4 Cách Để Không Đồng Ý Một Cách Hòa Nhã Với Các Cơ Đốc Nhân Khác

Share

Một số cơ đốc nhân hăng hái bảo vệ giáo lý chân chính. Tuyệt và tốt.

Nhưng sự hiệp nhất trong thân thể Đấng Christ có phải là một trong những giáo lý chúng ta cố gắng bảo vệ không? Sự hiệp nhất của Hội Thánh là một trong những mục đích của sự chết của Đấng Christ (Ê-phê-sô 2:14). Điều này, cũng như những điều khác, là điều Tân Ước gọi kêu gọi chúng ta trân trọng và giữ gìn. Vì vậy, lòng nhiệt thành của chúng ta đối với thần học không bao giờ được vượt hơn lòng nhiệt thành của chúng ta đối với những anh chị em thực sự trong Đấng Christ. Chúng ta phải được đánh dấu bởi tình yêu thương. Như cha của tôi luôn nói, chúng ta phải đeo đuổi cả giáo lý phúc âm và văn hóa phúc âm.

Trong Tân Ước, khiêm nhường là con đường dẫn đến sự hiệp một. Ví dụ, lời khuyên của Phao-lô cho người Phi-líp về việc “hãy đồng một tư tưởng” (Phi-líp 2:2) tiếp theo là lời kêu gọi của ông về “hãy khiêm nhường, coi người khác như tôn trọng hơn mình” (Phi-líp 2:3), bắt chước hành động của Đấng Christ đối với họ trong phúc âm (Phi-líp 2:5-11).

Hoặc xem xét lời kêu gọi của Phao-lô về sự hiệp nhất trong Rô-ma 14. Vấn đề được trình bày trong chương này là xung đột về luật thức ăn của người Do Thái, nhưng những nguyên tắc mà Phao-lô viện dẫn có thể áp dụng cho nhiều vấn đề khác. Mối quan tâm lớn hơn của ông trong chương này là các niềm tin khác nhau của người La Mã không phải là nguồn cơn gây chia rẽ giữa họ. Như vậy, người “mạnh” và kẻ “yếu” được kêu gọi để chấp nhận lẫn nhau.

Đặc biệt, giữa những khác biệt về lương tâm của họ, Phao-lô kêu gọi họ hãy đón tiếp (Rô-ma 14:1), đừng cãi lẫy (Rô-ma 14:1), chớ khinh dể nhau (Rô-ma 14:3), và đừng xét đoán nhau (Rô-ma 14:3, 14). Phao-lô thậm chí còn kêu gọi người Rô-ma từ bỏ các quyền của họ và điều chỉnh cách làm của họ để không xúc phạm đến lương tâm của anh em:

Vả, nếu vì một thức ăn, ngươi làm cho anh em mình lo buồn, thì ngươi chẳng còn cư xử theo đức yêu thương nữa. Chớ nhân thức ăn làm hư mất người mà Đấng Christ đã chịu chết cho.

— Rô-ma 14:15

Ngày nay, cũng có rất nhiều những trường hợp mà các Cơ đốc nhân sẽ bị cám dỗ để tranh cãi, khinh dễ nhau, và đoán xét lẫn nhau. Thay vì như vậy, chúng ta phải quyết tâm” không bao giờ đặt một cớ vấp phạm hoặc một vật cản trở trên con đường của một người anh em” (Rô-ma 14:13). Như Phao-lô, chúng ta thậm chí phải sẵn lòng thực hiện những điều chỉnh hy sinh vì mục đích của sự hiệp một của chúng ta với những người khác trong thân thể Đấng Christ. Nếu việc duy trì sự hiệp một trong thân thể Đấng Christ không khiến bạn trả giá gì- nếu điều này không đau đớn- thì có lẽ bạn chưa điều chỉnh đủ.

Phao-lô đặt nền cho lời kêu gọi của mình trong Rô-ma 14:10 trong thực tế rằng mỗi người đều sẽ đứng trước tòa phán xét của Đấng Christ.

Nhưng ngươi, sao xét đoán anh em mình? Còn ngươi, sao khinh dể anh em mình? Vì chúng ta hết thảy sẽ ứng hầu trước tòa án Đức Chúa Trời.

Điều này thật tốt để ghi nhớ: Chúng ta sẽ chịu trách nhiệm về lời nói và hành vi thần học của mình, không kém hơn bất kỳ lĩnh vực nào trong cuộc sống của chúng ta. Khi chúng ta đứng trước ngai trong ngày phán xét, chúng ta sẽ nhìn lại và tự hào những trận chiến nào mà chúng ta đã chiến đấu? Tôi nghĩ rằng hầu hết những cuộc tranh luận trên Twitter của chúng ta sẽ không nằm trong số đó.

Sự hiệp một trong Hội Thánh rất giá trị với Chúa Giê-su vì Ngài đã chịu chết cho điều này. Nếu chúng ta quan tâm về thần học, chúng ta cũng hãy quan tâm về sự hiệp một.

Cách xử lý sự khác biệt

Khi bạn đọc điều này, bạn có thể đang làm việc thông qua các nhánh của các chọn lựa thần học, cho dù trong công việc của bạn, hội thánh, giáo hội hoặc một số mối quan hệ khác. Tất cả chúng ta sẽ đối diện với những thách thức này vào lúc này hoặc lúc khác. Thực tế là nếu bạn nghĩ cho bản thân, bạn có thể, vào lúc này hoặc lúc khác, giữ một quan điểm khác với những gì thuận với xã hội.

Khi điều đó xảy ra, bạn nên làm gì?

1. Hãy Thành Thật

Chúng ta phải minh bạch về niềm tin của mình, ngay cả khi điều đó gây ra sự gián đoạn trong nghề nghiệp, sinh hoạt hội thánh hoặc các mối quan hệ của chúng ta. Sự đau đớn như thế khiến không đáng để lương tâm bạn bị làm chai khô bằng cách chính bạn trình bày sai lạc về bản thân hoặc quan điểm của bạn. Một số người dường như “điều chỉnh” sự xác tín của họ với mỗi một bối cảnh mới.

Bất cứ những khác biệt tinh vi nào khác (khiến thật khó nhận ra được sự khác biệt, LND), có thể liên quan đến cách bạn nghĩ về việc trình bày quan điểm của mình trong bối cảnh xác định hoặc trong công việc, thì sự thật là nói dối vẫn là tội lỗi. Vì vậy, khi một tuyên ngôn về giáo lý đòi hỏi sự xác định của bạn là “không có bất cứ ý nào khác”, thì nó có nghĩa là không có bất cứ ý nào khác.

2. Hãy tế nhị

Trung thực không giống như tự chia sẻ quan điểm của bạn vào thời điểm sớm nhất có thể, bất kể bối cảnh. Có những lúc phải yên lặng; có những lúc chỉ trả lời câu hỏi bạn được hỏi. Ví dụ: khi bạn đang chia sẻ phúc âm với ai đó hoặc khi bạn đang tìm cách xây dựng tình bạn Cơ đốc, có thể có những chủ đề bạn không cố ý nhắc đến trong giai đoạn đầu của cuộc trò chuyện hay mối quan hệ. Đó không hẳn là sự thỏa hiệp; điều này thường phản ánh sự khôn ngoan.

3. Hãy ân hậu

Sự tử tế và lịch sự ngày càng trở nên khan hiếm trong thời buổi ngày nay. Càng ngày, sự phẫn nộ càng trở nên lề thói của con người. Do đó, chúng ta có thể làm chứng cho phúc âm bằng cách nói năng với lòng tử tế và chừng mực khi điều hướng những bất đồng thần học của mình.

Hãy vượt ra khỏi lề thói của mình mà thể hiện tình yêu và sự tôn trọng đối với người kia, ngay cả khi người đó khiến bạn tức giận. Thực hiện chẩn đoán mức thần học là một cơ hội để sống thực hành của Chúa Giê-su trong Giăng 13:35: ”Nếu các ngươi yêu nhau, thì ấy là tại điều đó mà thiên hạ sẽ nhận biết các ngươi là môn đồ ta.”

4. Hãy tin tưởng

Đức Chúa Trời có quyền tối cao đối với ngay cả những thay đổi về giáo lý của bạn. Ngài đang tìm kiếm bạn. Tóc trên đầu của bạn đã được đếm hết. Bạn có thể tin cậy Ngài hướng dẫn và chăm sóc bạn. Khi vợ tôi và tôi sống ở Chicago trong năm Sa-bát và học tập. Chúng tôi đã dùng câu Thi Thiên 121:3 làm câu chủ đề của chúng tôi.

Ngài không để cho chân ngươi xiêu tó; Đấng gìn giữ ngươi không hề buồn ngủ.

— Thi Thiên 121:3

Mỗi buổi tối, trước khi đi ngủ chúng tôi cầu nguyện để sự hướng dẫn của Chúa về nơi nào Ngài sẽ đặt để chúng tôi sau khi năm này kết thúc.

Ngài đã đáp lời cầu nguyện ấy. Nhìn lại cuộc đời tôi, tôi có thể thấy Chúa đã thành tín dẫn dắt chúng tôi qua sự thay đổi về giáo lý và giáo phái của chúng tôi, và mang chúng tôi đến nơi mà chúng tôi có thể vui vẻ phục vụ.

Đó là một ý nghĩ khích lệ và êm dịu khi nhớ rằng Chúa đang chăm chú theo dõi con đường chúng ta bước đi — bao gồm cả những thay đổi thần học của chúng ta.

 

 

An Nhiên

(Lược dịch theo: thegospelcoalition.org)

Ghi chú của tác giả: Bài viết này là một đoạn trích chuyển thể từ cuốn sách mới của Gavin Ortlund là Finding the Right Hills to Die On: The Case for Theological Triage (Crossway/TGC, 2020).


Gavin Ortlund (Tiến sĩ, Chủng viện thần học Fuller) là một người chồng, người cha, mục sư, và tác giả. Ông phục vụ như một mục sư trưởng của Hội Thánh Báp Tít Đầu Tiên của Ojai ở Ojai, California. Gavin viết blog thường xuyên tại Soliloquium. Ông là tác giả của Theological Retrieval for Evangelicals: Why We Need Our Past to Have a Future (Crossway, 2019) and Finding the Right Hills to Die on: The Case for Theological Triage (Crossway/TGC, 2020). 

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan