Cân bằng việc phản hồi về quá khứ và lập chiến lược cho tương lai là một thách thức. Điều này đặc biệt đúng khi nói đến việc mở Hội Thánh mới và nhân rộng Hội Thánh. Nếu nhìn lại quá khứ quá nhiều, chúng ta có thể mắc kẹt trong việc say sưa với những chiến thắng của ngày hôm qua. Nhưng nhìn về phía trước quá nhiều, chúng ta có thể trở nên bị hình ảnh tương lai định hướng đến mức bỏ qua việc nhìn biết sự thành tín của Chúa trong quá khứ và hiện tại. Thực hiện đúng việc học hỏi từ quá khứ và nhìn thấy những gì Chúa đang làm trong hiện tại có thể chỉ ra cho chúng ta một loại tương lai khác.
Số báo này, hợp tác với Exponential, nhằm mục đích giúp bạn nhìn rõ hiện tại bằng cách báo cáo về tình trạng mạng lưới mở Hội Thánh mới, đưa ra danh sách các Hội Thánh xúc tác đang hoàn thành việc mở mang Hội Thánh cho nhiều thế hệ và tìm hiểu sâu về cách trở thành một “người cấp số nhân”—người lãnh đạo đào tạo môn đồ lành mạnh, người chủ trương theo đuổi sự sinh sản ra Hội Thánh mới. Nhưng trước khi chúng ta xem xét tất cả các khía cạnh của sự nhân rộng trong suốt vấn đề này, chúng ta hãy nhìn lại quá trình xây dựng Hội Thánh trong những năm qua.
Sau khi lãnh đạo một dự án dưới sự chỉ đạo của Bob Buford (đã qua đời) của Mạng lưới Lãnh đạo cùng với một nhóm đã đọc tất cả các cuốn sách về việc mở mang Hội Thánh viết bằng tiếng Anh từ năm 1950, tôi biết được rằng việc mở Hội Thánh mới trong văn hóa phương Tây đã phát triển qua ba kỷ nguyên từ giữa thế kỷ 20 đến nay. Tôi gọi những thời đại này Mở Hội Thánh Mới này là 1.0, 2.0 và 3.0.
Mô Hình Mở Hội Thánh Mới 1.0: Mở Rộng Hội Thánh
Việc mở Hội Thánh mới đã tồn tại lâu dài như chính Hội Thánh. Khi các tín hữu bị phân tán từ Giê-ru-sa-lem đến Giu-đê và Sa-ma-ri, đến tận cùng trái đất (Công vụ 1:8; xem Công vụ 11; 19–26, cũng như các cuộc hành trình truyền giáo của Phao-lô), họ đã rao giảng phúc âm, vươn đến mọi người và thành lập các Hội Thánh. Mặc dù nỗ lực tiên phong này được gọi bằng nhiều tên khác nhau vào những thời điểm khác nhau trong lịch sử, nhưng ngày nay chúng ta gọi đây là việc mở Hội Thánh mới.
Trong thời kỳ hiện đại, Mở Hội Thánh Mới 1.0 (thập niên 1950–1980), các Hội Thánh đảm nhận nhiệm vụ mở rộng địa điểm đến một địa điểm mới. Trong thời kỳ này, thuật ngữ có hiệu lực không hẳn là “trồng” mà là “mở rộng”. Các Hội Thánh cụ thể sẽ hợp tác với giáo phái của họ để mở rộng các Hội Thánh mới trong một khu vực nhất định.
Vào năm 1954, Ban Truyền Giáo Quốc Nội của hệ phái Ngũ Tuần (AG) đã thúc đẩy “Kế Hoạch Hội Thánh Mẹ”, nhằm khuyến khích các Hội Thánh đã được hình thành ổn định thành lập một Hội Thánh “con gái”. Hệ phái Báp-tít Nam Phương có Ban Mở rộng Hội Thánh thuộc Ủy Ban Truyền Giáo Quốc Nội (nay là Ủy Ban Truyền Giáo Bắc Mỹ/Mạng Lưới SEND). Trọng tâm trong thời kỳ này chủ yếu là xem Hội Thánh mới như là một phần mở rộng của Hội Thánh đã được thiết lập ổn định và thường được kết nối với hệ phái lớn hơn.
Mô Hình Mở Hội Thánh Mới 2.0: Mở Hội Thánh Mới Với Người Mở Hội Thánh Có Năng Lực Tạo Kết Quả Như Doanh Nhân.
Dần dần, sự tập trung lớn hơn được chuyển từ chính Hội Thánh sang người đi mở Hội Thánh, và mô hình tập trung vào người mở Hội Thánh bắt đầu thịnh hành vào những năm 1980. Rất nhiều nguồn lực tập trung vào các hệ thống và người mở Hội Thánh đã xuất hiện cùng với sự thay đổi này. Có ảnh hưởng nhất là nguồn tài nguyên “Bộ Công Cụ Người Mở Hội Thánh Của Bob Logan” đã định hình cách chúng ta nghĩ về việc mở Hội Thánh mới. Tương tự như vậy, cuốn sách “Mở Hội Thánh: Thế Hệ Tiếp Nối” của Kevin Mannoia đã giải thích cách thiết lập các hệ thống sẽ hỗ trợ những người mở Hội Thánh trong việc vun trồng Hội Thánh của họ.
Việc mở Hội Thánh mới trở nên ít mang tính mở rộng mà thiên về động lực mục vụ sứ đồ (apostolic) hơn, với một sự nổi bật mới của một người mở Hội Thánh. Các đánh giá đã được tạo ra, theo lý thuyết cho rằng một số loại người với những loại nhân cách cách nhất định sẽ có thể mở Hội Thánh mới thành công hơn. Những người mở Hội Thánh như vậy được đòi hỏi có năng lực đạt kết quả rất cao. Kể từ giữa những năm 1990 và đầu những năm 2000, điều hiển nhiên là hầu hết những người mở mang Hội Thánh đều là những người trẻ có khả năng đạt kết quả cao.
Tôi là một trong những người mở mang Hội Thánh, đầu tiên ở Buffalo, New York. Chúng tôi khởi đầu một Hội Thánh mới, gõ cửa từng nhà và phát triển nhà thờ lên vài chục người – theo thời gian phát triển mua được một tòa nhà hiện là nơi cư trú của Hội Thánh chủ yếu là người Miến Điện. Vào thời điểm chúng tôi xây dựng nhà thờ thứ hai, Hội Thánh Cộng đồng Millcreek, chúng tôi đã áp dụng tính đạt kết quả cao của sự mở Hội Thánh, triển khai quy mô lớn và phát triển nhanh hơn nhiều. Vì vậy, theo một nghĩa nào đó, chúng tôi đã trải qua khoảng thời gian 1.0 và 2.0, nhưng đã có sự thay đổi rõ ràng vào những năm 90.
Khi điểm tập chú thay đổi, nâng cao nhu cầu của những người mở mang Hội Thánh để sở hữu bộ kỹ năng lãnh đạo tổ chức lớn hơn, nó đã sàng lọc được nhóm những người có tiềm năng mở mang Hội Thánh. Ai đó có thể có niềm đam mê và kêu gọi mở Hội Thánh mới, nhưng lại thiếu các kỹ năng đạt kết quả thể hiện trong đánh giá của người mở Hội Thánh mới (và do đó không được chấp thuận để đi mở Hội Thánh mới qua sự tài trợ của hệ phái hoặc mạng lưới tài trợ). Những người như Neil Cole bắt đầu kêu gọi chúng tôi “hạ thấp tiêu chuẩn về cách thức hoạt động của Hội Thánh và nâng cao tiêu chuẩn về những gì cần có để trở thành một môn đồ”. Ý của ông không phải là hạ thấp tiêu chuẩn về mặt thần học hay Kinh Thánh, mà là hạ thấp yêu cầu phải lãnh đạo các hệ thống tổ chức phức tạp trong các Hội Thánh.
Mô Hình Mở Mang Hội Thánh 3.0: Đa Dạng Hóa và Nhân Rộng
Cole, cùng với những người khác như Wolfgang Simson, Tony và Felicity Dale, bắt đầu hỏi liệu chúng tôi có thể phát triển những cách thức mới và khác biệt để mở các Hội Thánh mới hay không. Liệu mọi loại người có thể tham gia vào mọi hình thức mở Hội Thánh mới khác nhau không – và liệu đó có phải là lần lặp lại tiếp theo không?
Trong khi “Mở Hội Thánh Mới” 1.0 và 2.0 tập trung vào việc thêm vào các Hội Thánh mới thì ngày nay, trong Mở Mang Hội Thánh 3.0, các tín hữu thuộc các hệ phái và truyền thống thần học mở ra các Hội Thánh cứ nhân bội lên, do nam giới và phụ nữ lãnh đạo ở nhiều cấp độ.
Mở Mang Hội Thánh 3.0 cũng đã làm chứng cho sự tái xuất hiện (ít nhất là ở phương Tây) của các biểu hiện khác về sự nhân rộng của Hội Thánh chẳng hạn như các cộng đồng nhập thể truyền giáo, dưới ảnh hưởng một phần không nhỏ bởi các tác phẩm của Alan Hirsch và Michael Frost, bao gồm cả cuốn “The Shaping of Things To Come.”
Nhiều người thực sự đang tham gia vào bối cảnh văn hóa thông qua lối sống Cơ Đốc Nhân của họ. Khi phúc âm thấm nhập vào một nền văn hóa, một Hội Thánh sẽ xuất hiện giống với nền văn hóa đó. Vì vậy, một Hội Thánh trong bối cảnh văn hóa Cowboy cũng có thể có ý nghĩa như một Hội Thánh Hàn Quốc khi nó bám rễ sâu vào bối cảnh văn hóa và tâm lý của những người liên quan. Trong khi mô hình “người có tố chất đạt kết quả” vẫn chiếm ưu thế, ngay cả Logan cuối cùng cũng đã rời bỏ mô hình này để tạo ra những cách thức mới và khác biệt trong việc mở Hội Thánh mới. Tương tự như vậy, trong hai thập kỷ qua, chúng ta đã thấy sự nhân rộng của những mạng lưới tập trung vào việc vun trồng Hội Thánh.
Mô Hình Mở Mang Hội Thánh 4.0?
Là một nhà truyền giáo học đã nghiên cứu việc mở mang Hội Thánh trong nhiều thập kỷ, tôi không tin rằng việc mở Hội Thánh mới chỉ có một tương lai đơn lẻ. Có nhiều tương lai của việc mở mang Hội Thánh. Những tương lai đó ở phương Tây sẽ vẫn chủ yếu được thúc đẩy bởi văn hóa, như Mô Hình Mở Hội Thánh Mới 2.0 đã cho thấy, vì vậy chúng ta nên mong đợi tương lai sẽ bao gồm cả mô hình mở Hội Thánh mang tính đạt kết quả như của kinh doanh.
Nói như thế, việc mở Hội Thánh ở những nơi thế tục đòi hỏi phải có nhiều mô hình đa dạng hơn. Ví dụ, thông thường mô hình mang tính đạt kết quả kinh doanh thường giả định phải có một nhóm người sẵn sàng đón nhận những gì mà doanh nhân đó cung cấp. Được thúc đẩy mạnh mẽ để tập hợp một nhóm và mở một Hội Thánh, người mở Hội Thánh có thể thấy rằng việc thành lập Hội Thánh trong các nền văn hóa thế tục mất quá nhiều thời gian và quá khó khăn.
Ở Vương quốc Anh, nhiều người đang nói về “những cách thể hiện mới mẻ” để khai phá vùng đất mới và tạo ảnh hưởng lâu dài với những người mới. Hành trình “Những Biểu Hiện Mới” không phải là một ý tưởng chỉ suông về lý thuyết. Đó là điều chúng tôi quan sát thấy ngày càng có nhiều Cơ Đốc Nhân làm trên toàn cầu,” Mục Sư người Anh và nhà truyền giáo học Mike Moynagh nói. “Họ biết khoảng cách giữa thế giới và giáo hội hiện tại là quá lớn để nhân sự của họ và những đối tượng của họ có thể vượt qua đến với nhau. Vì vậy, họ đang thành lập những cộng đồng Cơ Đốc Nhân mới trong mọi ngóc ngách trong cuộc sống bình thường của người dân”. Những cách thể hiện mới mẻ như vậy có ảnh hưởng đáng kể ở Anh so với ở Mỹ, có lẽ vì đất nước chúng ta vẫn có một lượng dân số đáng kể có thể tiếp cận được bằng mô hình khởi nghiệp kinh doanh.
Tương lai của việc mở Hội Thánh theo một số cách nào đó trông giống như quá khứ, nhưng trong những cách khác, nó giống như là sự tiếp cận truyền giáo đang cứ tiếp diễn và liên tục trong đó Tin Lành khai sinh ra con người vào trong một Hội Thánh. Khi văn hóa thay đổi, chúng ta nên mong đợi các phương pháp và mô hình của chúng ta cũng thay đổi. Tại Outreach, chúng tôi cố gắng tôn vinh những mô hình và tấm gương mà mọi người có thể học hỏi, quan sát và phê bình. Và khi làm như vậy, tôi hy vọng chúng ta có thể tìm được những mô hình tốt hơn.
Tân Ước không luôn luôn đưa ra một tiêu chuẩn cho các phương pháp của chúng ta. Chúng ta nên mở lòng với những chiến lược và cơ hội truyền giáo khác nhau. Theo quan điểm bảo thủ của tôi về truyền giáo, người ta có xu hướng bắn bất kỳ dạng sống truyền giáo mới nào đang bò ra từ chất lỏng nguyên thủy của văn hóa. Họ đông lạnh nó, rồi lấy nó ra 20 năm sau, chỉ để quyết định rằng có lẽ rốt cuộc nó cũng không tệ đến thế. Thay vào đó, chúng ta nên bám chắc vào Phúc Âm của mình và bám một cách lỏng lẻo vào các phương pháp mở Hội Thánh, thừa nhận rằng Đức Chúa Trời sử dụng tất cả các loại Hội Thánh để tiếp cận mọi loại người.
Trong tương lai, việc mở rộng Hội Thánh sẽ giống như một cái cây với nhiều nhánh—những người đang tìm cách mang lại sức sống mới cho việc mở rộng Hội Thánh. Những cành và những chiếc lá đó sẽ trông rất khác nhau ở mỗi nơi. Chúng ta phải khuyến khích lẫn nhau, sử dụng khả năng phân định truyền giáo để khuyến khích nhau yêu thương và làm những việc tốt khi chúng ta mở mang các Hội Thánh theo những cách mới và sáng tạo. Giữa tất cả những điều đó, mong sao chúng ta vẫn tập chú vào việc Phúc Âm hóa các Hội Thánh làm họ hiện hữu trên khắp thế giới.
Nguyễn Trọng
Lược dịch Theo Nguồn:https://outreachmagazine.com