8 Điều Cần Nhớ Khi Giải Quyết Tranh Chấp

Share

Khi viết bài này, tôi đang ở trong thời gian suy gẫm. Tôi đang suy nghĩ về cách giải quyết với những chỗ khó khăn như là một mục sư 59 tuổi so sánh với cách của một thầy giảng 20 tuổi mới ra trường. Tôi không có ý nói là câu chuyện của tôi phải là của mọi người, nhưng có một số điều tôi học được đã giúp tôi cho đến ngày hôm nay:

1. Sự việc ít khi thực sự xấu như chúng có vẻ xấu. 

Chúng có thể xấu — thế nên tôi không muốn bỏ qua những mục sư phải đối diện với những tình trạng thật sự khó khăn — nhưng tôi học được là có những lúc tôi tưởng tượng ra một tình trạng xấu hơn là tình trạng thật sự.

2. Nếu Chúa tiếp tục ban cho chúng ta sự sống, mặt trời sẽ mọc lên vào ngày mai. 

Ý của tôi là Đức Chúa Trời vẫn đang tể trị, và Ngài là Đấng ban cho hy vọng. Một ngày mới là một sự nhắc nhở rằng mọi sự có thể trở nên tốt hơn.

3. Một giấc ngủ đêm tốt có thể làm những điều lớn lạ.

Tôi nhận thức, dĩ nhiên, là nhiều khi sự tranh chấp cướp đi giấc ngủ của chúng ta. Dù vậy, tôi học được là sau đó tôi cần cầu xin Chúa ban cho tôi sự yên nghĩ ngọt ngào khi đang ở giữa sự giận dữ – và Ngài ban ân sủng cho điều đó.

4. Cứ mỗi một người gây rối trong hội thánh thì luôn luôn có một người kính sợ Chúa.

Những người gây rối có thể lớn tiếng và lớn lối, nên rất thường khi chúng ta bị đánh lạc hướng không nhìn thấy tâm tình tốt đẹp của dân sự của Chúa. Việc biết rằng có những người kính sợ Chúa đứng bên cạnh bạn sẽ giúp bạn đối phó với sự tranh chấp. 

5. Thật không khôn ngoan lắm khi chiến đấu một mình. 

Điểm này liên hệ trực tiếp với điểm 4 ở trên. Chúa ban cho chúng ta có những anh chị em để đồng hành với chúng ta – và thật không khôn ngoan chút nào (thậm chí là khờ dại) khi cứ cố gắng tự mình tranh đâú.

6. Sự môn đồ hóa yếu kém góp phần vào việc có tranh chấp. 

Những người cứ là tín hữu “trẻ con” ít khi biết được cách giải quyết sự bất đồng trong một cách trưởng thành thuộc linh. Họ chịu trách nhiệm cho những hành động của họ, nhưng hội thánh không có kỷ luật hay môn đồ hóa không thể giúp được họ

7. Chúng ta thường làm sự tranh chấp trở nên trầm trọng hơn bằng cách phản ứng quá nhanh. 

Thật khó mà thay đổi những hướng diễn biến ngay lập tức bằng cách vội vã gửi đi một email được viết rất nhanh. Một lời nói trong lúc vội vàng trước khi được suy nghĩ thấu đáo thường gây ra những thiệt hại. Tôi vẫn phải học chờ đợi trước khi phản hồi.

8. Đức Chúa Trời tể trị, và Ngài dùng sự tranh chấp để phát triển chúng ta.

Chúng ta có thể không thích khi chuyện tranh chấp đang xảy ra, nhưng đây là điều tôi học trong nhiều năm: Tôi là một người sống theo Đấng Christ một cách tốt hơn vì những gì tôi học được trong những ngày khó khăn nhất của mục vụ của mình. Đặc biệt, Chúa thường dùng chúng để khiến tôi làm điều rất cần là quỳ xuống trước Ngài – mà chỗ này luôn luôn là một chỗ rất tốt

Bạn học được những gì qua những tranh chấp trong mục vụ?

 

Nguyễn Bình

(Lược dịch theo: outreachmagazine.com)

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan