Chân Lý Là Gì?

Share

Hơn 2000 năm trước, một quan tổng trấn người La-mã đã đưa ra cho một tử tội một câu hỏi sâu xa: “Chân lý là gì?”

Vào một lúc nào đó, trong cuộc đời của mình, chúng ta sẽ vấn vương với câu hỏi đó, đặc biệt vào những thời điểm nghiêm trọng khi chúng ta trăn trở với câu hỏi về ý nghĩa của sự sống. Tìm được ý nghĩa sự sống là nhu cầu cơ bản của sự sống của con người; và sẽ không có ý nghĩa nếu không có một chân lý tuyệt đối.

Có Chân Lý Tối Hậu Không?

Dường như là chúng ta biết qua trực giác rằng chân lý tuyệt đối có liên quan đến sự hiện hữu của Đức Chúa Trời. Cần chú ý để biết rằng những người bác bỏ sự hiện hữu của Đức Chúa Trời cũng là những người nói rằng không có chân lý tuyệt đối và mọi sự chỉ là tương đối. Nhưng sâu thẳm trong lòng chúng ta thì không như vậy – có một điều chi đó nói với chúng ta rằng Đức Chúa Trời hiện hữu và Ngài cầm chìa khóa của chân lý.

Dù vậy, điều này dấy lên một câu hỏi khác. Nếu có một Đức Chúa Trời, Đấng Sáng Tạo, như được chứng tỏ bởi sự sáng tạo, làm sao chúng ta biết Ngài là ai? Ngài như thế nào? Ngài có bày tỏ cho loài người biết Ngài và chân lý của Ngài?

Câu trả lời là có! Ngài bày tỏ Ngài cho nhân loại và Ngài minh chứng sự truyền thông của Ngài theo một cách làm rõ ràng rằng đó là lời Ngài chứ không phải của ai khác.

Thông Điệp Của Chúa Gửi Đến Con Người.

Thông điệp Chúa gửi đến cho loài người là Kinh Thánh. Kinh Thánh gồm 66 sách, được viết bởi 40 tác giả khác nhau trong một quãng thời gian 1500 năm. Kinh Thánh Tân Ước gồm 27 sách, được viết bởi 9 tác giả trong quãng thời gian 50 năm, từ năm 50 đến năm 100 trước Công Nguyên.

Kinh Thánh Cựu Ước nói về cách Chúa bày tỏ chính Ngài cho Y-sơ-ra-ên qua luật pháp và các tiên tri của Ngài. Kinh Thánh Tân Ước về cách Chúa bày tỏ chính Ngài cho thế giới qua Con của Ngài.

Bạn có từng đọc Kinh Thánh? Sự kiện một cuốn sách được viết trong quãng thời gian trên 1500 năm có một sự liền lạc kỳ lạ như vậy trong tư tưởng, nội dung và mục đích chứng minh về nguồn gốc thiên thượng của nó. Nhưng còn nhiều điều hơn thế nữa.

Chúa Phán Trực Tiếp.

Kinh Thánh tự định nghĩa chính nó như là lời của Chúa và liên tục công bố về tác giả của nó đến từ thiên thượng. Kinh Thánh công bố thẩm quyền và sự trình bày không sai lạc về chân lý tuyệt đối. Nó không chỉ nói về Chúa. Trong Kinh Thánh, chính Chúa tuyên phán. Những nhóm chữ như “Và Chúa phán…” xuất hiện 3800 lần chỉ riêng trong Cựu Ước. Kinh Thánh khác hẳn mọi tài liệu khác trong lịch sử trong ý nghĩa này: Chúa tuyên phán trong đó. Nhưng đó chưa phải là tất cả.

Bằng Chứng Khảo Cổ.

Những hoạt động ngày càng gia tăng và những khám phá vun đắp của ngành khảo cổ trong mấy thập niên qua xác nhận về những sự chính xác ngay đến những chi tiết nhỏ bé nhất của Kinh Thánh làm bẽ mặt những kẻ phê phán Kinh Thánh. Trước khi những khám phá khảo cổ bắt đầu xác nhận sự chính xác của Kinh Thánh, những kẻ nghi ngờ và phê phán đã đưa ra nhiều cáo buộc chống lại nó; như là Môi-se không có thể viết chữ, rằng dân Hê-tít (một dân cổ xưa được nhắc đến trong Kinh Thánh) không bao giờ hiện hữu, và những dân và thành khác được Kinh Thánh diễn tả chỉ là những huyền thoại. Khảo cổ học đã chứng tỏ những kẻ phê phán là sai lầm trong mỗi một trường hợp đưa ra, và trong hằng trăm trường hợp khác. Không một chi tiết đơn lẻ nào trong Kinh Thánh là ngược lại với khảo cổ. Sự chính xác lịch sử của Kinh Thánh không là vấn đề của đức tin. Nó là vấn đề của dữ kiện.

Chúa Báo Trước Về Tương Lai.

Một chứng cớ thuyết phục khác về sự thần cảm của Kinh Thánh là các lời tiên tri. Kinh Thánh đã tiên đoán chính xác 100% về tương lai. Ở đây ghi chép nhiều sự khải thị của Chúa về những biến cố tương lai mà Chúa phán với các tiên tri. Các tiên tri này ghi chép những gì Chúa cho họ thấy. Rồi sau đó 10, 100 hay 1000 năm sau, những điều đã được tiên tri xảy ra. Hơn hai phần ba của Cựu ước được dành cho lời tiên tri.

Nhân vật quan trọng nhất trong lời tiên tri của Kinh Thánh là Chúa Cứu Thế, là Đấng Cứu Chuộc được hứa ban cho Y-sơ-ra-ên và thế giới. Từ những cuốn sách của Môi-se (năm cuốn sách đầu tiên của Cựu Ước) cho đến sách Ma-la-chi (cuốn sách cuối cùng của Cựu Ước), trong quãng thời gian một ngàn năm, các tiên tri đã tuyên báo hơn 300 chi tiết cụ thể của Đấng Cứu Chuộc này, đời sống, cái chết và sự phục sinh của Ngài.

Lời Chứng Của Đấng Cứu Thế

Chúa Giê-su làm trọn mỗi một lời tiên tri kể trên. Ngài là sự biện minh thuyết phục nhất về lẽ thật về Kinh Thánh. Chúa Giê-su là người đặc biệt nhất mà thế giới biết đến. Đời sống của Ngài sâu nhiệm đến nổi hai phần của lịch sử loài người được phân ra theo sự đến thế gian của Ngài. B.C (trước Chúa) và A.D (những năm của Chúa của chúng ta). Đời sống, cái chết và đặc biệt sự phục sinh của Chúa Giê-su làm chấn động thế giới và thay đổi hướng đi của nền văn minh nhân loại.

Chúa Giê-su công bố Ngài là Con của Đức Chúa Trời, Đấng Cứu Thế. Kinh Thánh làm chứng điều này.

16 Đức Giê-su về Na-xa-rét là nơi Ngài được trưởng dưỡng. Theo thói quen Ngài vào hội đường trong ngày Sa-bát và đứng đọc Kinh Thánh. 17 Có người trao cho Ngài sách tiên tri I-sa. Chúa mở sách, tìm thấy đoạn văn chép rằng: 18 “Thần Chúa ngự trên Ta, Vì Ngài đã xức dầu cho Ta, Để truyền giảng Tin Mừng cho người nghèo khổ, Ngài đã sai Ta công bố cho kẻ bị tù được phóng thích, Cho kẻ mù lòa được sáng mắt, Cho người bị áp bức được giải thoát, 19 Và công bố kỷ nguyên thi ân của Chúa.” 20 Đọc xong, Ngài cuộn sách lại, trả cho người phục vụ, rồi ngồi xuống. Mọi mắt trong hội đường đều chăm chú nhìn Ngài. 21 Ngài bắt đầu nói: “Hôm nay, lời Kinh Thánh các người vừa nghe đó đã được ứng nghiệm!” (Lu-ca 4.16-21).

Nhưng Chúa Giê-su không chỉ nói về bản thể Đấng Cứu Thể. Ngài chứng tỏ quyền năng của Chúa – quyền năng của Ngài – qua những dấu lạ và phép màu. Ngài bày tỏ thẩm quyền của Ngài trên sự sáng tạo bằng cách biến nước thành rượu, và ra lệnh cho những cơn bão chấm dứt – và chúng thật chấm dứt. Ngài bày tỏ lòng thương xót chữa lành cho đoàn dân, phục hồi thị giác cho kẻ mù, làm nghe được cho kẻ điếc, chữa bệnh. Ngài khiến người ta sống lại từ kẻ chết. Sau cùng, sau khi Ngài bị đóng đinh trên thấp giá và được an táng, Ngài sống lại từ kẻ chết và hiện ra cho hơn 500 người. Trong mỗi giai đoạn của đời sống của Ngài – từ lúc được hoài thai cho đến phục sinh – Chúa Giê-su ứng nghiệm mọi lời tiên tri hằng nhiều trăm năm trước, thuyết phục những người quanh Ngài là những người biết và tin Kinh Thánh hiểu rằng Ngài là Chúa Cứu Thế.

Mặt Đối Mặt.

Bôn-ti Phi-lát là Tổng Trấn La-mã, người mà khoảng 2000 năm trước, đã nhìn vào mắt của Chúa Giê-su và hỏi, “Chân lý là gì?”

Phi-lát đang nói chuyện với CHÂN LÝ. Ông đang nói chuyện với Chúa đến trong xác thịt – Đấng mà qua Ngài các thế giới được sáng tạo nên.

 “Các ngươi sẽ biết chân lý và chân lý sẽ giải phóng các ngươi,” Chúa Giê-su công bố. Nhưng chân lý không giải phóng Phi-lát vào ngày ấy, bởi vì ông không thành thật muốn biết. Nên trong dinh Tổng Trấn, đang khi lịch sử mong đợi, với Lẽ Thật đứng trước mặt ông, Phi-lát vẫn phải hỏi, có lẽ một cách qua loa hay đáng buồn, “Chân lý là gì?”

Ông ta chẳng bao giờ biết. Lòng người không sẵn sàng vâng theo chân lý sẽ không bao giờ biết lẽ thật.

Còn Bạn Thì Sao?

Bạn có thật lòng muốn biết Chân Lý? Chúa Giê-su nói với tất cả những ai đang tìm kiếm, “Hãy xin, sẽ được; hãy tìm, sẽ gặp; hãy gỏ cửa sẽ mở cho” (Ma-thi-ơ 7.7). Nhưng nếu bạn gỏ cửa để tìm kiếm lẽ thật và Chúa Giê-su đã mở cửa, bạn sẽ làm gì? Bạn sẽ vào trong với Ngài hay sẽ quay lưng bỏ đi? Và nếu bạn bỏ đi, bạn sẽ đi đâu? Qua bao thời đại, trong mọi sự sáng tạo, chẳng có chân lý nào khác ngoài Ngài. Chúa Giê-su tuyên bố: “Ta chính là con đường, Chân Lý và sự sống. Chẳng bởi Ta thì không ai đến cùng Cha được” (Giăng 14.6).

Bạn chọn một chân lý dễ dãi hơn? Loại không đòi hỏi gì? Bạn biết rằng theo thời gian trôi đi thì sẽ càng khó — khi biết ra rằng bạn đã sống một đời sống giả dối – mà chấp nhận lời Chúa Giê-su kêu gọi. Hãy nhớ rằng, Ngài thương xót, kiên nhẫn, sẵn sàng tha thứ. Chúa Giê-su phán: “28 Hỡi những kẻ mệt mỏi và nặng gánh ưu tư, hãy đến cùng Ta. Ta sẽ cho các con được yên nghỉ. 29 Hãy mang ách của Ta và học theo Ta, thì tâm hồn các con sẽ tìm được yên nghỉ, vì Ta có lòng dịu hiền và khiêm tốn, 30 vì ách Ta dễ chịu và gánh Ta nhẹ nhàng.”  (Ma-thi-ơ 11.28-30).

Vâng Theo Lẽ Thật.

Đọc bài này tức là được giới thiệu đến chân lý tuyệt đối. Ngài là Chúa Cứu Thế Giê-su, Con Đức Chúa Trời, Đấng Cứu Chuộc Thế Gian. Bạn sẽ làm một bước kế tiếp không? Bạn sẽ tin cậy Ngài không?

Hãy đặt đời sống của bạn vào đôi tay của Ngài ngay lúc này. Làm điều Ngài kêu gọi bạn làm. Ách của Ngài là dễ chịu và gánh của Ngài thì nhẹ nhàng. Ngài kêu gọi bạn tin nhận Ngài. Ngài muốn bạn thành thật xưng nhận với Ngài những tội lỗi của bạn và nhận lấy sự tha thứ toàn vẹn của Ngài. Ngài phán hãy yên nghĩ trong Ngài và nhận lấy tình yêu thương của Ngài. Ngài có một món quà đặc biệt mà Ngài muốn ban cho bạn – đó là sự sống đời đời.

Nếu bạn muốn nhận những điều này nhưng không biết cách cầu xin về chúng – và bạn thật sự muốn vậy, hãy nói những lời như sau vào ngay lúc này:

Chúa Cứu Thế Giê-su ơi, con tin nhận Ngài là đường đi, chân lý và sự sống. Con xưng nhận rằng con là một tội nhân – nghĩa là con đã đi theo cách riêng của mình và thường làm những điều sai. Xin tha thứ mọi tội lỗi của con. Cảm ơn Chúa. Con kêu cầu Ngài đến trong và kiểm soát đời sống của con. Con nhận Ngài là Chúa và Cứu Chúa của đời con. Xin đầy dẫy Thánh Linh của Ngài trong con. Giúp con sống theo và phục vụ Ngài trọn đời con, cho đến ngày con đến với Ngài vĩnh viễn. Cảm tạ Chúa Giê-su. A-men.

Living In The Truth

Giờ đây bạn đã biết chân lý và chân lý đã giải phóng bạn được tự do. Nay bạn là con trai hay con gái của Đức Chúa Trời. Ngài là Cha của bạn và mọi cơ đốc nhân trên khắp thế giới là những anh chị em của bạn. Đừng chần chờ để nhận biết gia đình của bạn, đặc biệt là Cha của bạn. Hãy luôn nói chuyện với Ngài. Hãy học biết về sự cầu nguyện.

Hãy đọc Sách của Ngài. Kinh Thánh là cách chính yếu mà Chúa chọn để nói cho chúng ta biết về Ngài. Học biết điều Chúa nói trong Kinh Thánh là một phần quan trọng của cuộc sống mới của bạn. Khi đọc Lời Ngài, hãy xin Chúa chỉ cho bạn cách mà những đoạn khác nhau áp dụng cho đời sống của bạn. Một chỗ tốt để khởi đầu sự suy gẫm của bạn là sách Tin Lành Giăng trong Tân Ước. Nên tìm một bản dịch hiện đại loại dễ đọc.

Hãy trở nên một thành viên trung tín của một hội thánh tốt và tham gia các buổi học Kinh Thánh hay nhóm thông công tại tư gia.

Hãy làm bạn với những Cơ Đốc Nhân khác và có thời gian chia sẻ với họ. Là những anh chị em trong Chúa, bạn cần mối liên hệ với họ cũng như họ cần bạn. Chúa sẽ dẫn dắt bạn đến với họ và một hội thánh theo Ngài.

Hy vọng của chúng tôi là bạn sẽ tăng trưởng trong Chúa Cứu Thế Giê-su cũng trong cách mà các Sứ đồ cầu nguyện cho những tín hữu của thế kỷ thứ nhất tăng trưởng:

17 Tôi cầu xin Đức Chúa Trời của Chúa Cứu Thế Giê-su, Chúa chúng ta, chính Cha vinh quang ban cho anh chị em tâm linh khôn ngoan và được khải thị để nhận biết Ngài. 18 Soi sáng con mắt trong lòng anh chị em để hiểu thấu niềm hy vọng của ơn Ngài kêu gọi là gì, thế nào là cơ nghiệp giàu có vinh quang của Ngài giữa vòng các thánh, 19 và thế nào là quyền năng vĩ đại siêu việt Ngài dành cho anh chị em, là những người tin, theo như năng lực mạnh mẽ của Ngài hành động (Ê-phê-sô 1.17-19).

Tất cả đều có thể được cho bạn – thật vậy, đây là món quà mà Cha của bạn tặng cho bạn – rằng nay bạn đã biết và tin nhận chân lý.

.

(Nguồn: http://www1.cbn.com/questions/what-is-truth?cbn)

Chuyển ngữ:  Ngọc Nga & DTCMS

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan