Tôi đã suy nghĩ rất nhiều về việc chuyển nhà gần đây. Chúng tôi đã sống trong các cộng đồng ổ chuột tại đô thị ở Campuchia trong nhiều năm (cho đến gần đây).
Và nơi chúng tôi đã chọn làm nhà trong suốt 18 tháng qua là chỗ pha trộn những người Campuchia tầng lớp nghèo và trung lưu (cũng như một biệt thự lớn ngớ ngẩn, nằm ngay giữa chúng tôi).
Nhưng khi chúng tôi cảm nhận được sự thúc đẩy từ Chúa để chuyển sang một cộng đồng khác cách đó khoảng một dặm, tôi đã suy nghĩ lại về cụm từ khủng khiếp mà chúng tôi nghe – “chuyển đến một vùng ngoại ô tốt hơn”.
Bạn có thể đang nghĩ, tại sao một gia đình kính sợ Chúa lại không muốn chuyển đến một vùng ngoại ô “tốt hơn”?
Xét cho cùng, sự dịch chuyển xã hội theo chiều hướng đi lên là tiêu chuẩn – một con đường không thể nghi ngờ trong cuộc sống đối với hầu hết mọi người. Nhưng liệu rằng điều đó có phải là không trí tuệ khi chúng tôi làm ra việc này ?
Điều gì sẽ xảy ra nếu những giả định làm cơ sở cho sự phát triển và ra đi này không hoàn toàn lành mạnh hoặc giống như Đấng Christ? Trên thực tế, một cách chính xác là điều gì chúng ta muốn ám chỉ đến khi chúng ta tuyên bố một nơi nào đó là “vùng ngoại ô tốt hơn”?
Cho phép tôi đặt ra một số câu hỏi có thể giúp chúng ta giải mã ý nghĩa đằng sau cụm từ này. Có phải “vùng ngoại ô tốt hơn” là nơi có ít người nghèo hơn không? Có ai từng sử dụng cụm từ chuyển đến vùng ngoại ô “tốt hơn” để chỉ một vùng lân cận nghèo hơn về kinh tế không? Điều gì xảy ra khi chúng ta trở nên lạc lõng hơn với những vật lộn kiếm sống của người nghèo?
“Vùng ngoại ô tốt hơn” là vùng có các trường học “tốt hơn” không? Điều gì xảy ra với một ngôi trường đang gặp khó khăn khi tất cả mọi người có tài nguyên đều chọn bỏ trốn thật sớm khi họ có thể? Liệu con cái của chúng ta có thực sự tốt hơn nếu chỉ đắm chìm vào trong các gia đình giàu có hoặc trung lưu khác?
Có phải một vùng ngoại ô tốt hơn với ít người da màu thấp kém hơn? Hay nhiều người trông giống và hành động giống chúng ta? Có ai đã từng sử dụng cụm từ chuyển đến vùng ngoại ô “tốt hơn” để chỉ một vùng lân cận đa dạng về chủng tộc hơn với người nhập cư và người tị nạn không? Điều gì sẽ xảy ra khi các cộng đồng của chúng ta ngày càng trở nên đồng nhất giai cấp và chủng tộc không?
Có phải khu ngoại ô tốt hơn là vùng sẽ có ít tội phạm hoặc bạo lực hơn không? Có lẽ, có lẽ không. Chúa Giê-su có kêu gọi tất cả chúng ta đến một đời sống an toàn không? (Chắc chắn “nỗi sợ hãi người trông không giống tôi ” và định kiến về chủng tộc có thể chuyển thành cái nhìn rằng tỷ lệ tội phạm phải cao hơn ở một số nơi nhất định.)
Đúng, có một số nơi chỉ đơn giản là quá độc hại, quá nguy hiểm, quá nhiều rủi ro để sống — đặc biệt là với trẻ em. Nhưng liệu điều đó có giải thích cho sự thúc đẩy lớn hướng tới các vùng ngoại ô “tốt hơn” mà chúng ta, những Cơ Đốc Nhân đã chấp nhận không?
Quan sát của tôi là việc di chuyển ra khỏi các vùng lân cận bạo lực nguy hiểm chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng thể theo hướng đi lên của phong trào dịch chuyển xã hội. Nếu chúng tôi trung thực một cách tàn nhẫn, thì đó không phải là lý do chính khiến cụm từ này phổ biến rộng rãi như vậy.
Thay vào đó, chúng ta đang rất bận rộn với công việc của mình để có thể bán ngôi nhà này lấy một ngôi nhà lớn hơn, với một khoản thế chấp lớn hơn.
Nếu chúng ta trung thực một cách tàn nhẫn, chúng ta đang hướng tới những khu dân cư giàu có hơn vì chúng mang lại cho chúng ta nhiều địa vị và sự thoải mái hơn. Và thẳng thắn mà nói, chúng ta bị thu hút đến những nơi mà những người trông giống chúng ta và có cùng giá trị và lối sống, bởi vì điều đó khiến chúng ta cảm thấy thoải mái hơn.
Chúng ta đã bị quyến rũ bởi những hình ảnh được giới truyền thông bán cho chúng ta về cuộc sống tốt đẹp trông như thế nào. Và chúng ta đang tìm cách sống theo kịp với trào lưu sống cho bề ngoài trung lưu theo kiểu phim Joneses 2009.
Nếu sự thật được nói ra, chúng ta đã nuốt lấy lời dối trá của cái móc, đường dây và kẻ đánh chìm Giấc Mơ Mỹ.
Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nhìn vào cuộc đời của Chúa Giê-su? —Người đã rời bỏ cộng đồng có quan hệ độc nhất trong vũ trụ để xuống trần gian và cư ngụ ở giữa chúng ta.
Đây là Con Đức Chúa Trời đã gác sự thoải mái sang một bên để cố ý tìm kiếm những người tàn tật, những người bị ruồng bỏ, những kẻ buôn dưa lê, những người mắc bệnh khó chịu và dành thời gian tiệc tùng với họ. Đây là Chúa Giê-su mà chúng ta tuyên bố noi theo, người đã không né tránh những người bên lề và thường bị chỉ trích vì chào đón họ đến bàn ăn của Ngài. Một cuộc đời theo Chúa Giê-su hạ mình như vậy sẽ như thế nào?
Nó có thể trông khác biệt so với cách chúng ta được nuôi dạy để suy nghĩ. Nó có thể có nghĩa là ít thoải mái hơn, thỉnh thoảng cảm thấy khó xử (thậm chí là sợ hãi) và chắc chắn là sự bất tiện lớn hơn.
Nhưng nó cũng có nghĩa là các mối quan hệ phong phú hơn, kết nối sâu nhiệm hơn với nhu cầu của thế giới và đa dạng hơn. Vì vậy, đây là ba tầm nhìn khác để thay thế nỗi ám ảnh của chúng ta về việc chuyển đến một vùng ngoại ô “tốt hơn”. Hãy thấy ra những gì bạn nghĩ.
1. Một số người trong chúng ta được kêu gọi dời đến chỗ ở giữa những người giàu – đặc biệt để kêu gọi họ sống với công lý, thương xót và giản dị. Để thách thức họ yêu Chúa Giê-xu trong lớp vỏ bọc sầu thảm của người nghèo. Những người truyền giáo trong số những người giàu có này cần sự hỗ trợ và lời cầu nguyện của chúng ta. Họ được kêu gọi để thực hành điều mà tôi muốn gọi là “đảo nghịch lối sống trưởng giả” – làm nên sự chào đón những người nghèo và bị gạt ra ngoài lề xã hội và đem họ vào những khu dân cư thịnh vượng hơn. Họ phải đối mặt với thách thức của Chủ nghĩa NIMBY (ủng hộ điều tốt chung cho mọi người ở khắp nơi nhưng ích kỷ không muốn nó xảy ra trong vùng của mình vì điều này sẽ làm mình bị thiệt hại) hơn bất cứ ai. Nhưng họ theo đuổi vương quốc của Đức Chúa Trời trên đất, ở giữa thế giới. Hãy cẩn thận để không nói rằng họ đang chuyển đến một vùng ngoại ô “tốt hơn”. Họ không tốt hơn, chỉ là họ sống cách khác biệt.
2. Hầu hết chúng ta được kêu gọi ở lại vị trí của mình — học cách yêu thương những người xung quanh và khám phá ý nghĩa của việc biết thỏa lòng, để quyết định rằng chúng ta đã có đủ. Khi chúng ta sống đơn giản, công lý và trung tín với Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ gắn kết hạnh phúc của mình với hạnh phúc của những người lân cận. Và khi chúng ta thực sự bám rễ vào một khu phố, việc di chuyển đến một nơi nào đó “tốt hơn” sẽ không còn giữ được bất kỳ sự lấp lánh thu hút nào nữa.
3. Vẫn còn những người khác được kêu gọi dời đến ở giữa những người nghèo – để tìm kiếm sự biến đổi cho những người hàng xóm bị thiệt thòi của chúng ta. Chúng ta đổ tài nguyên của mình vào những vùng lân cận này, thay vì sử dụng tài nguyên của chúng ta để trốn thoát. Chúng ta cũng gắn kết phúc lợi của mình với phúc lợi của những người hàng xóm. Những gì xảy ra với họ cũng ảnh hưởng đến chúng ta, vì vậy chúng ta đã nỗ lực cùng nhau để vượt qua những đổ vỡ và bất công xung quanh chúng ta. Trong quá trình này, chúng ta đến gần hơn với Đức Chúa Trời, Đấng đã đến để mang tin lành đến cho người nghèo.
Chắc chắn, để đối lại những gì thế gian hứa hẹn, chúng ta sẽ cần một Thần học Về Nơi Chốn mới được tiếp thêm sinh lực. Chúng ta sẽ cần phải thành tâm lựa chọn cộng đồng nơi chúng ta đang sống với cùng sự chú tâm mà chúng ta đã sử dụng trước đây để chọn một vùng ngoại ô “tốt hơn”.
Mỗi nơi này, mỗi vùng ngoại ô, mỗi cộng đồng này là một sự kêu gọi quan trọng. Một nơi được Chúa yêu thương.
Vì vậy, lần tới khi ai đó nói rằng họ muốn chuyển đến một vùng ngoại ô “tốt hơn”, hãy hỏi họ muốn nói gì. Hỏi họ điều gì làm cho vùng ngoại ô “tốt hơn”.
Shekinah
(Lược dịch theo: outreachmagazine.com)