6 Cách Hiệu Quả Để Diệt Trừ Tội Lỗi

Share

Đây là lúc để xưng nhận tội lỗi trong sự hiện diện của Chúa.

Là người tin Chúa, chúng ta nói về việc tránh xa tội lỗi, nhưng điều này vô cùng khó khăn, vì chúng ta là những con người tội lỗi. Một trong những lý do là chúng ta thích thú phạm tội, dù chúng ta không thích thừa nhận điều đó. Chúng ta cảm thấy sự bị lôi cuốn trước khi phạm tội, rồi chúng ta cảm thấy mặc cảm tội lỗi sau khi phạm tội. Trong khi thật khó khăn vô cùng để tránh phạm tội, chúng ta nên nhận thức rằng Chúa muốn chúng ta nỗ lực sống một cuộc đời không tội lỗi. Chúa cho chúng ta bản chỉ dẫn để sống một cuộc đời tin kính và công chính trong Đấng Christ. Chúng ta được ban cho năng lực để nói “không” với tất cả mọi tội lỗi và mọi sự bất khiết. Kinh thánh nói, chúng ta được ban cho một bản chất và nhân dạng mới, một con người không bị ép buộc để phạm tội. Dưới đây là 6 cách hiệu quả để tiêu diệt tội lỗi.

Nhận diện những điều khiến bạn phạm tội

Đức Chúa Jêsus phán với các môn đồ: “Không thể không có những điều gây vấp phạm, nhưng khốn thay cho người nào gây ra điều ấy! (Lu-ca 17:1). Chúa Giê-su đang nói một sự thật nghiêm trọng ở đây, và chúng ta cần áp dụng nó vào trong cuộc sống của chúng ta và cũng thay đổi cách hành xử cho phù hợp. Nếu chúng ta muốn tiêu diệt tội lỗi, chúng ta phải hiểu những điều khiến chúng ta phạm tội và nhận biết trách nhiệm của chúng ta. Bước đầu tiên chúng ta phải làm là ăn năn tội lỗi, tìm hiểu lý do tại sao chúng ta phạm tội ngay từ đầu, và kêu cầu Chúa chữa lành những điểm yếu trong tấm lòng, linh hồn, và tâm trí chúng ta. Khi làm điều đó, chúng ta từ chối sống một cuộc đời như một nạn nhân của tội lỗi.

Vui mừng trong sự cứu rỗi của bạn

Sự vui mừng là điều bắt buộc trong việc chúng ta đắc thắng tội lỗi. Trong Thi Thiên 51:12, Đa-vít cầu xin Chúa, “Xin phục hồi niềm vui cứu rỗi của Chúa cho con, và lấy tinh thần khoan dung mà nâng đỡ con.” Đa-vít viết điều này sau khi ông phạm tội giết người và tà dâm. Hãy nhìn vào cách Đa-vít nài xin Chúa phục hồi niềm vui cứu rỗi của ông. Đây là chìa khóa bước vào sự đắc thắng tội lỗi. Chúng ta nên biết rằng Chúa nâng đỡ chúng ta với tinh thần khoan dung. Nếu chúng ta muốn chống lại tội lỗi, hãy vui mừng trong sự cứu rỗi. Chúa vui mừng lớn trong sự cứu rỗi chúng ta.

Tập chú vào luật pháp Chúa

Thông thường, con người cho rằng loại bỏ tội lỗi khỏi cuộc đời họ đồng nghĩa với việc thêm nhiều luật lệ vào cuộc đời họ. Chúng ta không nên nhìn theo cách này. Chúa ban cho chúng ta luật pháp để chúng ta ý thức về tội lỗi và quay về với Ngài. Rô-ma 3:19 dạy rằng ”Chúng ta biết rằng những điều luật pháp nói, là nói cho những ai ở dưới luật pháp để mọi miệng đều phải nín lặng, và cả thiên hạ đều chịu tội trước mặt Đức Chúa Trời”. Sau cùng, luật pháp của Chúa là tốt và là sự phản ánh bản chất của Đức Chúa Trời.

Tìm kiếm Đức Thánh Linh

Kinh thánh dạy dỗ chúng ta rằng Đức Thánh Linh có thể “ bị làm buồn” và “ bị dập tắt,” được trưng dẫn trong 1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:19 và Ê-phê-sô 4:30. Đây là lý do tại sao chúng ta phải hiệp thông liên tục với Ngài và sẵn lòng ăn năn khi chúng ta nhận biết tội lỗi của mình. Rất thường xuyên, chúng ta cất giấu tội lỗi trong nơi bí mật của tấm lòng. Chúng ta quá lo sợ việc đối diện với tội lỗi của mình. Chúng ta thậm chí không muốn nói về tội lỗi của chúng ta với Chúa. Lẽ thật là nếu chúng ta muốn được đầy dẫy bởi Đức Thánh Linh, chúng ta phải sẵn sàng mở nơi bí mật của lòng mình và mời Ngài vào trong. Hãy tìm kiếm Đức Thánh Linh để chúng ta có sức mạnh chống lại tội lỗi.

Quay trở lại với người khác để được sự khích lệ

Nếu chúng ta muốn giết chết tội lỗi, chúng ta phải kéo người khác vào trong cuộc chiến mà chúng ta đang đối phó, để chúng ta có thể thắng hơn chúng. Điều này đặc biệt quan trọng khi kéo những Cơ đốc nhân khác, là người có thể đi cùng với chúng ta. Kinh Thánh dạy dỗ rằng, “Vậy, hãy xưng tội cùng nhau và cầu nguyện cho nhau để anh em được lành bệnh. Lời cầu nguyện của người công chính có quyền năng và rất linh nghiệm” (Gia cơ 5:16). Nếu bạn đang cảm thấy cô đơn, bạn sẽ cảm thấy dễ bị tổn thương hay yếu đuối. Chúng ta phải ghi khắc rằng chúng ta không được tạo dựng để trải qua hành trình sống và tội lỗi mà thôi. Chúng ta được kêu gọi để yêu thương và phục vụ lẫn nhau. Khi chúng ta làm như vậy, chúng ta thật sự tìm thấy sức mạnh để đương đầu với tội lỗi.

Kháng cự kẻ thù

Nếu chúng ta cố gắng giết chết tội lỗi, bắt buộc chúng ta phải chống lại ma quỷ và tất cả những lời hứa rỗng tuếch của nó. Là Cơ đốc nhân, chúng ta phải nhận thức sự thực hữu của ma quỷ và sự hiện diện liên tục của nó quanh chúng ta. Chúng ta sẽ đấu tranh để đứng vững trên đức tin của chúng ta. Ngay cả những tín đồ kiên định nhất cũng vậy. Chúng ta phải thấy rằng kẻ thủ của chúng ta không phải chỉ là ý tưởng con người. Chúng là nguồn của sự tối tăm. Ê-phê-sô 6:12 nói, “Vì chúng ta chiến đấu, không phải chống lại thịt và máu, nhưng chống lại các quyền thống trị, các thế lực, các kẻ nắm quyền bá chủ thế giới mờ tối nầy, và các thần dữ ở các nơi trên trời.” Một trong những vũ khí thực tế nhất chúng ta dùng để chiến đấu với ma quỷ và tội lỗi là sự khôn ngoan, đức tin, và sự hiểu biết về Chúa cùng Lời của Ngài.”

Chúng ta sẻ phải đấu tranh chống lại tội lỗi mỗi ngày, nhưng chúng ta được phước khi có một người Cha yêu thương chúng ta, ngay cả khi chúng ta phạm tội. I Cô-rinh-tô 15:56-58 dạy rằng, “Cái nọc của sự chết là tội lỗi, sức mạnh của tội lỗi là luật pháp. Nhưng tạ ơn Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta sự đắc thắng nhờ Chúa chúng ta là Đức Chúa Jêsus Christ. Vậy, thưa anh em quý mến của tôi, hãy vững vàng, chớ rúng động, hãy làm công việc Chúa cách dư dật luôn, vì biết rằng công khó của anh em trong Chúa chẳng phải là vô ích đâu.” Cách thực tế duy nhất để bẻ gãy chu trình tội lỗi là chấp nhận rằng chúng ta không thể ngừng phạm tội. Điều này nghe có vẻ thật mâu thuẫn, nhưng nếu ai đó không ngừng cố gắng để cứu chính mình, không có cách nào để họ an nghĩ trong sự hiểu biết về sự cứu rỗi của mình. Niềm vui thật của sự cứu rỗi của chúng ta đến từ việc chấp nhận cách ân điển của Chúa bao phủ đời sống chúng ta. Khi chúng ta thật sự hiểu điều này, tội lỗi sẽ mất đi quyền lực của nó.

 

An Nhiên

(Lược dịch theo: beliefnet.com)


Lesli White tốt nghiệp Đại học Virginia Commonwealth chuyên ngành truyền thông đại chúng và tập trung vào báo in và báo mạng. Tại trường, cô đã tham gia khóa học về nghiên cứu tôn giáo và khai thác tài năng kể chuyện của mình. White có một nền tảng đức tin phong phú. Cha của cô, là mục sư tại giáo phái Lutheran và một life coach (chuyên viên giúp bạn phát huy tối đa tiềm năng của mình và đạt được kết quả mong muốn) đã ảnh hưởng lớn lao đến niềm tin của cô, giúp cô nhận thấy giá trị của việc chia sẻ sứ điệp của Đấng Christ với những người khác. Cô phục vụ trong hội thánh khi còn rất trẻ. Một trong số vai trò này bao gồm phụ tá mục vụ, mục vụ tương trợ, mục vụ thờ phượng và âm nhạc và hội đồng hội thánh

 

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan