Mười Tai Họa Cho Mười Thần Linh Ai Cập – Phần 1

Share

Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên vĩ đại hơn tất cả các thần linh của Ai Cập.

   Môi-se là một tiên tri vĩ đại, được Đức Chúa Trời kêu gọi với một sứ mạng rất quan trọng. Ông đã thực hiện nhiều dấu lạ, hay “Những điều vĩ đại” để cố gắng thuyết phục Pha-ra-ôn để cho dân Y-sơ-ra-ên được tự do khỏi ách nô lệ của người Ai Cập. “Những điều vĩ đại” này thường được nhắc đến như là “Những tai họa trừng phạt” đến từ Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên, như một bằng chứng cho thấy “Một chân thần” vĩ đại hơn nhiều so với tất cả các thần linh của người Ai Cập.

   Những Tai Họa này khắc nghiệt và đa dạng để tương ứng với việc Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên đoán phạt các thần và nữ thần Ai Cập cổ đại trong thời gian Môi-se ở Ai Cập (Xuất Ai Cập Ký 7:4).

   Số mười là một con số quan trọng trong số học Kinh Thánh. Nó tượng trưng cho sự trọn vẹn về số lượng. Mười Tai Họa Ai Cập có nghĩa là Bị Trừng Phạt Hoàn Toàn.

   Giống như “Mười Điều Răn” trở thành biểu tượng cho sự trọn vẹn của luật đạo đức của Đức Chúa Trời, mười tai họa trừng phạt Ai Cập thời cổ, tượng trưng cho sự bày tỏ trọn vẹn công lý và sự phán xét của Đức Chúa Trời đối với những người không chịu ăn năn.

   Mười lần Đức Chúa Trời, qua Môi-se, để cho Pha-ra-ôn thay đổi ý định, hối hận và quay lại với một Chân Thần, và cứ mỗi lần thay đổi không chịu vâng theo lời Ngài thì mỗi gia tăng mức độ nghiêm trọng của hậu quả của các tai họa. Mười lần Pharaon, vì kiêu ngạo, từ chối sự dạy dỗ của Chúa để rồi nhận lấy “sự phán xét” qua các tai họa giáng xuống ông từ Môi-se vốn cũng là người giải cứu.

Mười Tai Họa Ai Cập chứng thực về Chúa Giê Su, Đấng Được Xức Dầu và quyền năng cứu rỗi của Ngài.

   Môi-se và A-rôn được sai đi với tư cách là những sứ giả của Đức Chúa Trời, đến gặp Pha-ra-ôn, để chỉ thị cho ông ta để con cái Y-sơ-ra-ên ra đi “để họ có thể phục vụ Chúa.” Chỉ thị còn quy định thêm rằng, họ phải được phép đi một chuyến hành trình ba ngày, để họ có thể dâng tế lễ như một phương tiện thờ phượng Đức Chúa Trời.

   Pha-ra-ôn trả lời đơn giản: “Chúa là ai mà ta phải nghe theo tiếng Ngài để cho Y-sơ-ra-ên đi? Ta không biết Đức Giê-hô-va, ta cũng sẽ không để Y-sơ-ra-ên đi.” Tuy nhiên, chẳng bao lâu nữa, Pha-ra-ôn sẽ nhận ra Đức Chúa Trời này là ai và tại sao ông phải vâng theo tiếng Ngài. Ông sẽ hiểu quyền năng của Ngài trên tất cả các thần linh của Ai Cập.

   Mười tai vạ Ai Cập này không chỉ chứng tỏ quyền năng của Đức Chúa Trời đối với Môi-se, con cái Y-sơ-ra-ên, người Ai Cập và Pha-ra-ôn, mà chúng còn nghiêm trọng đến mức chúng sẽ được tất cả các thế hệ và toàn thế giới ghi nhớ. Một lần nữa, chúng chứng thực, cũng như cả Cựu Ước và Tân Ước chứng thực, rằng sự cứu rỗi, từ đầu đến cuối, chỉ được hoàn tất qua  Chúa Giê Su Christ, “Đấng khởi nguyên và hoàn tất của đức tin” của chúng ta. (Hê-bơ-rơ 12:2)

NHỮNG THẦN VÀ NỮ THẦN AI CẬP TƯƠNG ỨNG VỚI NHỮNG TAI HỌA

  1. Hapi – Thần Sông Nin.

Được người Ai Cập khắc họa với hình người đem nước uống. 

TAI HỌA – NƯỚC HÓA THÀNH MÁU (Xuất Hành 7:17-18)

Tai họa đầu tiên mà Đức Chúa Trời giáng xuống người Ai Cập là biến nước thành máu. Khi A-rôn, người phát ngôn của Moses, chạm vào “cây gậy” của Chúa trên sông Nin thì nước sông ngay lập tức biến thành máu, tất cả cá chết và dòng sông bốc mùi hôi thối. Các pháp sư của Pha-ra-ôn cũng một phần biến nước thành máu, khiến Pha-ra-ôn không bị ấn tượng.

   Trong bảy ngày nước trên khắp vùng đất Ai Cập vẫn ở trạng thái này, không thể uống được.  Đây là khoảng thời gian hoàn hảo để chứng minh rằng Đức Chúa Trời vượt trội hơn tất cả các vị thần khác của Ai Cập.

  1. Heket – Nữ Thần của Sự Màu Mỡ, Sinh Sản, Nước, Làm Mới Lại.

Có đầu là đầu ếch nhái.

TAI HỌA – ẾCH NHÁI TỪ MỌI NGUỒN NƯỚC, đặc biệt từ Sông Nin, tràn lên bao phủ đất (Xuất Hành 8:1-4) 
Tuy nhiên, Pha-ra-ôn không chịu để dân Y-sơ-ra-ên rời khỏi Ai Cập. Tai họa thứ hai lan rộng khắp Ai Cập đến từ “cây gậy” của A-rôn, là ếch nhái. Ếch nhái từ sông tràn lên và ở trong nhà của người Ai Cập, trong thức ăn của họ, trong quần áo của họ, ở mọi nơi mà chúng có thể ở. Từ người lớn nhất đến người nhỏ nhất, không ai ở Ai Cập thoát khỏi tai họa ếch nhái. Các pháp sư của Pha-ra-ôn đã có thể mang đến thêm nhiều ếch trong nỗ lực “cạnh tranh” với quyền năng của Đức Chúa Trời, nhưng chỉ Môi-se mới có thể khiến lũ ếch nhái chết hết. Đây là một cuộc tấn công khác vào Nữ thần nổi tiếng của Ai Cập, Heket.

  1. Geb – Thần Đất

TAI HỌA – MUỖI RA TỪ BỤI ĐẤT (Xuất Hành 8:16-17)

   Pha-ra-ôn vẫn không nhượng bộ, ngay cả sau khi Chúa thể hiện quyền năng này hay tai họa kinh hoàng này, ông vẫn không cho họ đi.

   Theo lệnh của Chúa truyền cho Môi-se, A-rôn được lệnh giơ cây gậy của mình ra và đập vào bụi đất. Bụi đất trở thành muỗi trên khắp đất, trên cả người và thú. Chính hạt bụi được nhắc đến trong quá trình sáng tạo con người giờ đây được sử dụng để gây bệnh cho con người, như một lời nhắc nhở về sự chết của thân thể và tội lỗi của con người, cả hai đều dẫn đến cái chết.

   Cuối cùng, các pháp sư của Pha-ra-ôn bị sỉ nhục, không thể cạnh tranh với quyền năng của Chúa quá vĩ đại so với quyền năng mà các thần linh Ai Cập ban cho họ, đến nổi họ phải tuyên bố, “đây là ngón tay của Chúa.” Đây là tai họa cuối cùng cần có sự tham gia của A-rôn, vì bộ ba tai họa tiếp theo được phát ra bởi chính lời nói của Môi-se.

  1. Khepri – Thần Sáng Tạo, Vận Hành Mặt Trời, Làm Tái Sinh.

Có đầu là đầu của con ruồi.

TAI HỌA – RUỒI NHẶNG (Xuất Hành 8:20-22)

   Với tai họa thứ tư, với ruồi nhặng, bắt đầu phép lạ vĩ đại về sự phân rẻ ra hoặc phân biệt. Môi-se đã gặp Pha-ra-ôn tại sông Nin vào buổi sáng và thay mặt Chúa đưa ra đòi hỏi, “Hãy để dân Ta đi, để họ có thể phục vụ Ta.” Một lần nữa, Pha-ra-ôn lại cứng lòng và bỏ qua yêu cầu để sinh ra hậu quả là lời Môi-se công bố sẽ có dịch ruồi. Tuy nhiên, lần này, chỉ có người Ai Cập bị ảnh hưởng bởi sự trừng phạt, còn con cái Y-sơ-ra-ên vẫn bình an vô sự. Điều kỳ diệu này cũng đẩy các tai họa ở Ai Cập lên một tầm cao mới, gây thêm sự tàn phá cũng như sự khó chịu do hậu quả của các quyết định của họ.

   Bị dịch ruồi tàn phá, Pha-ra-ôn đã thử một chiến thuật mới và bắt đầu mặc cả với Chúa để tỏ ra sự mong muốn duy trì quyền lực và thẩm quyền đối với Chúa. Ông cố gắng chỉ đạo ra các điều khoản và điều kiện trong đáp ứng của ông, nói rằng họ có thể đi dâng tế lễ nhưng chỉ được “ở đất liền” rõ ràng là không theo “hành trình ba ngày” mà Chúa đòi hỏi. Môi-se không nhượng bộ và Pha-ra-ôn bằng lòng cho phép họ rời đi, nhưng bảo họ đừng “đi quá xa.”

   Sự cho phép tạm thời này được chỉ là để cho Môi-se “cầu xin Chúa rằng bầy ruồi có thể rời đi.” Đến thời điểm này, Pha-ra-ôn đã biết được phần nào Chúa là ai và cầu xin sự giúp đỡ của Ngài thay vì cầu xin sự giúp đỡ của các thần linh Ai Cập. Ngay sau khi Chúa chấp nhận yêu cầu của ông, Pha-ra-ôn đã từ bỏ lời hứa của mình và sẽ không để họ đi, và cứ tiếp tục thờ phượng các thần linh Ai Cập của mình.

  1. Hathor – Nữ Thần Tình Yêu và Bảo Vệ.

Thường được khắc vẽ với cái đầu là đầu con bò.

TAI HỌA – GIA SÚC và MỤC SÚC bị chết dịch (Xuất Hành 9:1-4)

 Môi-se một lần nữa yêu cầu Pha-ra-ôn, “Hãy để cho dân Ta đi, để chúng phụng sự Ta” với lời cảnh cáo sẽ có bệnh dịch xảy ra, nếu ông ta cứ tiếp tục không làm theo sự đòi hỏi. Bệnh dịch này đã được đưa ra với một cảnh báo nâng cao, cho phép một khoảng thời gian ăn năn xảy ra nhưng điều này không được chú ý.

   “Ngày mai” bàn tay của Chúa sẽ được tất cả gia súc và mục súc, chỉ của người Ai Cập, nhận biết. Điều này có nghĩa là bệnh tật và sâu bệnh sẽ giáng xuống gia súc của họ với hậu quả nghiêm trọng làm cho chúng bị chết. Tai họa này đã ảnh hưởng đến người Ai Cập bằng cách tạo ra một thảm họa kinh tế vĩ đại, trong các lĩnh vực được sản xuất bởi những gia súc và mục súc này: thực phẩm, giao thông vận tải, cung ứng quân sự, nông nghiệp và hàng hóa kinh tế vv. Tuy nhiên, lòng của Pha-ra-ôn vẫn cứng rắn và ông không nghe lời Chúa mà vẫn trung thành với các thần linh của Ai Cập.

*mục súc: là chăn nuôi thú vật nhà, bầy đàn

(ĐÓN XEM TIẾP PHẦN 2)

 

 Trần Ngọc

(Nguồn: https://owlcation.com)

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan