Chúng Ta Đã Lơ Là Nhóm Trẻ Khuyết Tật

Share

Theo nghiên cứu được xuất bản của Tạp Chí Cho Sự Nghiên Cứu Khoa Học Về Tôn Giáo (Journal for the Scientific Study of Religion – JSSR), các trẻ em có những nhu cầu đặc biệt, khuyết tật, và tình trạng sức khỏe kinh niên là thành phần hầu như là không bao giờ dự các buổi thờ phượng. Điều này đặc biệt đúng với những tình trạng có ảnh hưởng tương tác xã hội hay ngăn trở sự truyền thông, như là các chứng tự kỷ, chậm phát triển, và ADHD (tạm dịch là chứng cản trở phát triển tâm lý tương tác kể từ giai đoạn thơ ấu).

Một ước lượng là có một trong sáu trẻ bị khuyết tật về phát triển, đại diện cho 17% tăng lên từ 1997 đến 2008. Hậu quả là các trẻ có những nhu cầu đặc biệt là một trong những nhóm người đông nhất mà các hội thánh vẫn còn quá chậm để đáp ứng. 

Theo một khảo sát vào năm 2001, chỉ 10% các hội thánh cho biết họ cung ứng một vài loại chăm sóc cho những người khuyết tật. Nói một cách khác, cánh đồng sứ mạng rất là rộng lớn.

Trong một cuộc phỏng vấn với Baptist Press, mục sư ở Texas, Lee Peoples nói rằng các hội thánh, người có những nhu cầu đặc biệt là “một trong những nhóm người không được phục vụ” và “không được vươn đến.” Mục sư Peoples và vợ của ông, Sandra, có một đứa con trai 10 tuổi bị tự kỷ, và Sandra có một em gái bị chứng Down syndrome.

Hội Thánh Peoles, Heights Baptist ở Alvin, Texas, có quá nhiều người có những nhu cầu đặc biệt đến nổi họ đặt ra một chủ nhiệm mục vụ các nhu cầu đặc biệt là Lisa Rose. Gia đình của bà đã ngừng đến hội thánh vì thật quá khó khăn khi đem con gái của họ, có chứng rối loạn di truyền. “Chúng tôi có nhiều nhu cầu đặc biệt trong hội thánh của chúng ta mà chúng không được phục vụ,” Rose nói, “Thế nên chúng ta nói, chúng tôi không giúp quý vị, thì làm sao chúng ta giải quyết được chuyện này?”

Những cách giải quyết bao gồm đổi hai khu vực thành những phòng thân thiện cho nhu cầu cảm quan, dùng học trình “Special Buddies” từ LifeWay Christian Resources, và dựng nên một chương trình thay phiên cho những người phục vụ chăm sóc.

Vươn Đến Những Gia Đình Với Những Mục Vụ Nhu Cầu Đặc Biệt

Thực hiện những bước như vậy để vươn đến các gia đình có những nhu cầu đặc biệt là một bí quyết. Theo nghiên cứu của JSSR, sự dự phần của hội thánh là quan trọng cho những người khuyết tật cũng như cho những người không có khuyết tật. Thêm vào đó, các nghiên cứu cho thấy tham dự các buổi thờ phượng có những ảnh hưởng tích cực trên trẻ có những nhu cầu đặc biệt, cũng như cho gia đình của chúng. Khi quan hệ với hội thánh, chúng có sức khỏe cảm xúc tốt hơn, tự trọng cao hơn, và sức khỏe tổng quát được cải thiện. Cha mẹ và các anh chị em cũng được ích lợi, cảm tạ về sự gia tăng về các hỗ trợ xã hội và sức khỏe thể chất và cảm xúc.

Những Điều Gì Cản Trở Trên Bước Đường Của Mục Vụ Các Nhu Cầu Đặc Biệt?

Với sự tham dự hội thánh, các trẻ em có những nhu cầu đặc biệt hay tình trạng sức khỏe kinh niên đối diện với năm rào cản, theo một nghiên cứu vào năm 2007. Những thứ này bao gồm những vấn đề về cơ sở như những lối ra vào, những thái độ tiêu cực từ các hội viên và lãnh đạo hội thánh, khó khăn trong sự truyền thông, những cản trở trong việc lập chương trình phục vụ, và “ngăn cách từ thể loại thờ phượng.” Khi kết hợp lại với nhau, những cản trở này làm cho dường như là rất khó cho các gia đình có con em như vậy hòa nhập vào đời sống của hội thánh.

Thêm vào đó, nhiều cha mẹ có con trẻ có nhu cầu đặc biệt tỏ ra rằng cố gắng đến dự hội thánh – và yêu cầu cho các con của họ trong những lãnh vực khác – thường cảm thấy là quá nặng, mặc dù họ mong muốn là một phần của hội thánh. “Chúng tôi ước mong rằng chúng tôi có một cộng đồng để chúng tôi thuộc về,” một bà mẹ nói, “tuy nhiên… chúng tôi không có thời giờ và năng lực để tìm và chuẩn bị một “nhà thuộc linh cho chúng tôi.”

Những bực dọc đó được vang vọng lại bởi những con số thống kê từ nghiên cứu của JSSR.

Thí dụ 33% cha mẹ của các trẻ khuyết tật đổi hội thánh vì con cái của họ dường như là bị loại ra. 56% họ giữ con, không cho chúng tham gia vào những sinh hoạt hội thánh vì thiếu sự hỗ trợ của hội thánh. Phân nữa cha mẹ nói rằng các hội thánh và lãnh đạo của họ không bao giờ hỏi về cách nào là tốt nhất để đem con trẻ của họ vào trong sự thờ phượng, cơ đốc giáo dục, các chương trình và sinh hoạt. Và hơn phân nữa các cha mẹ nói rằng họ bị mong muốn phải ở cùng với các con trong các buổi nhóm của hội thánh, hơn là được “nghĩ” để thờ phượng.

Các gia đình có con có nhu cầu đặc biệt rời khỏi hội thánh hay không bao giờ bước vào bên trong nhà thờ phải tìm một nơi khác cho những nhu cầu đức tin của họ, nghiên cứu của JSSR cho biết. Nhưng hội thánh, là thân thể của Đấng Christ, đã vẫn thường làm lỡ mất những cơ hội để vươn dậy và chào đón mọi trẻ em từ mọi tình trạng sức khỏe.

Nhìn chung, các hội thánh làm tốt hơn ở chỗ vượt qua những rào cản liên hệ đến các vấn đề sức khỏe thể chất tự nhiên, như những vấn đề về cơ bắp. Trái lại, những tình trạng “chính yếu là bởi những khiếm khuyết trong tương tác xã hội mà chúng có thể ngăn chặn truyền thông – là điều nhất quán và hệ trọng liên hệ đến sự tách ra khỏi sự dự nhóm thờ phượng,” theo như nghiên cứu của JSSR. Những thí dụ như là tự kỷ, gia tăng đến 78% từ năm 2002 đến 2008 và ADHD gia tăng 42% từ năm 2003 đến 2011. 

Mục Vụ Những Nhu Cầu Đặc Biệt: Làm Thế Nào Các Hội Thánh Có Thể Đáp Ứng

Để vượt qua những trở ngại khiến trẻ có nhu cầu đặc biệt không thể thờ phượng, các hội thánh phải định giá tài sản vật chất, bảo đảm các xe van, ghế xe lăn, và các dụng cụ khác có thể đến mọi chỗ liên hệ. Các tín hữu cần được khích lệ và nhắc nhỡ bày tỏ thái độ hoan nghênh, nhớ rằng ấn tượng đầu tiên là rất hệ trọng cho các gia đình đã quen bị phản ứng bởi những thái độ tiêu cực. Các lãnh đạo cũng như nhân sự phải chủ động tương tác với các gia đình, tích cực hỏi thăm để biết ra những điều họ cần được giúp đỡ. Và các hội thánh cần rà duyệt lại các chương trình, điều chỉnh nếu cần để làm cho các chương trình thích hợp với trẻ em của mọi lứa tuổi và mọi tình trạng khả năng.

Đã có nhiều tài nguyên để trang bị cho các hội thánh quan tâm đến sự phát triển những chương trình vươn đến những nhu cầu đặc biệt. Key Ministry cung cấp những tài nguyên có thể được tải xuống miễn phí, hội nghị video, và huấn luyện miễn phí trên mạng, khi có thể được. Sứ mạng của nhóm là bảo đảm rằng có “một hội thánh đón nhận tất cả các trẻ em.”

Sandra Peoples, chủ nhiệm điều hành Key Ministry cung ứng một chương trình có thể được tải xuống tự do cho các cha mẹ có nhu cầu đặc biệt trên mạng SandraPeoples.org.

Tác giả của chương trình và cũng là người tốt nghiệp với chương trình này nói rằng, “Đây không phải là mục vụ tôi nghĩ là tôi được kêu gọi cho, [nhưng] tôi thật cảm tạ kế hoạch được Chúa bày tỏ.

(Những chương trình hỗ trợ hội thánh do nhiều tổ chức khác được kể ra ở dưới đây, tuy là ở Hoa Kỳ, nhưng có thể gợi ý cho các hội thánh muốn dấn thân vào mục vụ đặc biệt này – LND)

Những tổ chức khác giúp các hội thánh với các chương trình tạm thay cho cha mẹ đang chăm sóc hay người chăm sóc trong một thời gian ngắn với chi phí rất thấp. 

Cung ứng “Tạm Chăm Sóc Thay” là điều quý vị có thể làm và có ảnh hưởng rất thực tiễn trong cộng đồng của chúng ta, theo Matt Mooney, người cùng với vợ là Ginny sáng lập chương trình 99 Khinh Khí Cầu. Qua đời sống ngắn ngủi của con trai của họ là Eliot, có chứng rối loạn nhiễm sắc thể (chromosomal), vợ chồng Mooneys cho biết họ học biết quá nhiều về giá trị của mỗi một sự sống của con người.

Bởi ý chí vươn ra đến những gia đình có nhu cầu đặc biệt, các hội thánh có thể làm một ảnh hưởng quan trọng trên nhiều đời sống. Khi các con trẻ khuyết tật được hoan nghênh, bao gồm, và yêu thương, hầu hết cha mẹ của chúng trở lại với hội thánh – và tham gia sứ mạng của hội thánh phục vụ tất cả con trẻ của Đức Chúa Trời.

 

Văn Bình

(Lược dịch theo: churchleaders.com)

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan