Đặc Ân Của Sự Khích Lệ – P.3

Share

Ít ni trong cánh đồng

Dường như lạ có quá ít người trong thế gian này khuyến khích những người khác. Bạn có thể nghĩ rằng vì sự khuyến khích là một trong những điều quan trọng trong đời, nhiều người đang bận rộn thi hành nó. Nhưng đó không là tình trạng thực tại. Rất hiếm mà tìm được một người mà thường hay khuyến khích người khác.

Stephanie, một người mẹ, một ngày nọ nói, “Tôi không bao giờ nhớ có ai khuyến khích tôi trong suốt những năm trưởng thành. Bạn có lẽ nghĩ rằng một người nào đó đã đưa ra những nhận xét khuyến khích. Nhưng tôi nghĩ họ đều đang nghĩ về chính họ. May thay, tôi lấy chồng một người đàn ông tuyệt vời mà khích lệ tôi nhiều lắm mỗi ngày. Khi chúng tôi mới cưới nhau, tôi đã không tin rằng anh ta thực sư có ý muốn nói những gì anh ta nói. Sự khích lệ và những lời khen ngợi là xa lạ đối với tôi. Nhưng, dĩ nhiên, bây giờ tôi không nghĩ là tôi có thể sống mà không có nó.”

Nói tóm lại, khi bạn trở nên một người hay khích lệ, bạn sẽ khám phá ra bạn là một “giống hiếm có.” Nhưng điều đó chỉ làm cho công vụ khuyến khích của bạn càng có nhiều ý nghĩa hơn. Nó thật là một kỷ vật bất thường.

Có người nói rằng cần phải tới bảy lời tích cực để tương phản một lời tiêu cực. Hãy nhìn xung quanh, bạn sẽ để ý thấy rằng người ta đang đói kém sự khích lệ. Nhiều người nhận được rất ít hay không một lời khích lệ nào trong một tuần. Hãy chọn làm một người hay khích lệ, và bạn sẽ ban ra một sự phục vụ mà ít người làm, nhưng triệu triệu người ao ước. Nhưng liệu chúng ta có thể học hỏi để trở thành những người hay khích lệ hay không nếu chúng ta chính mình không được khuyến khích đủ? Câu trả lời là một cái “yes” nhấn mạnh. Nói đòi hỏi sự hiểu biết và nhiều sự trưởng thành, nhưng chúng ta tất cả đều có thể làm được.

“Thích người ta vì những điểm mạnh của họ, Đừng không thích người ta vì những yếu điểm của họ.”

Tại sao một vài người không khích lệ người khác

Suốt ngày chúng ta đi vòng vòng đụng chạm lẩn nhau. Một vài sự va chạm sản sinh ra những kết quả tích cực bởi vì người kia nay những lời khích lệ. Trái lại, có một vài người mà chúng ta chạm vai với nhưng ước muốn đã không. Họ ít khi có một lời khích lệ để ban cho – thực sự, họ có thể tiêu cực, hay chỉ trích, cạnh tranh, hay không quan tâm.

Tại sao những người này KHÔNG thể khuyến khích những người khác? Có một số lý do. Hãy cùng nhau xem xét một vài:

  • Họ có lẽ đã không biết được tầm quan trọng của việc khuyến khích một người khác. Họ đã không ngừng mà suy nghĩ đến những gì mà sự khuyến khích có thể đạt được. Họ bị thu hút bởi chính mình họ.
  • Có một ví dụ tuyệt vời của mối liên hệ này đã được ghi lại trong sách Ru-tơ, đoạn hai, câu bốn. Boaz, người chủ, đã chào đón kẻ làm công cho mình bằng lời, “Đức Chúa Trời ở cùng ngươi,” và những người làm công đáp lại, “Đức Chúa Trời ban phước cho người”. Thật là một cách hay để bắt đầu một ngày làm việc! Tuy nhiên một số chủ sở bỏ bê tầm quan trọng của một người hay khích lệ người khác trong sở làm của họ. Cũng thật như vậy đối với những bậc làm cha mẹ, những vị mục sư, và nhiều người khác nữa.
  • Họ có lẽ đã không nhận đủ những sự khuyến khích khi còn là con trẻ. Nó có vẻ xa lạ đối với họ. Nó chỉ không là một phần của cách sống hàng ngày. Những người này có thể có khuynh hướng hay nhận thức những yếu đuối sai lầm ở người khác và chỉ chúng ra. Nhưng họ không cân bằng điều này với những lời khuyến khích và khen ngợi. Tôi có một câu thông ngôn mà tôi thích:
  • Thích người ta vì những điểm mạnh của họ; đừng không thích người ta vì những yếu điểm của họ.
  • Chúng ta nên luôn có thể tìm được những điều để khuyến khích người khác.
  • Họ có thể có một hình ảnh tiêu cực về chính mình. Anh ta có thể nghĩ quá nhỏ nhen về chính mình đến nỗi anh chỉ không thể với tới những người khác. Tôi là ai? Anh ta nghĩ, và nếu anh ta phải trả lời câu hỏi của chính mình, câu trả lời rất có khuynh hướng là, tôi không là ai cả. Và rồi, thái độ này thường thường liên hệ đến những kinh nghiệm trước kia của anh ta. Một quan niệm lành mạnh về chính mình đã không được gây dựng và hổ tương bởi cha mẹ và những người khác mà đã có thể giúp anh ta phát triển những cảm giác tích cực về chính mình. Bây giờ, là một người trưởng thành, anh ta có rất ít sự khích lệ để chia xẻ.
  • Họ có thể có ít hoặc không có chút vui thỏa nào của Đức Chúa Trời trong đời sống của họ. Họ có thể là Cơ Đốc Nhân, nhưng vì lý do nào đó họ đã không phát triển về mặt thuộc linh. Họ không để Chúa khuyến khích họ từ lời của Ngài và qua sự tương giao với Ngài trong sự cầu nguyện và qua sự thông công với những Cơ Đốc Nhân khác. Những người như vậy thường thường không nhìn lên Chúa và trông cậy Ngài hướng dẫn họ. Vì thế họ thấy rất ít, nếu có, những trường hợp Chúa đang làm việc trong đời sống của họ mà nhờ đó để khuyến khích những người khác.

May thay, con người có thể thay đổi. Với thời gian và sự tận hiến, một người mà chưa bao giờ có thể khuyến khích người khác có thể trở thành một người hay khuyến khích giỏi.

Người hay khuyến khích tối hậu

Có nhiều người mà khuyến khích chúng ta, nhưng nguồn gốc tối hậu của mọi sự khích lệ là Chúa, Đấng tạo ra chúng ta. Vì thế để tôi chia xẻ những nền tảng tối hậu của sự khuyến khích – sự khích lệ của Chúa cho chúng ta. Ngay sau khi Ngài đặt người đàn ông và đàn bà đầu tiên vào vườn Ê-đen, Đức Chúa Trời khuyến khích họ kết quả và sanh sôi nảy nở khắp đất. Chúa bảo Adam đặt tên cho tất cả các loài vật. Và Ngài ban Adam và Ê-va cho nhau để yêu thương, tương ttợ và khuyến khích nhau. Ngài đã không bỏ thác họ trong vườn một mình. Ngài có mặt ở đó với họ. Chúng ta nên được khích lệ biết rằng Chúa, Đấng tạo nên vũ trụ, đã ban quà cho mỗi chúng ta và muốn mỗi chúng ta sống một đời sống có ý nghĩa và kết quả.

Nhưng sự khích lệ của Chúa đã không ngững ở việc tạo ra chúng ta và ban quà cho chúng ta. Khi A-đam và Ê-va đã phạm tội (Rô-ma 3:23), Ngài đã không để họ trong sự thất bại. Ngài đã theo đuổi họ và cung cấp họ một lối thoát.

Đức Chúa Trời đã ban Con Một của Ngài, Chúa Giê-xu Christ, đến trái đất để chết cho chúng ta và trở thành đấng trung bảo cao cả. Thực vậy, Chúa nói trong lời của Ngài, Kinh Thánh, “Vì chỉ có một Đức Chúa Trời, và một Đấng trung bảo giữa Đức Chúa Trời và con người, Chúa Giê-xu Christ” (I Ti-mô-thê 2:5). Một trong những sứ điệp rõ ràng nhất trong Kinh Thánh là Giăng 3:16: “Vì Đức Chúa TRời yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một của Ngài hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời.”

Bây giờ chúng ta đang bắt đầu cảm thấy ĐƯỢC KHÍCH LỆ! Mặc dù chúng ta tội lỗi, Chúa vẫn ở cùng chúng ta. Chúng ta có thể liên hệ một cách cá nhân với Ngài và được tha tội và sống như là những con trai và con gái của Ngài.

Điều này có vẻ dễ dàng, nhưng cho vài người nó hơi khó. Dầu gì họ cảm thấy họ cần phải làm việc để được sự cứu rỗi – làm gì đó để hưởng được nó. Nhưng điều đó không đúng; sự cứu rỗi là hoàn toàn thuộc về Chúa. Chính Ngài cho chúng ta đức tin nhỏ nhon mà chúng ta cần để bước tới và nói, “Chúa, con không hiểu hết tất cả, nhưng con tin Chúa, và con chắc chắn cần Ngài vào trong đời sống con ngay bây giờ. Xin tha thứ con vì những tội lỗi của con và làm Chúa và Đấng Cứu rỗi con.”

Đáng là thế nào cho sự khích lệ! Thật là khó mà hiểu được. Chúng ta quá nhỏ – nhỏ dưới tầm kính hiển vi – trong khi Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa chúng ta và Vua của muôn vua. Nhưng giờ đây chúng ta trở nên một với Ngài cho đến muôn đời!

Giao ước vĩnh hằng của bạn được bảo đảm trong phần này của Lời Chúa: “Ta ban cho nó sự sống đời đời; nó chẳng chết mất bao giờ, và chẳng ai cướp nó khỏi tay ta” (Giăng 10:28).

“Hãy trông cậy nơi Chúa: Hãy bền chí, và Ngài sẽ làm cho bạn thêm vững lòng.”

Bây giờ bạn đã làm điều đó! Chúa đã ban cho bạn sự cứu rỗi, bạn đã đón nhận nó, và giờ bạn được dự phần trong gia đình của Chúa!

Từ nay trở đi chúng ta không bao giờ ở một mình. Chúa đã hứa với chúng ta, “Ta sẽ không bao giờ bỏ ngươi đâu” (Hê-bơ-rơ 12:5).

Thật là một sự khích lệ và bảo đảm! Bất kể chúng ta ở đâu, trong tình trạng nào, sức khỏe chúng ta ra sao, hay tình cảnh chúng ta thế nào, Chúa ở cùng chúng ta. Thật vậy, Đức Thánh Linh ngự trong chúng ta. Tôi luôn luôn vui sướng với câu này: “Vì tôi chắc rằng bất kỳ sự chết, sự sống, các thiên sứ, các kẻ cầm quyền, việc bây giờ, việc hầu đến, quyền phép, bề cao, hay là bề sâu, hoặc một vật nào, chẳng có thể phân rẽ chúng ta khỏi sự yêu thương mà Đức Chúa Trời đã chứng cho chúng ta trong Đức Chúa Jêsus Christ, là Chúa chúng ta” (Rô-ma 8:38, 39).

Chức vụ mới của bạn trong Đấng Christ cũng có nghĩa là Ngài sẽ hướng dẫn bạn suốt cuộc đời – dù chuyện gì xảy ra. Khi bạn đọc Lời Chúa mỗi ngày, cầu nguyện với Ngài và giao trọn mỗi 24 giờ cho Ngài. Hãy lắng nghe những lời khuyến khích này:

Ta há không có phán dặn ngươi sao? Hãy vững lòng bền chí, chớ run sợ, chớ kinh khủng; vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi vẫn ở cùng ngươi trong mọi nơi ngươi đi.

— Giô-suê 1:9

 

Hãy trông đợi Đức Giê-hô-va; Hãy vững lòng bền chí! Phải, hãy trông đợi Đức Giê-hô-va.

— Thi-Thiên 27:14

 

Hãy trao gánh nặng ngươi cho Đức Giê-hô-va, Ngài sẽ nâng đỡ ngươi; Ngài sẽ chẳng hề cho người công bình bị rúng động.

— Thi-Thiên 55:22

 

Tôi tin chắc rằng Đấng đã khởi làm việc lành trong anh em, sẽ làm trọn hết cho đến ngày của Đức Chúa Jêsus Christ.

— Phi-líp 1:6

Phạm lỗi? Vâng, chúng ta thảy đều phạm lỗi, nhưng Chúa ở đó để tha thứ và dẫn dắt. Châm-ngôn 3:5-6 bảo đảm với chúng ta rằng, “Hết lòng trông cậy Đức Giê-Hô-Va, chớ nương cậy nơi sự thông sáng của con; trong mọi việc hãy nhận biết Ngài, thì Ngài sẽ hướng dẫn mọi lối của con.” Quá thường trong đời chúng ta không thể phân biệt giữa sự bắt đầu và sự kết thúc, chúng ta cũng không hiểu được chuyện gì đang xảy ra, nhưng Đức Chúa Trời hiểu biết mọi sự và chắc chắn Ngài sẽ hướng dẫn mọi lối nẽo của chúng ta.

Bạn thân mến, phải đòi hỏi nhiều tập sách mới có thể giải thích hết tất cả những gì Chúa làm cho chúng ta. Nhưng một trong những điều quan trong nhất là rằng Ngài sẽ dẫn chúng ta về nhà trên thiên đàng với Ngài. Khi các môn đồ Ngài chứng kiến Đấng Christ thăng thiên, Ngài nói với họ, “Ta đi sắm sẵn cho các ngươi một chỗ. Khi ta đã đi, và sắm sẵn cho các ngươi một chỗ rồi, ta sẽ trở lại đem các ngươi đi với ta, hầu cho ta ở đâu thì các ngươi cũng ở đó” (Giăng 14:2, 3). Điều đó dẫn bạn và tôi từ khi sanh ra tới khi chết khi chúng ta được thả ra để ở trong sự hiện diện thánh của Ngài cho đến đời đời. BÂY GIỜ ĐÓ LÀ SỰ KHUYẾN KHÍCH!

Khi bạn đi trong đời, sự khích lệ lớn lao này mà Chúa cho bạn sẽ giúp cho bạn khuyến khích những người khác!

Kinh Thánh nói rằng khi chúng ta được khích lệ và an ủi, chúng ta có thể an ủi những người khác: “Chúc tạ Đức Chúa Trời, Cha Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta, là Cha hay thương xót, là Đức Chúa Trời ban mọi sự yên ủi. Ngài yên ủi chúng tôi trong mọi sự khốn nạn, hầu cho nhơn sự yên ủi mà Ngài đã yên ủi chúng tôi, thì chúng tôi cũng có thể yên ủi kẻ khác trong sự khốn nạn nào họ gặp! Vì như những sự đau đớn của Đấng Christ chan chứa trong chúng tôi thể nào, thì sự yên ủi của chúng tôi bởi Đấng Christ mà chứa chan cũng thể ấy” (2 Cô-rinh-tô 1:3-5).

Khi chúng ta đã cảm nhận được sự an ủi và khích lệ của Chúa, chúng ta nhận mệnh lệnh đi khuyến khích người khác. I Tê-la-sô-ni-ca 5:11 nói, “Vậy thì anh em hãy khuyên bảo nhau, gây dựng cho nhau, như anh em vẫn thường làm.”

Tiến sĩ Clyde Narramore là người sáng lập Hội Cơ Đốc Nhân Narramore, là Chủ Tịch trong nữa thế kỷ, và là một giảng viên nỗi tiếng ở hội đồng và trên ra-đi-ô, và là một tác giả.

 

(Nguồn: https://vietchristian.com/lifehelps/reader.asp?vcid=5,868) 

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan