Danh Sách 50 Nơi Nguy Hiểm Nhất Cho Người Theo Đấng Christ

Share

Trong báo cáo mới được đưa ra “Danh Sách Theo Dõi 2021” (World Watch List), tổ chức Open Door USA (“Những Cánh Cửa Mở USA) vẽ lên một bức tranh của sự bắt bớ tôn giáo tăng vọt trên khắp trái đất. Nhóm quan sát báo cáo số Cơ đốc nhân bị giết chết vì đức tin của họ đã tăng lên 60%, với ghi chú là những giới hạn vì dịch Covid-19 đã làm cho nhiều tình trạng xấu đến mức “không thể chịu đựng nổi.”

Chủ Tịch và Tổng Giám Đốc David Curry, người đã có lần gọi năm 2015 là năm “xấu nhất trong lịch sử hiện đại về sự bắt bớ Cơ đốc nhân,” nay nói rằng, “Tôi sợ rằng tôi có thể lập lại lời tuyên bố này” về năm 2020. Một ước lượng là trên khắp thế giới có một trong số 8 Cơ đốc nhân đối diện với sự bắt bớ vì đức tin của họ. 

Mỗi năm, Open Door nêu lên 50 quốc gia là nơi nguy hiểm nhất khi là một Cơ đốc nhân. Trong danh sách mới, tất cả 50 đều có mức độ bắt bớ cực kỳ cao, một khuynh hướng Curry cho là tiếp tục gia tăng vì sự dấy lên của chủ nghĩa cực đoan tôn giáo.

Trong 20 lần tiên tiếp, Bắc Hàn đứng đầu danh sách. Mười nước còn lại với hầu hết đã ở trong “top 10” trong nhiều năm là: Afghanistan, Somalia, Libya, Pakistan, Eritrea, Yemen, Iran, Nigeria, and Ấn Độ (India).

COVID-19 Được Dùng Như là Một Che Chắn.

Những giả hình chống tôn giáo và bạo động gia tăng trong năm 2020 một phần là do cơn dịch. Curry cho biết, “Cơn khủng hoảng sức khỏe công cộng tạo ra một cơ hội để bành trướng sự kỳ thị tôn giáo ở những vùng mà sự bắt đạo đã sẵn ở mức báo động.”

Ở Ấn Độ, thí dụ, 80% Cơ đốc nhân tìm sự giúp đỡ của các tổ chức hiệp tác với Open Doors cho biết những nơi khác đã bỏ rơi họ vì đức tin của họ. Ở Đông Bắc Nigeria, Cơ đốc nhân chỉ nhận được 15% tiêu chuẩn trợ giúp khẩn cấp.

Những công việc làm bị mất vì cơn dịch là một dạng ngấm ngầm khác của kỳ thị tôn giáo.

Sau khi bị cho nghĩ vì những đợt đóng cửa “lockdowns”, một số Cơ đốc nhân đã không bao giờ được nhận lại làm việc. “Chắc chắn là chúng ta co thể thấy là cả những nhóm cực đoan và chính quyền đang lợi dụng cơ hội này để hợp thức hóa cho sự gia tăng bắt bớ,”

Khi những giới hạn Covid-19 làm suy yếu các chính quyền, những kẻ cực đoan biết rằng “chúng có thể cướp lấy thực phẩm và thuốc men từ những cộng đồng Cơ đốc vốn đã bị khốn khó trên khắp thế giới.”

Dù mọi người trên khắp thế giới đều bị khó khăn bởi nạn dịch, “một số đức tin đã làm cho họ thêm phần bất ổn.” Theo Open Doors, “Sự kỳ thị và đàn áp mà Cơ đốc nhân phải chịu đựng trong năm 2020 không thể nào bị quên đi, ngay cả khi dịch Covid-19 sẽ mờ nhạt đi trong ký ức của chúng ta.”

Công Nghệ Theo Dõi Đang Gia Tăng

Một khuynh hướng trong Danh Sách Theo Dõi Năm 2021 là việc dùng công nghệ cao cấp để gia tăng kiểm duyệt. Đây là điều đặc biệt ở Trung Quốc – xếp hạng 17 – là nước lần đầu tiên quay trở lại trong hàng “top 20” sau một thập niên. Ngoài chủ nghĩa Trung Quốc Hóa đức tin của họ, Cơ đốc nhân ở Trung Quốc còn chịu đựng hệ thống theo dõi và định vị họ mà đó là chuyện được cho trở nên bình thường. Những nhóm thiểu số tôn giáo khác, gồm cả những người Hồi Giáo Ngô Duy Nhĩ (Uyghur), cũng bị là mục tiêu.

Chris Meserole, giám đốc khảo sát của tổ chức (Khởi Động Công Nghệ Đang Lên & Thông Minh Nhân Tạo Brookings – tạm dịch từ Brookings Artificial Intelligence & Emerging Technology Initiative), nói rằng, “Điều này xảy ra ngoài nơi quý vị đến hội thánh hay đình chùa, thánh thất, tới mức những gì quý vị đang viết trên điện thoại cầm tay. Không một nước nào có thể sánh được với tầm mức công nghệ theo dõi mà Trung Quốc đã phát triển và đưa vào xử dụng.” 

Đảng Cộng Sản Trung Quốc cũng đang xuất khẩu những công nghệ này đến những chế độ độc tài.

Chủ Nghĩa Cực Đoan Là Một Mối Đe Dọa Đang Gia Tăng

Ở một số nước, Open Doors chỉ đến sự gia tăng của chủ nghĩa cực đoan là một nguyên nhân của sự gia tăng bắt bớ. Ở Ấn Độ chẳng hạn, đảng BJP với chủ nghĩa “quốc gia” muốn “làm vững chắc đức tin Ấn Độ Giáo,” nên cảnh sát thường được ra lệnh là không phản ứng với những vụ tấn công vào Cơ đốc nhân. “Nếu tất cả công dân Ấn Độ đều biết những gì đang xảy ra trong những cộng đồng Cơ đốc nhân này,” Curry cho biết, “họ sẽ bầu cho người khác.” Một đạo luật chống cải đạo ở một phần của Ấn Độ đang dẫn đến sự bắt giam nhiều Cơ đốc nhân.

Một lý do chủ nghĩa cực đoan là quá nguy hiểm, Curry thêm vào, là vì niền tin không cần một lãnh thổ đặc biệt để bị giới hạn bên trong các biên giới. Ý thức hệ ISIS, một thí dụ, trở nên một chứng di căn khắp thế giới” cho dù một số nhóm này đã bị đánh bại.

Phi Châu Tiếp Tục Là Điểm Nóng Cho Sự Giết Người

Trong số 4.761 Cơ đốc nhân bị giết vì lý do tôn giáo trong năm 2020 (con số thật còn cao hơn nhiều – ghi chú thêm của ND), trên 90% xảy ra ở Phi Châu. Hầu hết phân nửa xảy ra ở Nigeria, là nơi trung bình có 10 Cơ đốc nhân bị giết trong mỗi ngày. Boko Haram, Fulani, và những nhóm Hồi Giáo cực đoan vẫn đang tiến hành những cuộc tấn công bạo động trong suốt vùng Sahel.

Curry mô tả tình hình ở Nigeria như là diệt chủng, chú thích rằng sự bắt đạo kinh khủng đã loan rộng đến những nước có Cơ đốc nhân chiếm đa số, như ở Burkina Faso và Mozambique.

Một ước lượng cho thấy là có 1 trong 6 Cơ đốc nhân ở Phi Châu đang đối diện với sự kỳ thị tôn giáo và bạo động. Một điểm nóng là Sudan, mới được xuống hạng 13 ra khỏi 10 nước đầu bảng vì Sudan mới bãi bỏ luật phản đạo theo đó những Cơ đốc nhân cải đạo sang Cơ đốc giáo không còn bị án tử hình.

‘Đây Là Về Tự Do Lương Tâm’ 

Sự bắt bớ Cơ đốc nhân được định nghĩa, theo Open Doors, là “mọi sự thù nghịch vì cớ một người nhận diện lai lịch của mình với Đấng Christ.” Nó bao gồm “những thái độ, lời nó và hành động thù nghịch với Cơ đốc nhân.”

Dù Cơ đốc nhân không phải là nhóm tôn giáo duy nhất bị bắt bớ, Curry nói rằng họ là nhóm đức tin lớn nhất trong nhiều nước. “Mỗi người có quyền chọn lựa đức tin riêng của họ,” ông nói. “Đây là tự do của lương tâm.” Open Doors khích lệ mọi người tham gia với Chương Trình Cầu Nguyện 2021, cầu nguyện thay cho Cơ đốc nhân đang bị bắt bớ ở khắp nơi trên thế giới.

Sam Brownback, đại sứ lưu động cho vấn đề tự do tôn giáo trên thế giới của Bộ Ngoại Giao Mỹ, có lời cảnh cáo với những nước chủ trương bạo động bắt bớ tôn giáo trong một video. “Tôi muốn nói với những nước bắt bớ tôn giáo là những ngày của quý vị đang được đếm. Cả thế giới còn lại đang ghi chú.”

Brownback báo cáo là những cố gắng tận gốc đang được thực hiện để chống lại sự tăng vọt bắt bớ. “Một liên minh nay đã được thành lập với 32 nước để bảo vệ tự do tôn giáo cho tất cả các đức tin ở bất cứ nơi nào trên thế giới.” Tổ chức International Religious Freedom or Belief Alliance (Liên Minh Tự Do Tôn Giáo Và Niềm Tin Thế Giới) có kế hoạch đặt ưu tiên cho những chương trình bảo vệ trong năm 2021.

Những mục tiêu liên minh khác bao gồm việc tìm cách để các tù nhân lương tâm được thả ra, chấm dứt các luật “phản đạo”, bảo vệ những di tích tôn giáo trong những vùng tranh chấp, chiến đấu chống lại sự lạm dụng công nghệ, giáo dục tôn trọng tôn giáo, và quảng bá đối thoại giữa các đức tin.

 

Văn Bình

(Lược dịch theo: churchleaders.com)

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan