Hỡi Quý Mục Sư, Đừng Lãng Phí Sự Nản Lòng Của Mình.  Suy Gẫm Về 44 Năm Chức Vụ Trong Ân Điển.

Share

Trong khi đọc bài giảng chia tay của một Mục Sư đã chia sẻ cho hội chúng của mình sau ba thập kỷ, tôi nghĩ ông ta phải là một Mục Sư đến từ hành tinh khác.

   Khi ông ca ngợi sự đồng công và sự hỗ trợ trong suốt chức vụ của mình, nghe giống như một giấc mơ rất dễ chịu, khác xa với thực tế. Chúng ta thấy có sự cường điệu, nhưng đối với số còn lại chưa hề trải qua vai trò Mục Sư, thì đây là một lời động viên rất lớn. Chắc chắn ông ấy đã trải qua những thời điểm khó khăn mà không thấy phù hợp để nhắc đến.

   Những giai đoạn nản lòng hiển nhiên sẽ xảy ra với bất kỳ người nào hầu việc Chúa. Điều này xảy ra trong một phạm vi nào đó. Nhưng tôi học được một điều khác trong 44 năm làm Mục Sư: Chúa dùng những lúc nản lòng làm giai đoạn để tăng trưởng.

Cô đơn và thiếu thốn.

   Chức vụ Mục Sư đầu tiên của tôi là ở nơi hẻo lánh. Một con đường sỏi đá rất cô đơn dẫn đến một nhà thờ quét vôi trắng, nằm bên cạnh một nghĩa trang và những bia mộ từ giữa thế kỷ 19. Tập giảng luận hai lần vào mỗi Chúa Nhật, phát triển thói quen chăn bầy và dẫn dắt hội chúng đều rất là khó khăn.

   Nhưng để tăng thêm áp lực, tôi được đảm bảo là sẽ làm hai nghề cùng một lúc sau khi gia đình tôi chuyển đến sống ở đằng sau một chủng viện không thành hiện thực. Vào Chúa Nhật đầu tiên với tư cách là Mục Sư trọn thời gian – sau khi làm Mục Sư bán thời gian ở đó trong tám tháng – các chấp sự đã đề nghị tăng lương năm đô-la một tuần. Đúng vậy, năm đô-la. Tôi mỉm cười, dự đoán rằng công việc mà tôi được hứa hẹn sẽ bắt đầu vào tuần tới và mọi thứ sẽ ổn thỏa. Nhưng điều đó đã không xảy ra, còn chúng tôi cũng thấy bất ổn.

   Như tôi đã sớm biết, chẳng có việc làm nào cả ở cái nơi chán nản gần nhà thờ. Tôi đã thay đổi từ một người có thu nhập thoải mái xuống dưới mức nghèo khổ – không có biện pháp khắc phục nào trước mắt.

   Mọi thứ đều đã sáng tỏ. Tôi đã rất trằn trọc. Khi cha mẹ tôi đến thăm, tôi đã kể chuyện buồn này với cha của mình, hy vọng ông có thể giúp chúng tôi thoát khỏi những khó khăn về tài chính. Tôi vẫn còn nghe tiếng ông nói rằng: “Chúa sẽ chăm sóc cho các con”. Chỉ vậy thôi đó. Không tiền mặt hoặc ngân phiếu, chỉ cần một lời khích lệ đã khiến tôi tập trung tin cậy vào Đấng Christ. Tôi đã rất khó chịu. Ông đã nói đúng.

   Chúa đã chăm sóc chúng tôi, Ngài đã tiếp trợ một phần công việc từ đội làm đường của quận. Thắt chặt sự kỷ luật và giúp tôi xác định rõ hơn về đối tượng mà tôi được kêu gọi để chăn bầy, công việc đó đã làm tăng khả năng phục vụ Hội Thánh của tôi. Chính Chúa Jêsus đã từ bỏ mạng sống mình vì chúng ta thể nào, thì Ngài sẽ không bỏ rơi chúng ta trong lúc cần thiết thể ấy (Rô-ma 8:32).

   Sau đó, vợ chồng tôi nhận ra đây là một chương trình huấn luyện căn bản – một chủng viện khác. Chúa đã dạy chúng tôi biết tin cậy Ngài, chúng tôi không bao giờ quên được những bài học từ những ngày đầu tiên làm Mục Sư ở đó. Sự nản lòng là món quà đã dẫn chúng tôi đến với món quà lớn hơn là tin cậy vào Đấng Christ.

Tôi đã thay đổi từ một người có thu nhập thoải mái xuống dưới mức nghèo khổ – không có biện pháp khắc phục nào trước mắt.

Hội Thánh bị rạn nứt, sự nản lòng gia tăng

   Một chức vụ Mục Sư mà tôi đảm nhiệm sau này có vẻ hứa hẹn hơn. Có vài trăm người tham dự, nhiệm vụ chăn bầy của tôi gia tăng. Nhưng thách thức và sự nản lòng cũng tăng theo.

   Ủy ban điều tra đã khiến tôi thất vọng về sự hiệp một và tình yêu thương của Hội Thánh. Sau vài tháng, hào quang đều tan biến. Tôi đã phát hiện Hội Thánh đầy rẫy sự chia rẽ, cãi vã và xung đột. Tôi đã bước vào một vùng chiến của Giáo hội, bị phục kích bởi nhiều phe đảng khác nhau, cách duy nhất để khiến họ hài lòng là tôi phải đứng về một phe để chống lại những người khác.

   Thay vì chọn phe phái, tôi đều tìm cách trình bày Lời của Đức Chúa Trời mỗi tuần. Vậy, các phe đảng đã hiệp nhau lại để chống đối tôi. Một điều mà nhiều người trong số họ không quan tâm là sự giảng Kinh tập chú vào Phúc Âm. Mỗi khi tôi muốn dẫn hội chúng hướng tới công tác lãnh đạo, cộng đồng và truyền giáo theo Kinh Thánh, thì sự phản đối đã gia tăng. Việc bắn tỉa, phàn nàn, phá hoại và ném đá là đặc trưng của những năm đó.

   Ngay từ đầu, tôi đã thấy muốn bỏ đi. Nhưng bởi ân điển của Đức Chúa Trời, các Mục Sư từng trải đã khuyên tôi hãy tiếp tục rao giảng về Chúa Jêsus, sống làm gương và hướng tới sự biến đổi theo Kinh Thánh. Chúa Jêsus đã phán rằng: “Người chăn hiền lành vì chiên mình phó sự sống mình” (Giăng 10:11). Bạn bè của tôi đi trên cùng một con đường đã củng cố chân lý này. Tôi bắt đầu biết rằng Tin lành về Chúa Jêsus là Cứu Chúa đòi hỏi sự bền đỗ ở trong sự hầu việc Chúa. Tuy nhiên, dường như chúng ta chỉ học được điều này ở dưới những chiến hào. Vậy, chúng ta được giúp đỡ để biết chịu bền đỗ bằng cách học hỏi từ những người đã ở dưới những chiến hào lâu hơn.

   Thông qua những điều gây nản lòng này là một món quà không gì sánh bằng. Tôi đã học được rằng mình rất cần những Mục Sư đồng lao khích lệ đời sống của mình và dạy mình biết hạ mình, đầu phục và tin cậy. Giống như Ti-mô-thê và Tít cần sứ đồ Phao-lô, Martin Luther cần Johann von Staupitz và John Ryland Jr. cần John Newton, tôi cần những người đàn ông tin kính để chăn dắt một người chăn chiên như tôi. Mục Sư ơi, chúng ta đều cần điều đó.

Ba chiến lược

   Thay vì bị tê liệt, chúng ta phải tận dụng sự nản lòng như thế nào? Sau đây là ba cách.

  1. Sự nản lòng nhắc nhở chúng ta về sự cai trị của Đức Chúa Trời – hãy đầu phục sự thần hựu đầy khôn ngoan và yêu thương của Ngài.

   Cho dù điều gì gây ra sự nản lòng đi nữa cũng không nằm ngoài sự cai trị của Chúa. Các giác quan có thể cho biết trước giả cũng bị tê liệt giống như chúng ta vậy, nhưng Lời của ông dẹp tan lời dối trá đó: “Đức Giê-hô-va định liệu các bước của người, và Ngài thích đường lối người: Dầu người té, cũng không nằm sải dài; vì Đức Giê-hô-va lấy tay Ngài nâng đỡ người” (Thi thiên 37:23–24).

   Có phải Đức Chúa Trời chỉ ban phát những điều bạn thích không? Đó là giả định mà trước giả Thi thiên muốn chỉnh đốn lại. Đôi khi chúng ta cần sự nản lòng để vươn ra, tra xét và củng cố lòng tin Chúa của mình. Đón nhận sự khôn ngoan và tình yêu thương của Ngài – ngay cả khi chúng ta cảm thấy gánh nặng của khổ đau – hãy rèn luyện tấm lòng để tin cậy Chúa trong lúc nản lòng.

  1. Sự nản lòng nhắc nhở chúng ta phải bền đỗ về phương diện thuộc linh – tiếp tục duy trì sự kỷ luật thuộc linh.

   Tác động làm tê liệt của sự nản lòng có thể gây suy giảm thói quen thuộc linh. Cảm xúc sẽ nói với chúng ta nuôi dưỡng sự tổn thương của mình thay vì chăm sóc cho linh hồn. Những giai đoạn nản lòng sẽ phơi bày tội lỗi mà chúng ta cần phải thú nhận, thậm chí phải trừ bỏ chúng. Đó là cơ hội để ngợi khen Đức Chúa Trời trong mọi hoàn cảnh khi chúng ta biết rằng không gì có thể phân rẽ chúng ta khỏi sự yêu thương của Ngài (1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:18; Rô-ma 8:38–39).

Sự nản lòng là món quà đã dẫn chúng tôi đến với món quà lớn hơn là tin cậy vào Đấng Christ.

   Ngay cả khi việc học Lời Chúa và cầu nguyện bị khô khan, hãy tiếp tục duy trì sự kỷ luật mỗi ngày. Một giai đoạn của sự nản lòng có thể giúp chúng ta sẵn sàng trước những thay đổi khác trong cuộc sống và những thời điểm khó khăn có thể xảy ra, vì vậy hãy sử dụng sự nản lòng ngay bây giờ để chuẩn bị cho những thử thách trong tương lai.

  1. Sự nản lòng nhắc nhở chúng ta về lòng kính mến – hãy nuôi dưỡng một tấm lòng thờ phượng.

   Sau khi sứ đồ Giăng chứng kiến sự hiện thấy ở trên trời, ông đã tuyên bố sự đắc thắng về Chiên Con rằng: “Chiên Con bước tới, lấy sách ở tay hữu đấng ngự trên ngôi” (Khải huyền 5:7). Chúa Jêsus, là Chiên con của Đức Chúa Trời đã bị giết để chuộc chúng ta cho Đức Chúa Trời, đã nhận lấy quyển sách và quyền cai trị ở trong tay Ngài. Khi cơn bắt bớ của hoàng đế Domitian bùng nổ, những người chứng kiến sự đắc thắng của Chiên Con đã thờ phượng Chúa (câu 8-10). Chúng ta cũng vậy.

   Chúa cai trị từng chi tiết, thế cho nên chúng ta hãy chuyển từ việc chú ý vào rắc rối sang thờ phượng Đức Vua, là Đấng đã lấy quyển sách và cai trị mọi khía cạnh trong cuộc đời của chúng ta. 

Tiếp nhận món quà

   Hỡi các anh chị em Mục Sư đồng lao, đừng lãng phí sự nản lòng. Hãy xem đó là sự ban cho của ân điển. Thậm chí hãy học cách tận dụng sự nản lòng để mang lại ích lợi thuộc linh cho mình bằng cách để cho từng chi tiết nhỏ nhất đem chúng ta đến với Chúa Jêsus. Bởi ân điển của Chúa, ngay cả tấm lòng buồn bã nhất cũng tìm thấy sự yên ủi.

 

Nguồn:  https://tienphong.org

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan