Chúa Jêsus Đã Dậy Sớm

Share

Chúa Jêsus ở đâu? Ngài dậy sớm đi mất rồi, còn Phi-e-rơ thì hốt hoảng.

Ngày hôm sau là một ngày không biết phải nói thế nào! Chúa Jêsus đã làm đảo lộn cả thành Ca-bê-na-um. Vào ngày Sa-bát (Mác 1:21). Chúa Jêsus đã dạy dỗ trong nhà hội, còn những người mà Phi-e-rơ quen biết — nào là bạn bè, gia đình, tất cả những người mà ông biết mặt biết tên đó — đều lấy làm lạ và sợ hãi. Đầu tiên là vì sự dạy dỗ của Chúa Jêsus. Sau đó là khi có một người bị quỷ ám cất tiếng nói, Chúa Jêsus chỉ phán rằng: “Hãy im đi và ra khỏi người nầy!” Quỷ bèn nghe lời.

Cả thành Ca-bê-na-um kéo đến như cơn nước lụt. Tức thì, danh tiếng của Chúa Jêsus đồn ra khắp nơi. Sau đó, Ngài vào nhà của Phi-e-rơ và chữa lành bà mẹ vợ đang bị sốt của ông.

Để bắt kịp ngày hôm đó, nhà của Phi-e-rơ đã trở thành trung tâm chú ý của cả làng từ chiều tới tối (Mác 1:32-33). Chúa Jêsus đã chữa lành cho rất nhiều người bệnh và đuổi nhiều quỷ. Đó là một ngày thành công nhất trong đời của Phi-e-rơ, một mùa gặt lớn nhất trong lịch sử thành Ca-bê-na-um. Ngày mai thì sao đây?

Điều ngạc nhiên xảy ra vào sáng hôm sau, đó là: Chúa Jêsus đi mất tiêu.

Khi trời còn tờ mờ sáng

Khi Phi-e-rơ thức dậy vào ngày hôm sau, Chúa Jêsus không còn ở đó nữa, Phi-e-rơ đã cùng các bạn đi tìm Ngài. Tìm khắp cả thành Ca-bê-na-um cũng nhanh và Chúa không có ở trong thành, thế là họ đi tìm ngoài đồng vắng, những nơi hoang mạc, ở ngoài thành. Đó là nơi họ tìm thấy Ngài — ở một mình, yên lặng, thỏa lòng.

Jêsus, Ngài làm gì thế? “Mọi người đang tìm thầy” (Mác 1:37). Vì người ta muốn thấy nhiều phép lạ hơn nữa, nên phải có tuồng mới nhất để xem tại thành Ca-bê-na-um. Chúa Jêsus đã làm xong công việc của Ngài, ít nhất là vào lúc bấy giờ. Đã đến lúc “đi nơi khác, trong những làng xung quanh đây”, Chúa phán cùng họ như vậy để Ngài được giảng đạo ở đó nữa “vì ấy là cốt tại việc đó mà ta đã đến” (Mác 1:38). Chúa đi khỏi thành Ca-bê-na-um để thoát khỏi việc trở thành người làm phép lạ nổi tiếng, hầu cho Ngài có thể tiếp tục giảng đạo ở những nơi khác.

Chúa cũng đi khỏi đó, như chúng ta đã tìm thấy trong câu 35, để cầu nguyện, để được ở riêng cùng Cha của Ngài:

“Sáng hôm sau, trời còn mờ mờ, Ngài chờ dậy, bước ra, đi vào nơi vắng vẻ, và cầu nguyện tại đó”. (Mác 1:35)

Làm gì đó

Còn nhiều điều xảy ra ở trong phân đoạn nầy hơn là tấm gương “tĩnh nguyện” của Chúa Jêsus. Suốt hàng thế kỷ qua, Cơ Đốc nhân đã tìm thấy sự khôn ngoan ở chỗ nầy (ngay cả những bài học đắt giá cũng trở nên khó hiểu). Chúa Jêsus đã chọn cách dậy sớm trong khi trời còn tờ mờ. Chúa thích buổi sáng sớm, hơn là ngủ cho đã, ngay cả Ngài đã có một ngày dài rất mệt mỏi vào hôm qua. Chúng ta có thể học từ Chúa về việc tìm kiếm cơ hội vào buổi sáng sớm chăng?

“Khi chúng ta có nhu cầu lớn, cơ hội to, hay tiếng gọi cao cả, chúng ta thường dậy rất sớm cho kịp mọi thứ”

Chúa Jêsus không phải là người dậy sớm đầu tiên theo như Kinh Thánh ghi lại. Khi chúng ta bắt đầu tìm trong Kinh Thánh, chúng ta sẽ thấy đã có một di sản được lưu truyền một cách lạ lùng. Suy cho cùng thì những ngày có người dậy sớm thường làm nên lịch sử, đó là những ngày đáng ký thuật lại. Các người vĩ đại ngày xưa, cũng như ngày hôm nay, thường dậy sớm khi họ phải làm gì đó. Tại sao không ngủ cho đã nếu chẳng có gì đốc thúc hoặc quan trọng để làm mà dậy sớm làm gì? Nhưng khi chúng ta có nhu cầu lớn, cơ hội to, hay tiếng gọi cao cả – tức là có gì đó phải làm – chúng ta thường dậy rất sớm cho kịp mọi thứ.

Di sản thức dậy sớm

Vào những ngày quan trọng, Áp-ra-ham đã dậy rất sớm để kiểm tra sự hủy diệt thành Sô-đôm (Sáng thế ký 19:27), để đưa tiễn A-ga (Sáng thế ký 21:14), và để làm theo lời kêu gọi của Chúa đi đến núi Mô-ri-a cùng đứa con trai một của mình (Sáng thế ký 22:2-3). Đức Chúa Trời đã phán cùng Môi-se dậy sớm để ra mắt vua Pha-ra-ôn và yêu cầu ông trả tự do cho dân sự của Đức Chúa Trời (Xuất Ê-díp-tô-ký 8:20; 9:13). Sau đó, ông đã dậy sớm để chuẩn bị đọc to giao ước giữa Đức Giê-hô-va và dân sự của Ngài dưới chân núi Si-nai (Xuất Ê-díp-tô-ký 24:4; 34:4). Người thay thế cho Môi-se là Giô-suê đã tiếp nối di sản thức dậy sớm nầy, để vượt qua sông Giô-đanh (Giô-suê 3:1), để chiếm thành Giê-ri-cô (Giô-suê 6:12,15), để bắt kẻ phản bội (Giô-suê 7:16), và để giành lại chiến thắng sau một lần thất bại (Giô-suê 8:10).

Ghi-đê-ôn đã thức dậy sớm để đuổi theo quân Ma-đi-an trong ngày nổi tiếng chỉ với 300 quân (Giô-suê 7:1). Tiên tri Sa-mu-ên, sau khi nghe tiếng Chúa từ chối vị vua đầu tiên trong dân Y-sơ-ra-ên, đã dậy sớm để trực diện với Sau-lơ (1 Sa-mu-ên 15:12). Đa-vít khi còn trẻ tuổi cũng vậy, ông là người được xức dầu làm vua tiếp theo, đã dậy sớm đến thăm các anh mình ở chiến trường để rồi đối đầu với Gô-li-át ngay sau đó (1 Sa-mu-ên 17:20). 

Điều gì khiến chúng ta dậy sớm?

Khi Thánh Linh của Đức Chúa Trời phán qua những người được Chúa lựa chọn, và những lời hứa sẽ đánh bại quân thù xâm lược, chúng ta sẽ không muốn ngủ quên tới sáng đâu. Chúng ta sẽ dậy sớm, giống như vua Giô-sa-phát đã làm, rồi phi ngựa ra nghinh đón quân thù, với một đạo quân mặc áo lễ thánh đi dẫn đầu (2 Sử ký 20:20-21). Khi sự phục hưng toàn quốc xảy ra, mà ai đó trong chúng ta phải là người triệu tập ban lãnh đạo để khởi sự lại sự thờ phượng thánh, thì người đó không muốn đi trễ đâu. Chúng ta sẽ dậy sớm, giống như vua Ê-xê-chia đã làm, để đảm bảo mọi người có mặt và công việc chuẩn bị thật chu đáo (2 Sử ký 29:20).

Sau cuộc lưu đày, khi dân sự nhóm lại để lắng nghe ai đó đọc và giải thích Lời Chúa, thì chúng ta sẽ không muốn trì hoãn chuyện nầy để làm việc khác trước đâu. Chúng ta sẽ dậy sớm vào buổi sáng, giống như thầy tế lễ Ê-xơ-ra, và làm cho đến giữa trưa nóng nực (Nê-hê-mi 8:3).

Khi có việc quan trọng, chúng ta dậy sớm làm. Khi ngày mai là một ngày hứa hẹn, hoặc là một ngày âu lo (2 Các vua 19:35; Ê-sai 37:36), chúng ta dậy sớm. Chúng ta dậy sớm (1 Sa-mu-ên 29:10-11) vì một hành trình dài (Sáng thế ký 31:55; Các quan xét 19:5, 8-9; 1 Sa-mu-ên 1:19). Các vua hiền lành và những đạo quân dậy sớm để chiến trận (2 Các vua 19:35; Ê-sai 37:36). Con người dậy sớm để chỉ ra những vấn đề ập đến (Sáng thế ký 20:8) và lập những giao ước quan trọng (Sáng thế ký 26:31). Các tổ phụ thuộc linh của chúng ta đã dậy sớm để đi chiếm đất (Dân số ký 14:40), để kiểm tra lông chiên (Các quan xét 6:38), để mót lúa (Ru-tơ 2:7).

Họ đã dậy sớm để cầu nguyện. Thi thiên 119:147 chép rằng: “Tôi thức trước rạng đông và kêu cầu; tôi trông cậy nơi lời Chúa”. Đa-vít đã viết trong Thi thiên 5 rằng: “Đức Giê-hô-va ôi! Buổi sáng Ngài sẽ nghe tiếng tôi; buổi sáng tôi sẽ trình bày duyên cớ tôi trước mặt Ngài, và trông đợi” (Thi thiên 5:3). Trong lúc đau đớn (và tuyệt vọng?), Hê-man người Ếch-ra-hít không bị ngã lòng đến nỗi không ra khỏi giường, Thi thiên 88 chép rằng: “Còn tôi, Đức Giê-hô-va ơi, tôi kêu cầu cùng Ngài: vừa sáng lời cầu nguyện tôi sẽ thấu đến trước mặt Ngài” (Thi thiên 88:13).

Chúng ta có bao giờ nghĩ đến những điều làm cho chúng ta sẵn sàng dậy sớm không?

Trò chuyện buổi sáng

Chúng ta làm gì đầu tiên vào buổi sáng, thường thì kể lể về những ưu tiên đích thực của chúng ta. Nói chung, chúng ta có năng lượng tốt nhất vào buổi sáng, sau một giấc ngủ, thức dậy với trạng thái rất tỉnh táo. Chúng ta sẽ ưu tiên thời gian và sự chú ý của mình cho ai hoặc cho việc gì? Thường thì, chúng ta dành năng lượng tốt nhất cho những điều quan trọng nhất, tức là những thứ chúng ta không thể làm được mà không có sự tập trung và năng lượng, những thứ chúng ta không đủ sức để hoàn thành vì những xao lãng diễn ra trong ngày.

Thật kinh khủng khi thức dậy và sinh hoạt trong tội lỗi và sự thờ hình tượng (Ê-sai 5:11; Xuất Ê-díp-tô-ký 32:6). Thật không đúng (và khiến người khác cảm thấy khó chịu) khi làm ồn vào sáng sớm (Châm ngôn 27:14). Buổi sáng sớm là thời điểm giá trị để thực hiện những ý định Cơ Đốc. Sự yên tĩnh. Sự lặng lẽ. Đó là thời điểm ít bị xao lãng nhất trong ngày.

“Chúng ta làm gì đầu tiên vào buổi sáng, thường thì kể lể về những ưu tiên đích thực của chúng ta”.

Đó là lúc, những cái miệng của thế gian bị đóng lại, để lắng nghe và ưu tiên tiếng phán của Đức Chúa Trời — và đáp ứng lại với Ngài, như Chúa Jêsus đã làm, khi cầu nguyện vào sáng sớm. Đó là những giây phút quý báu, trước khi thế gian thức dậy và hót lếu lo, để tiếp nhận phần tôi hôm nay từ Lời Chúa, giống như bánh ma-na chờ đợi dân Y-sơ-ra-ên khi họ thức dậy vào sáng sớm trong đồng vắng. Để tiếng phán của Ngài là điều đầu tiên chúng ta lắng nghe mỗi ngày. Để biết rằng cho dù chúng ta thức dậy như thế nào, chúng ta biết Ngài lắng nghe khi chúng ta cầu nguyện.

Chúa dậy sớm

Chương cuối cùng trong Phúc âm Mác bắt đầu bằng một buổi sáng sớm, và một sự kiện lạ lùng:

Ngày thứ nhứt trong tuần lễ, sáng sớm, mặt trời mới mọc, ba người đến nơi mộ, nói cùng nhau rằng: Ai sẽ lăn hòn đá lấp cửa mộ ra cho chúng ta? Khi ngó xem, thấy hòn đá đã lăn ra rồi; vả, hòn đá lớn lắm. (Mác 16:2-4)

Cũng vậy, Giăng ký thuật lại giờ đó rằng: “Ma-ri Ma-đơ-len tới mộ, thấy hòn đá lấp cửa mộ đã dời đi” (Giăng 20:1. Lu-ca cũng thêm vào lời kể của mình: “Khi mờ sáng, họ đến mồ” (Lu-ca 24:22).

Thật phù hợp khi Chúa Jêsus sống lại từ cõi chết, Ngài đã sống lại vào sáng sớm. Ngài có việc phải làm. Ngủ làm gì nữa trong khi thời đại mới đã đến rồi. Chúa đã sống lại với mục đích. Ngài đã sống lại vào sáng sớm.

 

(Nguồn: tienphong.org)

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan