Chúa Giê-xu Nổi Giận!

Share

Ngoại trừ được nêu lên, Kinh Thánh dùng trong bài viết là từ Bản Dịch Mới 2002

Trong lúc đi ra ngoài với hai người bạn bé tí, chúng tôi vào một cửa hàng bán quà tặng. Ở đó có một cái giỏ đựng những cái kẹp tóc được chưng gần sàn nhà. Nó cứ như là nam châm dán Megan, 18 tháng tuổi, dính vào nó. Ngay sau đó là đến chị của nó là Mollie.

Lời nhắc của tôi, “Đừng, đừng, đừng rớ vào” chẳng làm gì được để kéo những bàn tay nhỏ bé ra khỏi cái giỏ, ngay cả khi tôi tiếp tục nhắc đi nhắc lại. Sau cùng, tôi phải nói mạnh hơn, “Có nghe không.” Ngay lập tức cả hai cô bé rút tay lại và bước lùi ra. Mắt của Mollie chứa đầy sự đau đớn và bối rối.

Tôi có nghiên cứu về vấn đề giận dữ trong Kinh Thánh trong mấy tháng, và tôi biết rằng Mollie phản ứng, như là giận dữ. Tôi không cảm thấy giận cũng không nghĩ là tôi giận. Vậy mà giọng nói của tôi trở nên nặng tiếng ở chữ cuối cùng, nhưng tôi lập luận là tôi cần cho chúng biết chắc điều tôi muốn nói. Tuy thế, càng suy nghĩ tôi càng nhận ra rằng những hành động của tôi tỏ ra là những dấu hiệu của dùng cơn giận để đạt được điều tôi muốn. Phản ứng của chúng cho tôi biết là tôi phải tỏ ra giận dữ, cho dù tôi có hay không có giận. Tôi phải điều khiển hai đứa bé gái bằng cách ràng cho chúng phải theo.

Sự vâng phục là điều quan trọng. Nếu chúng không học vâng phục thẩm quyền, chúng sẽ không vâng phục Chúa. Sẽ là vô trách nhiệm nếu không xử lý vấn đề này. Nhưng cái tỏ ra hợp lý và đáng làm không xóa bỏ trong ký ức của hai đứa bé gái về sự phải lùi ra khỏi tôi. Chúng vâng phục, nhưng tôi đã làm chúng tách rời tôi để tôi được chúng vâng phục.

Có phải là Chúa Giê-su đã nổi giận khi Ngài đuổi những kẻ buôn bán và súc vật ra khỏi đền thờ nên tôi cần phải cứng rắn khi tôi có một lý do chính đáng không?

Khi suy gẫm kỹ phân đoạn này, tôi khám phá rằng không phải là như vậy đâu.

Nói chung, giận dữ là một phản ứng hơn là một hành động đáp ứng. Nhưng vì Chúa Giê-su chỉ làm điều Ngài thấy Cha Ngài làm nên chúng ta biết rằng những hành động của Ngài trong đền thờ không phải là một phản ứng với những kẻ đổi tiền. Đó là một hành động đáp ứng với Cha Ngài.

Sâu xa hơn, nếu chúng ta đang phải liên hệ với một người đang nổi cơn giận dữ, chúng ta sẽ muốn đáp trả hay thụt lùi và bỏ chạy. Nhưng đó không phải là cách người ta đáp ứng với Chúa Giê-su.

Các môn đệ được nhắc về một câu trong Thánh Thi (Mác 11.17).

Đoàn dân đông đang lắng nghe Chúa Giê-su, khiến các thầy thượng tế và chuyên gia kinh luật sợ hãi (Mác 11.18)

Những người mù và què đến với Ngài để được chữa lành (Ma-thi-ơ 21.14).

Ngài dạy dỗ trong đền thờ trọn ngày còn lại và “Nhưng các thượng tế và chuyên gia kinh luật thấy các việc diệu kỳ Ngài.” (Ma-thi-ơ 11.25).

Các con trẻ kêu lên “Hô-sa-na! Con vua Đa-vít” (Ma-thi-ơ 21.

Người ta bị kéo đến với Chúa Giê-su sau cơn bùng nổ “giận” của Ngài. Không ai thụt lùi như Mollie và Megan. Các thầy thượng tế và chuyên gia kinh luật để cho Ngài tiếp tục giảng dạy và chữa lành trong đền thờ, rồi sau đó phản ứng vì mọi người đáp ứng với Ngài. Có thể nói thay vì phản ứng giận dữ, Chúa Giê-su đang hành động với thẩm quyền?

Có phải là Ngài đang dùng thẩm quyền – đúng thuộc về Ngài là Con của Đức Chúa Trời? Sau khi tra hỏi Ngài, các trưởng tế để cho Ngài dạy dỗ vì Ngài hành động như là Đấng có thẩm quyền.

Tôi vui mừng vì mối quan hệ giữa tôi với bạn là hai cô bé không bị hư hại, và chúng tiếp tục học biết và lớn lên. Tôi vui mừng đặc biệt vi tôi tin rằng trong vụ việc này, mục đích của Chúa là để tôi học biết được một số điều.

Cảm ơn những điều này, tôi được mở mắt để thấy là tôi thường giận dữ nhiều hơn là tôi tưởng. Tôi cũng thấy cách làm sao mà sự giận dữ dễ dàng ảnh hưởng đến những mối quan hệ. Sự ràng giữ của tôi đến từ việc bảo vệ thẩm quyền của tôi, không phải là do động lực muốn dạy dỗ. Tôi đang tìm cách làm mọi chuyện chạy theo ý tôi, chứ không theo cách Chúa lãnh đạo. Đang khi cố gắng làm cho chúng phải phục dưới thẩm quyền của tôi, tôi làm chính mình ra khỏi thẩm quyền của mình.

Tôi vẫn tin rằng thật quan trọng phải dạy về vâng phục, và cần có hậu quả cho sự bất vâng phục. Dù vậy, tôi đang học làm điều đó theo thẩm quyền để kéo người khác đến với tôi – và đến với Chúa Giê-su – hơn là đẩy họ ra xa cách mình.

Chúa có thể thay đổi đời sống của bạn không?

Chúa làm mọi sự có thể được để bạn biết Ngài và kinh nghiệm sự thay đổi lạ lùng cho đời sống của bạn. Hãy khám phá cách bạn có thể tìm sự bình an với Chúa.

Người dịch: Văn Thành

(Nguồn: cbn.com)

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan