Đặc Ân Của Sự Khích Lệ – P.1

Share

Tom cười nở rộ khi vị thầy giáo dạy Anh Ngữ ở trung học trao cho anh ta bài làm của anh đã được chấm điểm.

“Đây là việc ưu tú,” được viết trên đó.

Tom thoáng nhìn vào lời ghi nhận nhiều lần, rồi cẩn thận đặt nó vào trong tập của mình. Sau giờ học vị thầy giáo nói, “Tom, anh là một học sinh rất tốt và anh đang đi một hành trình rất xa trong đời. Anh có bao giờ suy nghi tới việc học đại học không?”

Nhưng cho tới năm nay, Tom đã và đang bị đói những lời khuyến khích. Xuất thân từ một gia đình hư hoại, anh ta đang bị đẩy đưa từ nhà này đến nhà khác. Phần nhiều thời gian của anh ta khi ở trung học là la cà với một bọn gần như bụi đời vô luật pháp và những kẻ thua thiệt. Điều xa cách nhất trong tâm trí của anh là học đại học. Nhưng năm nay anh ta có một người thầy giáo Anh Ngữ mà không bao giờ bỏ bê việc khuyến khích anh ta.

Những năm đã trôi qua, và Tom bây giờ đã có vợ, có một gia đình, và – bạn có biết không – anh là một vị giáo sư dạy Anh Ngữ ở đại học. “Khi tôi nhìn lại,” Tom nói, “Tôi đặt để sự thành công của tôi vào vị thầy giáo trung học đó. Khi bà mới bắt đầu khích lệ tôi, tôi cảm thấy vui sướng và hơi hổ thẹn. Không một ai đã khích lệ tôi như vậy, và trước khi năm đó trôi qua, tôi đã cảm thấy rằng mình đáng một cái gì đó và rằng mình muốn đi học đại học.”

Sự khuyến khích – một trong những điều quan trọng nhất trong đời! Nó nâng chúng ta lên trên một sự hiện hữu tầm thường và bộc lộ ra những tiềm năng hứng thú. Nó giúp chúng ta vượt qua nh?ng lúc khó khăn. Và nó thách thức chúng ta trở nên những con người chúng ta được tạo dựng nên!

Mỗi ngày chúng ta nghe hay đọc về những lực sĩ tài giỏi, những nhạc sĩ điêu luyện, những họa sĩ tài ba, những thương gia thành công, và những chính trị gia nỗi tiếng. Chúng ta xem họ trên ti-vi và đọc về họ trong báo chí. Và tôi thiết nghĩ chúng ta tất cả đều ước mong chúng ta cũng có thể là người giỏi nhất trong một lãnh vực nào đó. Nhưng bạn có bao giờ suy xét chính mình trở nên một người hay khích lệ “nỗi tiếng” không? Kinh Thánh Tân Ước ghi nhận những sinh hoạt c?a một người như vậy. Tên ông là Barnabas, mà có nghĩa là “Con trai của sự khích lệ”.

“Các sứ đ đã gởi thơ tới người Gentiles ở An-ti-ốt: và khi họ đc thơ, họ vui mừng vì sự khích lệ từ đó.”

Một ngày kia một bà lảo, vừa góa phụ và đơn độc, rất thất vọng. Bà đã tìm tới vợ của vị mục sư để tìm lời an ủi. Sau khi lắng nghe một cách hết lòng, bà vợ của vị mục sư người thường xuyên khuyến khích người khác nói, “Tôi nghĩ tôi có thể giúp đở bà, nhưng bà sẽ phải hứa với tôi điều đơn giản mà tôi sẽ yêu cầu bà trong bao thơ này.” Sau khi thảo luận và trấn an rằng “toa thuốc” trong bao thơ sẽ không làm tổn hại bà ta hay bất cứ người nào khác, bà đã mở bao thơ dán kín ra. Tờ giấy đơn giản nói rằng, “Hãy đi tới tiệm bán hoa và cây kiểng gần nhất và chọn những hạt giống cho loại hoa mà bà thích nhất. Trồng đủ hoa để có thể cho ít nhất một thành viên trong hội thánh của bà mỗi tuần, những ai đang bệnh hoạn, đang trong tình trạng thất vọng, hay những ai chỉ cần đến một sự khích lệ,

Nghi ngờ về hiệu lực của nó, bà đã theo lời khuyên của vị cố vấn của mình. Trong một vài tháng, bà đem hoa đến cho người này người kia trong hội thánh của mình. Nếu bạn hỏi bà khi nào sự thất vọng của bà được cất đi, bà sẽ khó mà nói cho bạn biết lúc nào. Có phải sau năm cái ôm an ủi đầu tiên và những lời cám ơn chân thành? Hay là năm cái sau đó? Dù gì đi nữa, bà đã khuyến khích những người khác, và họ đã đáp lại bà sự khích lệ.

Bạn có thể không là một lực sĩ chuyên nghiệp hay một cố vấn gia được huấn luyện, nhưng “mùa khích lệ” luôn luôn đang bắt đầu, và bạn hơn cả đủ điều kiện để gia nhập đội nếu bạn muốn trở nên một trong những người hay nhất thế giới!

Sự khuyến khích làm những gì

Sự khuyến khích ngăn trở chúng ta khỏi bỏ cuộc. “Vậy, khi các người đó đã từ giã Hội thánh, xuống thành An-ti-ốt, nhóm hết thảy anh em lại và trao thơ cho. ” (Công-vụ các Sứ-đồ 15:30)

Bạn có bao giờ xem một người chạy đường dài chưa? Nếu có, bạn có để ý vòng đua sau cùng hay “chặn đường về dích” là khi anh ta tăng tốc độ và kết thúc mạnh mẽ trong khi những người hâm mộ hò la, mặc dù người chạy đã cảm thấy anh “không còn lại gì hết” chỉ vài phút trước đó. Khi anh ta đã được một nguồn xung độ năng lượng mới. Cái gì đã làm nên sự khác biệt? Sự huấn luyện, sự bền bĩ, và sự khích lệ.

Sự khích lệ là một lực thuộc linh hùng mạnh không kém trong đời sống của tất cả những ai đang “chạy đua” cho Đấng Christ. Sự khuyến khích nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta đang có một “đám mây lớn gồm những chứng nhân” vây trên thiên đàng hò vui ủng hộ chúng ta hoàn tất cách trung tín như là họ đã làm.

Nếu bạn có bao giờ nhận một cú điện thoại từ một người bạn thân phá tan đi một buổi tối cô đơn, thất vọng, hay một ngày khó khăn ở sở làm, bạn biết được quyền năng của sự khích lệ đầu tay. Những lời khuyến khích làm mạnh mẽ những tấm lòng bị yếu mòn đi bởi chướng ngại, cho chúng ta có sự can đảm để tiếp tục, và nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta không đơn độc – có người quan tâm.

Sự khích lệ làm chúng ta có thể tiến về phía trước. Đức Chúa Trời bảo Môi-se “hãy truyền mạng lệnh cho Giô-xuê, làm cho người vững lòng bền chí hơn; vì ấy là người phải đi qua trước mặt dân này, khiến chúng nhận lấy xứ mà ngươi sẽ thấy” (Phục Truyền 3:28). Có nhiều điều mà Môi-se đã có thể làm. Nhưng Đức Chúa Trời biết những gì mà Giô-suê cần nhất – sự khích lệ. Và điều này thật đúng cho bạn và tôi và những người xung quanh chúng ta. Chúng ta tất cả đều cần sự khích lệ.

Tôi nhớ ngày mà tôi đang nói chuyện với một bà nọ người mà đã đang chỉ trích vị mục sư của bà. Tôi liền hỏi bà có khuyến khích ông không. “Ông ta?” bà thoát lên. ” Ông ta không cần được khuyến khích. Ông lúc nào cũng nỗi bật lên bảo người này người kia cái gì phải làm mà!”

“À,” Tôi nói, “đó có lẽ chính là loại người mà cần nó.”

Trẻ em mà được khuyến khích mỗi ngày thành tựu nhiều hơn những em cứ nghe hoài những lời chỉ trích từ cha mẹ và thầy cô giáo. Không có giới hạn nào những gì mà trẻ em hay các nhân viên sẽ cố gắng để làm khi họ nhận được sự khích lệ thường xuyên.

Sự khích lệ dẹp đi sự sợ hãi và khuyến khích hành vi can đảm. Phần lớn nhiều người có thể làm nhiều hơn họ đang làm bây giờ nếu họ chỉ được khích lệ. Một cô con dâu, một anh họ, hay một người hàng xóm có thể thực sự được tận dụng nếu anh ta hay cô ta được khuyến khích. Và bạn là người có thể làm những chuyện đó xảy ra nếu bạn chỉ nói những lời đó!

Bấy giờ, Giô-na-than, con trai của Sau-lơ đứng dậy, đi đến cùng Đa-vít ở trong rừng, làm cho người vững lòng tin cậy nơi Đức Chúa Trời, mà rằng: Chớ sợ chi, vì tay của Sau-lơ, cha tôi, sẽ chẳng đụng đến anh đâu. Anh sẽ làm vua Y-sơ-ra-ên, còn tôi sẽ làm tể tướng anh; Sau-lơ, cha tôi, cũng biết rõ điều đó.

— 1 Sa-mu-ên 23:16-17

Giô-na-than thật là một phước hạnh đối với bạn của anh, Đa-vít. Và bạn có thể làm như vậy đối với những người mà bạn biết.

Khi chúng ta khuyến khích những người khác, chúng ta có thể trở thành một tấm gương của Chúa. Cha Thiên Thượng của chúng ta dùng bạn và tôi để khuyến khích lẫn nhau – sự khích lệ đến với chúng ta qua sự đọc Kinh Thánh, những thời giờ tỉnh nguyện. 

Nhưng sự khích lệ nhân tánh là một cách khác mà Chúa dùng để ban phước và dạy dỗ dân sự Ngài. Chúa đặt dân sự Ngài trong những nơi dự kiến để khích lệ những người khác với những lời phải lẽ vào những lúc có cần.

Sự khích lệ giúp chúng ta thiết lập bộ diện về sự kêu gọi của chúng ta. Trong sách Sử Ký 2, chúng ta đọc về Giô-sê đặt để những thầy tế lễ vào chức vụ của họ. Nhưng ông đã không chỉ ban cho họ những chức vụ. Ông “khuyên giục chúng về việc của đền Đức Giê-hô-va” (2 Sử Ký 35:2). Mỗi một chúng ta cần biết rằng việc làm của chúng ta là quan trọng và chúng ta cần được khích lệ. Thật khác làm sao những ai mà không bao giờ dường như biết họ thuộc về đâu hay những việc làm hàng ngày của họ có can hệ gì không.

Tiến sĩ Clyde Narramore là người sáng lập Hội Cơ Đốc Nhân Narramore, là Chủ Tịch trong nữa thế kỷ, và là một giảng viên nỗi tiếng ở hội đồng và trên ra-đi-ô, và là một tác giả.

 

(Nguồn: vietchristian.com)

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan