Chia Sẻ Đức Tin Như C. S. Lewis

Share

Dù C. S. Lewis không xem mình là một nhà thần học hay nhà truyền giảng, ông luôn tìm cách dùng các bài viết để thuyết phục người khác về lẽ thật Tin Lành.

C. S. Lewis từ chối việc được xem là một nhà thần học nhưng ông tuyên bố “Tôi là một người biện giáo.” [1]

Biện giáo có mục đích là thuyết phục — cho dù đó là yêu cầu một ai đó chuyển cho cái hủ rắc muối hay một tiếng kêu cảnh cáo hãy chạy ra khỏi tòa nhà đang bốc cháy. Lewis tìm cách dùng lời nói cũng như lời văn để thuyết phục.

Nhưng những phương pháp của ông không có tính nhồi bóp. Ông nhắm đến những giá trị khách quan, tìm cách cho sự tự nhiên dẫn đến lẽ thật. Ông là một người tìm kiếm lẽ thật và cố gắng làm người nói lại lẽ thật đó. Đó là con người của Lewis không hơn mức biện giáo và cũng không kém mức truyền giảng.

Lewis muốn chỉ đường cho người ta đến với Chúa. Dù không luôn luôn thoải mái trong vai trò của một người truyền giảng, ông chân thật với sứ mạng này và xem đó là một điều cần thiết. Có nghĩa là ông tìm cách thuyết phục những người khác chấp nhận sứ điệp của Tin Lành Cơ đốc – rằng Đức Chúa Trời qua Đấng Christ giải hòa thế gian với Ngài (2 Cô-rinh-tô 5:19).

Không cần phải khảo sát dài dòng trên 70 sách mang tên ông mới khám phá được lòng nóng cháy chia sẻ Tin Lành của ông. Ông viết những lá thư giải thích, “… đó là nhiệm vụ làm mọi điều có thể làm được để cải đạo người không tin.”[2] Ông tuyên xưng điều này trong bài luận thuyết, “Để cải đạo một người hàng xóm tuổi trưởng thành và một người hàng xóm vị thành niên (vừa rời trường học) là điều thực tiễn.[3]

Ông nói thêm, với một cảm quan cấp bách, “Nếu bạn làm cho những người tuổi trưởng thành trở thành Cơ đốc nhân, những con trẻ của ngày mai sẽ nhận được sự giáo dục Cơ đốc. Thật là một sự tốt đẹp mà xã hội có được, và chắc chắn là xã hội đó sẽ chuyển giao sự tốt đẹp đó đến những mầm non của nó.” [4]

Hơn nữa, Lewis viết rằng, “Người giúp cải đạo người hàng xóm của mình là người đã thực hiện một hành động cơ đốc thực tiễn nhất.”[5]

Chúng ta có thể làm mọi điều trong khả năng của mình để cố gắng thay đổi xã hội và biến đổi những cơ chế xã hội, nhưng nếu không có những tấm lòng cá nhân được biến đổi thì xã hội đó vẫn sẽ như cũ. Lewis tin vào điều này và vì vậy ông cho rằng làm chứng là điều quan trọng cũng như kỷ luật thuộc linh của chính ông là mỗi ngày cầu nguyện, học Kinh Thánh, tham gia sinh hoạt của hội thánh và dâng hiến để đáp ứng nhu cầu của những người khác.

Lewis tích cực dự phần với mọi thực hành chứng đạo. Hơn hết tất cả, ông là một nhà viết sử. Những ân tứ của ông được kết hợp và thực hành để trở thành một kỹ năng. Là một Cơ đốc nhân, ông vận dụng những ân tứ này để trở nên một người viết và truyền thông, tất cả là để phục vụ Vương Quốc và ích lợi của những người khác.

Có lần ông đã viết, “Tất cả sách của tôi đều mang tính làm chứng.”[6]. Mới nhìn thì không rõ ràng là như vậy, nhưng ông nhận xét về chính mình, “Điều chúng tôi muốn không phải chỉ là có thể những cuốn sách nhỏ về Cơ đốc giáo, nhưng có thêm sách do các Cơ đốc nhân viết về những chủ đề khác – với kỹ năng Cơ đốc giáo của họ.”[7]

Khi đã trở thành Cơ đốc nhân, đức tin của ông giúp cho ông viết được tất cả những gì ông viết. Ông sống một đời sống chan hòa đức tin. Không thể chối cãi rằng ông là một người viết truyền đạo

Những Khía Cạnh Làm Chứng Trong Những Tác Phẩm Của Lewis

Như thế nào mà những sách của ông có tính chất làm chứng? Tôi chia sẻ ở đây ba cách:

1/ Trước hết, Lewis dầm thắm chính ông với sư chuẩn bị cho người ta tiếp nhận sứ điệp tin lành.

Lewis viết một lá thư, giải thích mục đích của những chương trình phát thanh của ông, mà sau đó chúng hình thành nên cuốn “Chỉ có Cơ Đốc Giáo” (Mere Christianity). Trong những dòng phát thanh, ông viết, “Điều tôi làm là chuẩn bị cho lòng tiếp nhận hơn là kêu gọi tiếp nhận. Đó là một cố gắng thuyết phục người ta rằng có một luật đạo đức, mà chúng ta không tuân theo. Có sự hiện hữu của Đấng Ban Luật và nếu bạn không có thêm Sự Chuộc Tội thì luật này đem vào sự tuyệt vọng hơn là sự an ủi.[8]

Lewis tin vũ trụ là một hữu thể đạo đức, và tất cả đều phạm tội đã không sống đạt được mức yêu cầu về đạo đức. Sự thất bại đó đặt mọi người vào một tình trạng bất an. Không phải là Tin Lành nhưng chính điều này làm cho tấm lòng của một người sẵn sàng nghe Phúc Âm về sự tha tội.

2/ Lý luận làm chứng của Lewis đặt trọng tâm nơi Chúa Cứu Thế Giê-xu.

Trong khi cuốn “Chỉ có Cơ Đốc Giáo” bắt đầu với một lập luận đạo đức về sự hiện hữu của Đức Chúa Trời, nó phát triển sự đưa người ta đến với sự duy nhất của Đấng Christ.

Điều này được nhận biết đặc biệt khi ông dẫn đưa mọi sự chú tâm đến lời tuyên xưng của Đấng Christ. Chúa Giê-xu nói Ngài là Đức Chúa Trời và Ngài có thẩm quyền và quyền năng để tha tội. Những lời này hoặc là của một tên khùng, một kẻ tráo trở – hoặc là chân lý.

Khi chỉ cho mọi người chú tâm đến những lời nói và việc làm của Đấng Christ, cách chứng đạo của Lewis là đặt trọng tâm vào Chúa Giê-xu. Ông không biện hộ cho sự thu hẹp của lời tuyên bố của Đấng Christ rằng Ngài là con đường duy nhất đến với Đức Chúa Trời. Lẽ thật hay chân lý tự bản chất của nó là thu hẹp. Pascal viết rằng bản chất của chân lý là có sự thu hẹp lại để tránh mọi lệch lạc ra khỏi chân lý dù là lệch lạc nhỏ nhất vì chúng sẽ kéo người ta vào sự giả dối. Người ta có thể không thích sự hạn hẹp trong lời tuyên xưng của Đấng Christ; có thể không chấp nhận nó. Nhưng không ai là người hiểu bản chất của chân lý có thể bác bỏ những lời tuyên xưng từ chân lý bởi vì những lời tuyên xưng đó là hạn hẹp. Lewis không lập lờ với lẽ thật là chỉ duy qua Đấng Christ mà một người mới có thể bắt đầu một mối quan hệ với Đức Chúa Trời.

3/ Lý luận làm chứng của Lewis được xác chứng bởi sức tưởng tượng của ông

Ông không chỉ có khả năng chuẩn bị tâm trí của người đọc cho tin lành, nhưng ông cũng làm ấm áp những tấm lòng tiếp nhận sứ điệp bằng những hình ảnh và biểu tượng mà ông sáng tạo. Những minh họa do sức tưởng tượng của ông làm cho người đọc có thể hình dung ra những gì có thể là mờ ảo với lý trí suy xét của con người.

Với cách này, lý luận làm chứng của Lewis đã thuyết phục nhiều tấm lòng và những người mà không bởi cách này có thể đóng cửa lòng tiếp nhận của họ. Những gì ông trình bày được lập luận rất trong sáng; và cách ông dùng sự tưởng tượng tạo nên sự trung thực lắng nghe, trong ngay cả những người đa nghi.

Tất cả những Cơ đốc nhân cam kết với sứ mạng của hội thánh cần học biết ba khía cạnh chứng đạo mà Lewis đã đặt thành mẫu mực trong những cuốn sách của ông.

Nhiều khi, công tác của một người truyền giảng là công tác chuẩn bị dọn lòng.

Những tác phẩm của Lewis nhắc các nhà truyền giảng hãy giữ trọng tâm là Đấng Christ. Ông bám vào những điều cốt yếu khi công bố tin lành. Tên của ông sẽ luôn luôn đồng nghĩa với “Chỉ có Cơ Đốc Giáo” (Mere Christianity).

Hơn nữa, mẫu mực dùng sự tưởng tượng của Lewis là một dụng cụ thật giá trị. Thật đáng cho chúng ta cố gắng bằng mọi cách để phát triển kỹ năng minh họa làm sáng tỏ cho những người khác biết những gì đã được Đấng Chirst làm cho họ.

 

DTCMS

(Lược dịch theo: outreachmagazine.com)

 

Ghi chú
[1] C. S. Lewis, The Collected Letters of C. S. Lewis. Walter Hooper, editor. Vol. I, p. 713 (July 29 [1927]); Vol. II p. 444 (Sept. 25, 1940). San Francisco: Harper Collins.
[2] C. S. Lewis, The Letters of C. S. Lewis, Edited and with a Memoir by W. H. Lewis. New York: Harcourt, 1966. 31 January 1952. Para. 2. p. 238.
[3] C. S. Lewis, “On the Transmission of Christianity” God in the Dock, Walter Hooper, ed. Grand Rapids, Michigan: William B. Eerdmans, 1970, p. 119.
[4] Ibid. p. 119.
[5] C. S. Lewis, “Meditation on the Third Commandment” God in the Dock, p. 199.
[6] C. S. Lewis, “A Rejoinder to Dr. Pittenger” God in the Dock, p. 181.
[7] C. S. Lewis, “Christian Apologetics” God in the Dock, p. 93.
[8] C. S. Lewis, The Letters of C. S. Lewis. 15 May 1941.

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan