Tôi đến sớm để chuẩn bị cho buổi họp với Joy, người bạn mới của tôi. Khi người phục vụ đang rót cà phê cho tôi, tôi không thể không ngó ra ngoài những cửa kiếng ngộ nghĩnh của tiệm cà phê. Đó là một ngày mùa xuân tuyệt đẹp ở thành phố New York cho nên khi Joy bước vào, chúng tôi đều biết chuyện gì sẽ xảy ra kế tiếp: Chúng tôi sẽ ngồi ở bên ngoài. Cà phê trong tay, chúng tôi tìm được một cái bàn lọng cọng nhất của công viên và ngồi ngay xuống. Chúng tôi vào ngay cuộc nói chuyện.
Joy Attamore là tác giả cuốn “Tan Vỡ Bởi Cái Đẹp”, bắt đầu sẻ chia với tôi về làm sao mà cô tận hiến đời mình cho những người bị mắc bẫy vào chỗ kiếm sống bằng cách bán thân (tình dục) và bị bóc lột.
Từ một góc nhìn, đôi mắt tôi thấy một người đàn ông với một cây gậy đang chậm chạp bước đến. “Xin lỗi, tôi không muốn làm phiền ông bà. Tôi xin lỗi, tôi không muốn phải làm chuyện này, nhưng ông bà còn tiền để có thể cho tôi xin không?” Ông ta đã đứng gần bên cái bàn.
“Xin lỗi ông,” Tôi trả lời, “Tôi không có.” Ông ta đáp lại, “Được, xin đừng bận tâm. Một lần nữa xin lỗi đã làm ngắt chuyện của ông bà.”
Khi ông ta đang bước đi, tôi ngừng ông ta lại. “Thưa ông, tên ông là gì?” Ông ta sửng sốt khi thấy tôi không tiếp tục câu chuyện. Quay lại nhìn tôi, ông hỏi, “Ông có phải là một Cơ đốc nhân không? Bởi vì chỉ có các Cơ đốc nhân hỏi tên tôi.”
“Vâng, tôi là một Cơ đốc nhân và bạn tôi Joy cũng là là một Cơ đốc nhân.”
“Tôi tên Jeff và tôi cũng là một Cơ đốc nhân. Chúa đã làm một phép lạ trên đời sống của tôi.”
Bị kích động, tôi mời ông lấy một cái ghế và chia sẻ câu chuyện của ông cho chúng tôi.
“Jeff, ông có sẵn lòng chia sẻ câu chuyện của ông cho chúng tôi không?”
Trong khoảng 10 phút hay hơn 10 phút, Jeff kể lại rằng một ngày kia ông tĩnh lại ở trong một phòng cấp cứu. Dĩ nhiên đây không phải là kế hoạch của ông ta khi ông ta bắt đầu ca làm việc buổi sáng tại một công trường xây dựng là nơi mà ông là một công nhân hợp đồng. Ông bị trượt té khi dùng súng bắn đinh. Người y sĩ phòng cấp cứu nhìn vào mắt của ông khi ông bắt đầu nhận ra cảnh vật xung quanh. “Ông có tin Chúa không?”
“Không.”
“Vậy à, ông nên tin Chúa. Vì cớ tai nạn của ông, có một cái đinh nằm trong não của ông, lẽ ra là ông không thể sống được.” Khi được xuất viện, Jeff không thể nào quên được ý tường là Chúa đã bằng một cách nào đó làm việc trong sự sống của ông. Từ đó trở đi, ông bắt đầu đi nhà thờ và rồi tiếp nhận Chúa.
Nhìn vào hai người chúng tôi, Jeff nói, “Tôi không có gì… nhưng tôi có một câu chuyện. Tôi cố kể câu chuyện này cho càng nhiều người càng tốt hầu cho tôi có thể giúp ích được cho nhiều người.”
MỘT SỰ TẠM NGỪNG LÀM RỐI LOẠN VIỆC
Chúa cho phép có sự xảy ra làm rối loạn sự việc để làm chúng ta chậm lại và để giữ chúng ta khỏi trôi đi quá xa vào hướng sai lầm. Khi chúng ta đang tiếp tục xét nghiệm điều thực hữu là chúng ta đang đi đến một vương quốc công nghĩa, thật là một ý tốt khi nói rằng chúng ta cần tạm ngưng và phản hồi trong một khoảnh khắc. Vấn đề mà nhiều người chúng ta đối diện là khi chúng ta quan tâm đến nhau, chúng ta thất bại trong sự chăm sóc cho chính mình. Chúng ta có khuynh hướng cho phép sức nặng của thế giới đè lên vai của chúng ta. Thật tự nhiên khi chúng ta quên về điều tiêu cực xảy ra trongkhi chúng ta siêng năng làm việc cho công lý.
Thế nên, Chúa ban cho chúng ta một giai điệu kinh thánh để làm chậm lại chúng ta và tái tập chú chúng ta. Giai điệu kêu cầu Chúa nhắc chúng ta về sự bất lực của mình khi chúng ta tìm nương dựa vào sức Chúa để đem lại công lý. Hành động nương dựa này là một nhắc nhở mạnh mẽ rằng thế giới này không đơn giản là của chúng ta và chúng ta không phải là người giải cứu nó.
Ý tưởng kêu cầu Chúa làm vơi đi những sự đau khổ của người khác được gọi là sự than thở. Với đề tài của phần chia sẻ này là “Nhận Biết Sự Dễ Bị Tổn Thương trong Kinh Thánh,” tôi đưa vào ở đây một bài thi thiên dạng “than thở” của Đa-vít.
Cũng như Jeff, Đa-vít sẻ chia câu chuyện của ông để nhắc mọi người khác về tình yêu thương của Đức Chúa Trời. Nếu chúng ta xem Thi Thiên 41, chúng ta sẽ nhận ra là thi thiên này có một chỗ quan trọng trong cấu trúc của các bài thi thiên. Nó là bài thi thiên cuối cùng của phần thứ nhất của sách Thi Thiên. Ở đây Đa-vít nhìn lại quãng đời đã qua của ông. Ông biết rằng Chúa đã ban phước cho ông khi ông chăm sóc cho những người nghèo khó. Ông cũng nhớ lại nỗi đau đớn và sự nghèo khó của ông, và làm sao mà Chúa đã gặp và cung ứng cho ông trong cảnh ngộ đó. Trong thi thiên này, Đa-vít đặt ra một mô hình của sự than thở.
MỘT LỜI KÊU CẦU SỰ CỨU GIÚP
Trong ba câu đầu, Đa-vít nhắc chúng ta rằng chúng ta được ban phước khi chúng ta đoái thương đến kẻ nghèo khó. “Phước cho người nào đoái thương kẻ khốn cùng!” Với Đa-vít, chữ “đoái thương” không chỉ có ý nghĩa về tâm thần nhưng cả về giúp đỡ thực tiễn. Ông nói rằng chúng ta “được phước” khi chúng ta làm cho những bàn tay của mình bị dơ dáy vì yêu thương những kẻ khốn khổ. Đa-vít tiếp tục, “1 Trong ngày tai họa, Đức Giê-hô-va sẽ giải cứu người ấy. 2 Đức Giê-hô-va sẽ gìn giữ và bảo tồn mạng sống người: Người ấy thật được phước trên đất. Và Chúa không phó người cho ý muốn của kẻ thù mình. 3 Đức Giê-hô-va sẽ nâng đỡ người ấy khi nằm liệt trên giường bệnh; Trong lúc ốm đau, Chúa sẽ chữa lành mọi bệnh tật cho người ” (Thi Thiên 41:1–3).
Điều Đa-vít nói ở đây đi ngược lại với tất cả mọi sự chúng ta biết bởi kinh nghiệm. Theo lẽ tự nhiên, chúng ta cảm thấy là chúng ta chỉ có thể tồn tại nếu chúng ta bảo vệ chính mình và gia đình mình khỏi những kẻ đe dọa chúng ta và nếp sống của chúng ta. Nhưng hãy chú ý là ở đây Đa-vít có ý nói rằng: Trách nhiệm bảo vệ cho chúng ta không còn chỉ là của chúng ta. Vì cớ ân sủng Chúa, chúng ta được tự do khỏi những gánh nặng về phải không ngừng bảo vệ chính mình, để chúng ta được tự do làm sự bảo vệ cho những người khác. Khi chúng ta thay đổi sự tập chú vào chúng ta, chúng ta sẽ có thể tập chú vào nhu cầu và gánh nặng của những người khác.
Khi Jeff bước đi khỏi, Joy và tôi đã ở trong tâm trạng chia sẻ tâm tình. Nên cô tiếp tục câu chuyện mà cô kể trước đó. Khi còn là một thiếu niên, gia đình của cô di chuyển đến một khu “Đèn Đỏ” ở London (khu có những ổ gái điếm). Kinh nghiệm được ân sủng lạ lùng của Chúa, cha mẹ của cô cảm nhận lòng ước muốn sẻ chia với những kẻ nghèo khó – đặc biệt với những người chủ chứa, mua dâm và bán dâm.
“Không dễ cho chúng tôi để mà mời họ dùng bữa ăn với chúng tôi,” cô giải thích…
Khi tôi hỏi, “Thế cả nhà có bao giờ sợ hãi không?” Cô nhìn chăm vào mắt tôi và nói, “Nếu anh sẽ có thể làm điều Chúa kêu gọi anh làm, anh phải tín thác rằng Chúa sẽ bảo vệ anh và gia đình anh.”
Sự bảo vệ này là điều ban phước mà Thi Thiên 41 nói đến trong thực tại. Trong những giây phút không có gì chắc chắn và nguy hiểm, chúng ta có thể tin cậy rằng Chúa sẽ giải cứu chúng ta. Nhưng trong một số trường hợp, chúng ta sẽ chịu sự đau khổ. Khi chăm sóc cho những người có nhiều sự dễ bị đau thương, chúng ta có thể phải gánh lấy một sự rủi ro. Có thể nó sẽ kết thúc tệ hại cho chúng ta – không có gì bảo đảm cả. Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta yêu thương người khác. Tác giả Thi Thiên muốn chúng ta biết rằng ngay cả khi chúng ta kinh nghiệm toàn thể sự sợ hãi thì Chúa đang ban phước cho chúng ta. Bởi vì như Đa-vít trên giường bệnh (câu 3), Chúa sẽ duy trì chúng ta khi chúng ta chịu đau thương.
Ánh Dương
(Lược dịch theo: outreachmagazine.com)