũng đời đời không có gì với Chúa hằng sống.” Kẻ ác sẽ tuyệt vọng vì cơn thịnh nộ của Chúa hằng sống không có chấm dứt. Cho nên, khái niệm về sự cứ gia tăng tuyệt vọng khiến kẻ bị khốn nạn trong hỏa ngục không thể làm được bất cứ điều gì khác hơn ngoài phạm thượng đến một Đức Chúa Trời đời đời và hằng sống – cho chúng ta tất cả những lý do để thuyết phục những tội nhân (trong đó có chính chúng ta) đặt đức tin vào Đấng đã trãi nghiệm sự tuyệt vọng mang tính hỏa ngục trên thập tự giá.

Thật vậy, nhiều người không muốn thờ phượng Đức Chúa Trời là Cha của Đức Chúa Giê-xu Christ, nhưng chúng ta cần thuyết phục họ rằng hỏa ngục không phải là chỗ sau cùng người ta có “điều họ đã muốn” như là có vài chiến thắng cho kẻ ác, hay có thể là một cố gắng để “phong thánh” một tín lý làm sao cho người không tin “ăn được.” Trong một mặt, kẻ ác sẽ nhận lấy sự đối nghịch với những gì họ muốn (và thường kinh nghiệm) trên thế gian. Tất cả chúng ta đều nuốn sự vui mừng, và như thế tất cả chúng ta cần đến dòng ơn phước là Chúa Giê-xu Christ để cho Ngài có thể ban cho chúng ta tất cả mọi điều chúng ta thật sự khao khát: sự vui mừng không thể diễn tả được.

 

Ánh Dương & Nguyễn Trọng

(Lược dịch theo: churchleaders.com)

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan