Chúa Giê-su không tìm kiếm sự đầu phục thụ động. Thập giá là công cụ của Ngài để cứu chuộc thế gian, vì vậy vác thập tự giá có nghĩa là tích cực cống hiến cuộc đời bạn cho sứ mạng của Ngài.
Rất nhiều Cơ đốc nhân tin rằng bạn chỉ cần tuân theo tất cả Mười Điều Răn và sau đó tiếp tục cuộc sống như thường lệ, trừ khi Đức Chúa Trời xuất hiện với bạn trong bụi gai đang cháy. Nhưng sống theo Chúa Giê-su có nghĩa là chấp nhận sứ mạng của Ngài như là sứ mạng của mình và hết lòng theo đuổi nó.
Sứ mạng đó được xác định bằng hai con đường: truyền giáo và chăm sóc người nghèo.
Người ta nói về việc muốn “tìm ý Chúa.” Ý Chúa không bị thất lạc ở đâu đó đâu bạn ơi. Nó ở ngay trong Kinh thánh: “Chúa… không muốn một người nào chết mất mà muốn mọi người đều ăn năn.” (2 Phi-e-rơ 3:9, BTTHĐ 2010). Đức Chúa Trời muốn dùng chúng ta để đưa họ đến sự ăn năn.
Bạn có biết Lời Chúa nói gì về người bị hư mất không?
“… Đức Chúa Jêsus từ trời hiện đến giữa ngọn lửa hừng, với các thiên sứ đầy uy lực của Ngài. 8 Ngài sẽ trừng phạt những kẻ không chịu nhận biết Đức Chúa Trời và không vâng phục Tin Lành của Chúa chúng ta là Đức Chúa Jêsus. 9 Họ sẽ chịu hình phạt hủy diệt đời đời, phân cách khỏi sự hiện diện của Chúa và vinh quang của quyền năng Ngài.”—2 Tê-sa-lô-ni-ca 1:7–9
“Người nào không được ghi tên vào sách sự sống thì bị ném xuống hồ lửa.” —Khải huyền 20:15
Chúng ta không thể nói rằng mình đã tin Phúc âm rồi mà sau đó lại không làm gì với những người hàng xóm không có mối quan hệ với Chúa Giê-su. Tất cả chúng ta, bất kể vai trò của chúng ta trong thân thể Đấng Christ là gì, đều có một điểm chung: trách nhiệm của chúng ta là nói về Chúa Giê-su cho mọi người trong đời sống của mình được biết.
Thập giá đòi hỏi một điều gì đó nơi chúng ta. Sống theo Chúa Giê-su có nghĩa là đánh giá lại tài năng và nguồn lực của chúng ta dưới ánh sáng của Đại Mạng Lệnh.
Chúng tôi thách thức tất cả các sinh viên của chúng tôi tại chương trình “Summit” hãy đặt sứ mạng của Chúa lên hàng đầu trong việc theo đuổi sự nghiệp của họ và dành ít nhất hai năm đầu tiên sau khi tốt nghiệp đại học để hỗ trợ một mục vụ mở hội thánh. Họ phải kiếm việc làm ở một nơi nào đó, vậy thì tại sao không kiếm việc làm ở một nơi mà Chúa đang làm điều gì đó mang tính chiến lược?
Lối suy nghĩ đó không chỉ dành cho các sinh viên. Tất cả chúng ta đều cần xem xét lại những ân tứ của mình và hỏi tại sao Chúa lại ban cho chúng ta những tài năng, nguồn lực và ân tứ đó. Có phải chúng ta đang sử dụng chúng cho Đại Mạng Lệnh không?
Chúa Giê-su nói trong Lu-ca 5: “Hãy theo ta, ta sẽ khiến ngươi trở thành tay đánh lưới người.”Ngài không chỉ nói chuyện với một số người trong chúng ta. Nếu bạn thực sự theo Chúa Giê-su thì sứ mạng rao giảng phúc âm đến tận cùng trái đất của Chúa Giê-su là dành cho bạn dự phần vào.
Không có người môn đệ nào của Chúa Giê-su nào lại không tận tâm với sứ mạng truyền giáo.
Và quan tâm đến người nghèo khó.
Chúa Giê-su đã nói đi nói lại trong suốt sách Lu-ca rằng nếu chúng ta không hành động cho người nghèo khó thì đức tin của chúng ta không có thật. Chúa Giê-su đến để giải thoát cho những kẻ bị giam cầm được tự do và giải tỏa cho họ khỏi gánh nặng đau khổ. Nếu không làm điều đó, chúng ta không thể xưng mình là người tin nhận Ngài.
Trong thực tế, trong Lu-ca 16, Chúa Giê-su mô tả một người đàn ông giàu có luôn làm mọi việc “đúng”: ông tin tất cả những điều đúng, sống theo một đạo đức đúng, tích cực tham gia vào “tôn giáo” — nhưng ông lại phớt lờ nỗi đau khổ của những người xung quanh, đặc biệt là của La-xa-rơ. Ông không nghĩ mình có trách nhiệm phải chăm sóc họ, có lẽ vì ông không gây ra đau khổ cho họ và ông tin rằng mình đã tự tìm được tất cả những gì mình có. Trong một trong những diễn tiến gây sốc nhất trong câu chuyện của Chúa Giê-su, là người đàn ông sùng đạo đó đã phải xuống địa ngục, việc ông không gắn bó với người nghèo khó là dấu hiệu cho thấy đức tin của ông không có thật.
“Kẻ bịt tai không chịu nghe tiếng kêu la của người nghèo khổ,
Khi kẻ ấy kêu la thì chẳng ai đáp lại.” —Châm ngôn 21:13
Nếu bạn chưa hỏi làm thế nào cuộc sống của bạn có thể nâng đỡ người khác và làm giảm bớt sựđau khổ xung quanh bạn, thì bạn chưa thực sự là một môn đồ. Một môn đồ không chỉ nghĩ về sự nghiệp của mình, về cách nó có thể giúp mình hoàn thành mục tiêu – mà còn về cách Chúa có thể sử dụng nó để ban phước cho người khác. Quỹ đạo của cuộc đời của một người môn đồ là hướng tới nỗi đau của người khác chứ không phải thoát khỏi nó.
Khi Chúa Giê-su kêu gọi mọi người đi theo Ngài, Ngài đã không ngần ngại nói: Hãy vác thập giá của mình. Hãy ghét cha mẹ. Hãy từ bỏ mọi thứ.
Điều đó hầu như là Ngài khiến mọi người rời xa ra khỏi việc trở nên môn đồ của Ngài! Tất nhiên, đó không phải là mục tiêu của Ngài. Ngài muốn chúng ta xem xét chính xác những gì Ngài kêu gọi và không cố gắng sử dụng Ngài như một lối thoát hiểm hỏa hoạn hoặc như một vị thần linh để giúp chúng ta vượt qua những vấn đề của mình.
Khi bạn dấn thân vào công cuộc thực hiện sứ mệnh của Chúa Giê-su, cuộc sống của bạn được định nghĩa bằng sự vâng phục triệt để, nơi bạn đứng là nơi Chúa bảo bạn đứng, ngay cả khi điều đó không được ưa chuộng và bạn phải đứng một mình. Bạn sẵn sàng làm chứng cho Chúa Giê-su, ngay cả khi người khác lấy bạn làm trò cười. Bạn rộng rãi khi Ngài bảo bạn hãy rộng rãi, đi đến nơi Ngài bảo bạn đi và làm những gì Ngài bảo bạn làm.
Hãy tính cái giá phải trả, bởi vì cầu nguyện một lời cầu nguyện, chịu phép báp têm và tham gia vào một nhóm nhỏ không phải là bản chất của vai trò môn đồ.
Người môn đệ chân chính là người đã hoàn toàn đầu phục Chúa Giêsu và đón nhận Đại Mạng Lệnh, để nó biến đổi tình yêu và sự quan tâm của họ đối với người nghèo.
Lược dịch: Ngọc Nga
Nguồn: https://outreachmagazine.com