Đặc Ân Của Sự Khích Lệ – P.2

Share

“Khi một người cảm nhận sự khích lệ và trên hết mọi điều, anh ta thường có sự phán xét tốt hơn.”

Còn bạn thì sao? Bạn có được khích lệ nhiều không khi lớn lên? Nếu không, bạn có thể phá tan cái chu kỳ đó. Bạn có biết một đứa trẻ đang cần lắm sự đáp ứng và ủng hộ? Hãy giang rộng tới em trẻ, và tìm cách khích lệ em ta. Người ta thường đi sai laic bởi vì không được khích lệ. Sợ hãi, họ thường làm những gì dễ hơn hay những gì được nhiều người biết tới. Nhưng khi một người được khuyến khích, anh ta sẳn sàng hơn để chọn những sự lựa chọn khó khăn và trở thành một người chíến thắng. Anh ta cũng dấn thân vào phục vụ Chúa và người khác. Nhưng không có một tầm nhìn về những tiềm năng, anh ta sẽ không (Công-vụ các Sứ-đồ 11:23).

Sự khích lệ dẫn đến những sự lựa chọn tốt. Người ta có khuynh hướng quyết định dựa trên những cảm xúc, hơn là những gì họ biết. Vì thế, nếu một người bị bất mản, anh ta có khuynh hướng bỏ cuộc và làm rất ít, hay là lựa chọn cách nghèo nàn. Nhưng khi một người cảm thấy được khích lệ và trên hết mọi điều đó, anh ta thường phán xét tốt hơn. Anh ta tiến tới trên cơ bản những sự kiện thật và trên những tài năng Chúa ban hơn là trên những cảm giác tiêu cực hoặc lẫn lộn.

Những lời khuyến khích giúp chúng ta hòa mình với nhau. Hãy để ý phần này trong Kinh Thánh: “Xin Đức Chúa Trời hay nhịn nhục và yên ủi ban cho anh em được đồng lòng ở với nhau theo Đức Chúa Jêsus Christ” (Rô-ma 15:5).

Sự khuyến khích giúp tạo ra một bầu không khí lành mạnh mà người ta có thể sống và làm việc trong sự hài hòa. Nếu, lấy ví dụ, bạn thăm 10 gia đình khác nhau trong một tuần, bạn sẽ thấy rằng những thành viên trong gia đình mà hòa hợp với nhau tốt nhất là những người mà trong gia đình sự khích lệ là ưu tiên trong ngày.

Sự khích lệ giữ chúng ta khỏi những sự chọn lựa hư hoại. Nó đặt thứ tự ưu tiên trên những chương trình đáng làm hơn là những hành động vô ích và tội lỗi. 

Lấy ví dụ, Jack. Cậu ta là một thiếu niên rong chơi khắp phố làm được hầu như không điều gì hết. Không lâu, anh ta có liên hệ đến ba cậu trai nữa không làm ra gì. Ai để ý kỹ càng đến cậu ta đều biết rằng cậu ta đang ở ngả tư đường trong cuộc dời mình. Nếu không có ai can thiệp, Jack có thể dễ dàng gia nhập băng đảng hay những hoạt động tội ác. Nhưng may thay cho Jack, dì của cậu đã đến sống với gia đình được vài tháng. Bà trở nên thích cậu bé và khuyến khích cậu ở mỗi ngã rẽ.

“Jack,” bà nói, “Dì tin là con sẽ trở thành một bác sĩ giỏi – có lẽ là một bác sĩ giải phẩu. Con thông minh, không dở về khoa học, và con có khéo léo tay chân. Sao con không đặt mục tiêu của mình trở thành bác sĩ giải phẩu tốt nhất trong tiểu bang?”

Jack nháy mắt vài lần và nói, “Vậy à?”

Nhưng anh ta cứ suy nghĩ về những gì bà dì của mình đã nói. Với sự khích lệ hàng ngày của bà, cậu bé đã sẳn lòng đi trại hè Cơ-Đốc năm sau đó nơi mà cậu đã nhận được những liều thuốc khích lệ mỗi ngày. Khi trở về nhà, cậu ta trở nên một người mới. Cậu ta bắt đầu học vào mùa thu với một mục đích và ham muốn mới. Sau khi xong trung học, Jack vào một trường đại học Cơ Đốc giáo, rồi lên trường y-khoa. Sự khuyến khích của bà dì đã hướng dẫn anh ta khỏi một đời sống không mục đích tới một đời sống hạnh phúc, thỏa lòng và có kết quả. Một sự hướng dẫn tốt được tìm trong sách Hê-bơ-rơ: “Nhưng hằng ngày anh em hãy khuyên bảo lẫn nhau, đang khi còn gọi là “Ngày nay,” hầu cho trong anh em không ai bị tội lỗi dỗ dành mà cứng lòng” (Hê-bê-rơ 3:13).

Sự khích lệ giúp chính chúng ta trở nên những người hay khích lệ. Đừng mắc lầm về việc này. Sự khích lệ có tính chất hay lây. Cách đây một thời gian, một sinh viên đại học tham dự một sinh hoạt của thanh niên. Mới đối với nhóm này, anh ta đã không biết rằng thứ Sáu là “tối pizza”. Không có đủ tiền, anh ta nói nhỏ nhẹ, “Tôi nghĩ tôi sẽ bỏ qua tối nay.” Vị mục sư giới thanh niên hiểu biết cảm nhận được hoàn cảnh tài chánh của anh ta – dù gì, ông cũng đã từng là một học sinh trước kia – và nói, “Không sao, tôi bao tối nay.” Đói bụng chinh phục sự bối rối và cậu sinh viên đã cảm ơn nhận lấy miếng pizza với điều kiện rằng anh sẽ trả lại vị mục sư tuần tới. Sự đáp ứng của vị mục sư làm ngạc nhiên anh ta. Quay mặt đối mặt để tăng phần ảnh hưởng, ông nói, “Xin đừng trả tôi bằng tiền. Nhưng nếu anh muốn trả tôi, anh có thể làm một cách khác tốt hơn. Một ngày nào đó anh sẽ ở trong một hoàn cảnh mà một người nào khác có ít tiền. Mua cho họ bửa ăn tối, kể cho họ câu chuyện này, và gợi ý họ làm như vậy.”

Cậu học sinh không bao giờ quên câu chuyện đó – thực sự, anh ta đã kể lại nhiều lần. Có phải sự khuyến khích có tính chất hay lây không? Bạn chắc là thế. Truyền thống hay khích lệ nào mà bạn có thể bắt đầu, thậm chí ngày hôm nay?

Tiến sĩ Clyde Narramore là người sáng lập Hội Cơ Đốc Nhân Narramore, là Chủ Tịch trong nữa thế kỷ, và là một giảng viên nỗi tiếng ở hội đồng và trên ra-đi-ô, và là một tác giả.

 

(Nguồn: https://vietchristian.com/lifehelps/reader.asp?vcid=5,868)

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan