Cách Đối Phó Với Lỗi Lầm Và Sự Hổ Nhục

Share

Sự xấu hổ tủi nhục thường là kẻ giết chết tâm hồn của chúng ta một cách mạnh mẽ và thường làthầm lặng. Nó đã gây tổn thương đau đớn cho nhiều mục sư và lãnh đạo mục vụ. Edward Welch, tác giả cuốn Shame Interrupted (một cuốn sách rất hay) định nghĩa sự xấu hổ tủi nhục theo cách này. Xấu hổ tủi nhục là cảm giác sâu sắc rằng bạn không được chấp nhận vì bạn đã làm một điều nào đó hay vì có một điều nào đó liên quan đến bạn. Bạn cảm thấy bị phơi bày và bị sỉ nhục. Hoặc nói mạnh hơn, bạn bị sỉ nhục vì bạn đã hành động thấp kém hơn là một con người, bạn bị đối xử như thể bạn thấp kém hơn một con người, hoặc bạn có liên quan với một thứ gì đó kém hơn là một con người, và có những người chứng kiến (Kindle loc 177-180). Vậy thì chúng ta làm thế nào để đối phó với nó?  Sau đây là một vài suy nghĩ.

3 cách các nhà lãnh đạo có thể đối mặt với sự hổ nhục của họ

 Nhận ra sự xấu hổ tủi nhục đến từ đâu.

o Nó đến từ tội lỗi của chính chúng ta.

o Nó xuất phát từ những tội lỗi mà người khác phạm phải đối với chúng ta.

o Nó đến một cách đơn giản bởi mối quan hệ (thí dụ: có ai đó trong gia đình bạn đã phạm phải điều gì đó tai tiếng và bạn cảm thấy xấu hổ tủi nhục vì điều đó).

o Nó xuất phát từ tính “con người” của chúng ta (thí dụ: khi chúng ta nhận ra rằng chúng ta không có những gì cần thiết để đạt được những mục tiêu của chúng ta trong cuộc sống; điều này thường đúng với các mục sư khi họ nhận ra rằng họ có thể không bao giờ quản nhiệm một hội thánh lớn).

  1. Hãy nhận sự yên ủi trong trong quan điểm của Chúa về sự hổ nhục.

o Ngài rất quan tâm đến những người bị xấu hổ tủi nhục, bị lãng quên và bị gạt ra ngoài lề xã hội (1 Cô-rinh-tô 1.26-28).

o Chúa Giêsu đã trải nghiệm sự xấu hổ tủi nhục vì chúng ta và do đó Ngài biết điều đó một cách sâu nhiệm (Ê-sai 53,3).

o Đức Chúa Trời yêu thương chúng ta không phải vì chúng ta xứng đáng (chúng ta nhận thức rằng chúng ta có tất cả) mà vì bản chất yêu thương của Ngài (Phục truyền 7.6-8).

Hãy làm bốn quyết định quan trọng.

 o Hãy quay mặt trở lại nhìn Chúa và ăn năn.  

Hãy đọc câu chuyện tuyệt vời về cuộc gặp gỡ của Ê-sai với Chúa ở Ê-sai 6.1-7 để biết nền tảngKinh Thánh cho những suy nghĩ của tôi dưới đây.

  • Khi cảm thấy xấu hổ tủi nhục, chúng ta không muốn nhìn thẳng vào mặt ai đó. Chúng ta muốn tránh né họ. Tuy nhiên, Chúa Giê-su muốn chúng ta đến vào sự hiện diện của Ngài và nhìn thẳng vào mặt Ngài để giải quyết nỗi xấu hổ tủi nhục do tội lỗi của chính chúng ta gây ra. Ngài muốn chúng ta xưng tội và ăn năn. Thi thiên 34.5 nói: “Người nào ngưỡng trông Chúa thì được chiếu sáng; Họ chẳng bao giờ bị thẹn mặt.”

o Hãy tiếp nhận sự tha thứ của Ngài.

  • Chúa Giê-su thường chạm vào những người bị ruồng bỏ, tan vỡ và xấu hổ tủi nhục. Sự tiếp xúc chạm vào của con người thường có thể làm tan đi sự xấu hổ tủi nhục. Chúa Giê-su muốn chúng ta cảm nghiệm được sự tha thứ và thanh tẩy của Ngài.

o Hãy uống thật sâu thẳm Thánh Linh của Ngài.

  • Trong Giăng 4 chúng ta đọc câu chuyện quen thuộc về người đàn bà bên giếng. Khi Chúa Giê-su xin nước cho người phụ nữ Sa-ma-ri, Ngài đã vượt qua nhiều rào cản đáng xấu hổ tủi nhục: các thầy “Ra-bi” Do Thái không nói chuyện với phụ nữ, người Do Thái không nói chuyện với người Sa-ma-ri, và người Do Thái không làm ô uế mình khi ăn uống với những người không phải là người Do Thái.

Ngài ban cho cô nước ban sự sống từ Thánh Linh của Ngài. Đức Thánh Linh của Đức Chúa Trời có thể rửa sạch sự xấu hổ tủi nhục của chúng ta như đã làm với người phụ nữ này.

o Dự tiệc tại bàn chấp nhận của Ngài trong cộng đồng hội thánh.

  • Sau khi Phi-e-rơ chối Chúa, ông cảm thấy vô cùng xấu hổ tủi nhục. Tuy nhiên, sau khi Chúa Giê-su phục sinh và sau khi Chúa Giê-su hỏi ông ba lần ông có yêu Ngài không, Ngài đã dùng bữa với Phi-e-rơ và các môn đệ khác. Điều đó cho thấy hình ảnh ông được chào đón trở lại cộng đồng. Sự xấu hổ tủi nhục có thể tan biến khi chúng ta trải nghiệm được một cộng đồng thực sự trong hội thánh.

Sự xấu hổ tủi nhục hoạt động như là một vòi nọc độc gây nhức nhối, nhưng nó không nhất thiết phải gây chết người. Mặc dù con người và hoàn cảnh xung quanh chúng ta có thể vẫn làm chúng ta xấu hổ tủi nhục (và điều đó gây tổn thương), nhưng Đấng Christ có thể giải thoát chúng ta khỏi sức mạnh hủy diệt của nó.

1 Phi-e-rơ 2.6 cho thấy trong Kinh Thánh có viết: “Nầy, Ta đặt tại Si-ôn một hòn đá,

Hòn đá góc nhà đã được chọn lựa và quý trọng; Ai tin đá ấy sẽ không bị hổ thẹn.”

Điều gì đã giúp những người mà bạn biết đối phó được với sự xấu hổ tủi nhục của họ?

 

 

 

Lược dịch:  Nguyễn Trọng (BBT)

Nguồn: https://outreachmagazine.com

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan