Ba Dấu Ấn Chúa Sống Trong Chúng Ta

Share

(Các câu Kinh Thánh trích dẫn được sử dụng trong Kinh Thánh Bản Dịch Mới 2002)

Chúa Giê-su đã sống lại từ kẻ chết với một thân thể vinh hiển (Lu-ca 24.13-44; Giăng 20.19-29; 21.1-14). Sau khi phục sinh, Ngài ở cùng với các sứ đồ trong 40 ngày để dạy dỗ các sứ đồ (Công Vụ 1.3). Sau đó, dù Chúa Giê-su đã về trời (Công Vụ 1.1-11) nhưng Ngài vẫn ở cùng và hiện diện trong mọi người tin kính trong một cách siêu nhiên (Ma-thi-ơ 28.20b). Sức sống phục sinh của Ngài vẫn không ngừng vận hành trong chúng ta. 

Phao-lô nói đến lẽ đạo và cũng là kinh nghiệm thực của ông khi ông có mối quan hệ mật thiết với Chúa là “Chúa Cứu Thế sống trong tôi”: Tôi bị đóng đinh vào thập tự giá với Chúa Cứu Thế. Nay tôi sống, không còn là tôi nữa nhưng Chúa Cứu Thế sống trong tôi (Ga-la-ti 2.20a).

Đang khi còn ở thế gian, Chúa Giê-su đã nhiều lần nói đến sự kiện Ngài sống trong các môn đệ. Ngài nói rất nhiều về hình ảnh Ngài là cây nho, chúng ta là những cành nho (Giăng 15.1-8), với lời nhấn mạnh: “Hãy cứ ở trong Ta như chính Ta ở trong các con.” (Giăng 15.4). 

Chúa Giê-su lập đi lập lại ý tưởng và lẽ đạo Ngài “ở trong” người tin theo Ngài trong suốt bài cầu nguyện của Ngài ở vườn Ghết-sê-ma-nê (Giăng 17), đặc biệt câu 21-23: “21 Thưa Cha, Con cầu xin cho họ tất cả đều hiệp nhất cũng như Cha trong Con và Con trong Cha, để họ cũng ở trong Cha và Con. Do đó, thế gian sẽ tin rằng chính Cha đã sai Con đến. 22 Con đã ban cho họ vinh quang mà Cha đã ban cho Con, để họ được hiệp nhất cũng như Cha với Con là một. 23 Con ở trong họ và Cha ở trong Con, để họ được hoàn toàn hiệp nhất và nhờ đó, thế gian biết rõ là Cha đã sai Con và Cha yêu quý họ như Cha đã yêu Con.”

Có ba dấu ấn của sự kiện Chúa sống trong chúng ta mà chúng ta cần chú ý.

SSNG VÀ SSÁNG BÊN TRONG

Chúa Giê-su là NGÔI LỜI. Cho dù Ngài đang ở ngai vinh hiển trước khi giáng thế, đang trở thành “xác thịt” trong thời gian giáng thế cứu chuộc, hay đang ngự bên hữu Đức Chúa Cha sau khi về trời – thì bản chất NGÔI LỜI của Ngài vẫn luôn thể hiện. Chúa Giê-su sống vận hành trong chúng ta có nghĩa là NGÔI LỜI sống vận hành trong chúng ta. “Sự sống” từ Ngôi Lời là “ánh sáng” mà sự tối tăm không thể khống chế. 

1 Trước khi sáng tạo vũ trụ đã có Ngôi Lời. Ngôi Lời ở cùng Đức Chúa Trời và Ngôi Lời là Đức Chúa Trời. 2 Ngay từ ban đầu Ngài đã ở cùng Đức Chúa Trời. 3 Tất cả đều được Ngài sáng tạo. Không gì hiện hữu mà không do Ngài. 4 Trong Ngài có nguồn sự sống và sự sống là ánh sáng cho nhân loại. 5 Ánh sáng tỏa ra trong bóng tối và bóng tối không khống chế được ánh sáng (Giăng 1.1-5).

Khi chỉ một cây nến hay một ánh đèn nhỏ cháy sáng lên thì toàn thể khung cảnh tối tăm của một đêm không có trăng, không có sao và không có ánh đèn – không thể khống chế hay ngăn cản được ánh sáng của cây nến hay cái đèn nhỏ đó. Huống chi đây là ánh sáng vĩ đại của Ngôi Lời!

Dấu ấn rõ ràng nhất của sự kiện Chúa Giê-su phục sinh đang sống trong chúng ta là những phẩm tính, nhân cách và quyền năng thiên thượng của Ngài ở cùng với tâm trí, suy nghĩ, lời nói, việc làm và sự tiếp nhận vào của chúng ta. 

Mỗi khi chúng ta thật sự gần gũi, khao khát và vâng phục Ngài thì tự nhiên lòng của chúng ta thật là trong sáng và trong sạch; trí của chúng ta thật là khôn ngoan theo cách của Chúa, đem đến kết quả khác hẳn theo cách khôn ngoan của người không biết Chúa; lời nói và việc làm của chúng ta tự nhiên chứa đầy ân hậu và tình yêu thương; và tinh thần cũng như thể xác của chúng ta có một năng lực dồi dào một cách lạ lùng.

SSNG LI NHNG ĐIU CAO QUÝ, TT ĐP HAY THIN LÀNH

Dấu ấn thứ ự “sống lại” của những điều cao quý, tốt đẹp hay thiện lành mà trước đây, trong những giai đoạn chưa biết Chúa hay khi xa rời Chúa, chúng là những điều mà chúng ta ước muốn nhưng không thể nào có được hay làm được, và bởi đó chúng ta tưởng rằng chúng đã “chết” rồi. 

Khi xa rời Chúa, dù vì bất cứ lý do nào, chúng ta không thấy rõ được Chúa đang ở với mình. Thế là chúng ta chỉ thấy và sống dựa vào suy nghĩ và sức mạnh của bất toàn của con người. Những điều này có thể giúp chúng ta thành công và thỏa mãn với những gì thuộc về thế giới của con người trong thế gian. Nhưng những điều cao quý, tốt đẹp hay thiện lành thường là những điều cao hơn mức bất toàn của thế giới của con người chúng ta. Nếu không như vậy thì làm sao những điều đó là cao quý, tốt đẹp hay thiện lành! Vậy nên khi chưa biết Chúa hay xa rời Chúa thì chúng ta không thể nào sống xây dựng hay đạt đến điều cao quý, tốt đẹp hay thiện lành mà chúng ta muốn sống và làm. 

Nhưng bởi mối quan hệ mật thiết với Chúa, Chúa ở trong chúng ta, chúng ta ở trong Chúa, thì lòng khao khát xây dựng chúng và ơn sức của Chúa Giê-su đang sống vận hành trong chúng ta sẽ giúp chúng ta làm nên được những ước mơ cao quý, những ý hướng tốt đẹp và những hành động thiện lành mà trước đây chúng ta tưởng là đã chết đi hay phải từ bỏ.

Điều lạ lùng là chúng ta làm được những điều này, không phải bằng sức riêng của con người mình, nhưng bởi sự hiệp một lạ lùng giữa chúng ta với Chúa như là giữa cây nho và cành nho. Sự hiệp một này làm cho ý tưởng của Chúa trở thành ý tưởng của chúng ta, và sức thắng hơn mọi sự của Chúa trong ý tưởng của Ngài được chuyển tải thành sức như là của chúng ta. Phao-lô kinh nghiệm điều này và xẻ chia trong Phi-líp 2.13 và 4.13: “Vì Đức Chúa Trời là Đấng đang tác động trong lòng anh chị em để anh chị em vừa muốn vừa làm theo ý chỉ tốt lành của Ngài… Tôi đủ sức làm được mọi việc nhờ Đấng ban thêm năng lực cho tôi.

CHIN THNG CÁI TÔI

Cái “tôi” là nguồn gốc của mọi tội lỗi, là nguyên cớ sâu xa của mọi thất bại và là lý do con người không thể đến với Chúa. Bởi cái tôi muốn bằng Chúa mà A-đam và Ê-va phạm tội ăn trái cấm trong vườn Ê-đen (Sáng Thế 3.1-7). Do cái tôi ganh tị về của lễ được Chúa nhận mà Ca-in giết A-bên (Sáng Thế 4.1-8). Chỉ nghĩ đến quyền lợi và địa vị làm vua nên Sau-lơ không còn nhìn thấy Đa-vít là một tướng tài được Chúa đem đến cho mình nhưng đầy lòng sợ hãi và nghi ngờ để thấy Đa-vít là một kẻ đe dọa ngôi vua (1 Sa-mu-ên 18.6-16, v.v). Lòng ganh ghét và ích kỷ của giới lãnh đạo tôn giáo Do Thái khiến họ không thể thấy (hay chấp nhận) được sự ứng nghiệm của những lời tiên tri về Đấng Cứu Thế trong Chúa Giê-su và tìm cách giết Chúa Giê-su v.v. Cái tôi ích kỷ giết chết mọi cơ hội xây dựng tình yêu và hạnh phúc, phá tan gia đình, làm sụp đổ xã hội và đất nước và tiêu diệt chính con người mang cái tôi của mình. 

Chúa Giê-su phán dạy rằng: “Nếu ai muốn theo Ta, phải từ bỏ chính mình, mỗi ngày vác thập tự giá mình mà theo Ta. 24Vì ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất, còn ai vì Ta mà mất mạng sống thì sẽ cứu mạng sống mình.” (Lu-ca 9.23).

Sự kiện Chúa Giê-su phục sinh là kết quả của một sự chọn lựa mà mức độ khó khăn của nó thật là không thể tưởng tượng được. Chúa Giê-su phải chọn lựa hoặc là địa vị Ngôi Hai vinh hiển hoặc là trở nên con người và chịu chết trên thập giá để cứu chuộc nhân loại. Trong vườn Ghết-sê-ma-nê, Ngài đã thốt lên sự kinh hãi và do dự: “Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin cất chén nầy khỏi Con!” Nhưng sau đó Ngài đã cương quyết chọn, “Dù vậy, xin ý Cha được nên, chứ không theo ý Con!” (Lu-ca 22.42). 

Phi-líp 2.6-8 làm sáng tỏ một khung cảnh đầy những hình ảnh Chúa Giê-su từ bỏ chính Ngài: “ 6 Ngài vốn có hình của Đức Chúa Trời, Nhưng không xem sự bình đẳng với Đức Chúa Trời. Là điều nên nắm giữ; 7 Ngài đã từ bỏ chính mình, Mang lấy hình đầy tớ, Và trở nên giống như loài người. 8 Ngài đã hiện ra như một người, Tự hạ mình xuống, vâng phục cho đến chết,Thậm chí chết trên cây thập tự.” 

Chúa Giê-su đã “quên mình” khỏi ngôi vị Ngôi Hai Đức Chúa Trời, “hạ mình” làm đầy tớ, “hòa mình” trở nên giống như loài người và “bỏ mình” chết trên cây thập tự.

Kết quả của những quyết định khó khăn cùng cực này – quên mình, hạ mình, hòa mình và bỏ mình – là sự cứu chuộc nhân loại cùng với danh vị và thẩm quyền siêu nhiên tôn quý trên hết của Chúa Giê-su: “ 9 Chính vì thế mà Đức Chúa Trời đã tôn Ngài lên rất cao, Và ban cho Ngài danh trên hết mọi danh, 10 Để khi nghe đến danh Đức Chúa Jêsus, Mọi đầu gối trên trời, dưới đất, bên dưới đất. Đều phải quỳ xuống, 11 Và mọi lưỡi đều phải xưng nhận. Đức Chúa Jêsus Christ là Chúa,Mà tôn vinh Đức Chúa Trời là Đức Chúa Cha (Phi-líp 2.9-11).

Cái “tôi” là cái mà chúng ta phải chiến đấu với nó cho đến ngày gặp Chúa. Chỉ đến khi đó thì Chúa mới biến hóa chúng ta trở nên giống Ngài ở mức hoàn toàn khử được cái tôi của mình. Nhưng cuộc tranh chiến với cái tôi trong đời sống mỗi ngày là một cuộc tranh chiến đem lại những kết quả biến đổi tốt lành. 

Bớt đòi hỏi người khác phục vụ mình và phục vụ người khác làm cho một người trở nên mau được thỏa lòng hơn, vui mừng hơn và khám phá ý nghĩa đời sống nhiều hơn. Vui mừng khi người khác được thành công và kết quả hơn mình khiến chúng ta mất đi lòng cay đắng ganh tị là một trong những nguyên cớ sâu xa của những căn bệnh nặng về tinh thần và thể chất. Đó cũng là một liều thuốc làm chúng ta chung xẻ chia nguồn vui của họ. Người có lòng xây dựng tình yêu thương cho người khác chắc chắn cũng đang xây dựng tình yêu thương trong con người của mình. Giữa một người khao khát yêu thương và phục vụ người khác và một người khao khát mọi người khác phải yêu thương và phục vụ mình – ai là người được bình an, vui mừng, kết quả và có ý nghĩa đời sống hơn? Hỏi tức là trả lời vậy!

Chúa Giê-su đã sng li đban sc sng phc sinh cho mi ngưi chúng ta. Khi bạn tiếp nhận Ngài là Cứu Chúa của mình thì Ngài ban chính Ngài và sự sống phục sinh của Ngài ở sâu thẳm trong bạn. Sự sống đó sinh ra sự sáng lạ lùng để soi dẫn và giúp bạn phá tan mọi sự tối tăm đang tìm cách vây hãm hay phá hoại đời sống của bạn. Sự sống đó có sức mạnh làm “sống lại” và làm nên mọi điều cao quý, tốt đẹp và thiện lành mà bạn đã từng ước ao và cố gắng nhưng rồi đã bỏ đi vì tưởng chúng đã chết rồi. Sự sống đó biến đổi làm cho bạn thắng được chính mình, thắng được cái “tôi” mà trước đây bạn biết rõ là tồi tệ và hủy diệt nhưng vẫn phải khuất phục nó. Sự sống đó có một sức sống yêu thương, phục vụ và tin yêu để biến đổi bạn trở nên vui mừng hơn, binh an hơn, kết quả hơn và giống Chúa Giê-su hơn trong mỗi ngày. 

 

Phm Phi Phi

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan