Đức Tin và Sự Thịnh Vượng

Share

Chúa Giê-xu đã chuyển nguyên tắc của Áp-ra-ham thành lời hứa nổi tiếng của Ngài trong bài giảng trên núi. Ma-thi-ơ 6:33 “Trước hết, hãy tìm kiếm nước Đức Chúa Trời và sự công chính của Ngài, rồi Ngài sẽ ban thêm cho các con mọi điều ấy nữa.” Ngài phán đừng lo lắng về mạng sống mình “Đừng lo sợ cho ngày mai” (Mát 6:34).

Chúa Giê-xu đang nghĩ về cùng phước lành của Áp-ra-ham mà Đức Chúa Trời phán sẽ chúc phước cho mọi gia đình. “Cha các con ở trên trời biết các con” (Mat 6:32) – bạn không cần phải nhắc nhở hay cầu xin Ngài. Người ta nói sự chân thật sẽ được ban thưởng, nhưng không giống như đức tin. Các gia đình Cơ đốc có khuynh hướng trổi vượt hơn về bình diện xã hội và giàu có.

Các cơ đốc nhân trước đây tin cậy Đức Chúa Trời, được thịnh vượng và đã điều hành công việc làm ăn không chỉ vì lơi lộc mà còn là một chức vụ và vì ích lợi của công nhân họ. Còn bây giờ những công ty lớn thường đặt sự ham tiền trước việc yêu thương con người. Nguyên tắc trong doanh thương ngày nay đã làm cho người ta không an tâm và lo lắng về tương lai của họ và công việc của họ. Đây là một thảm họa cho xã hội, đã sinh ra sự bất an nói chung. Điều đó không tốt cho việc doanh thương. Đặt tiền bạc trước con người đã là sự tụt hậu rồi. Áp-ra-ham được phước bởi vì ông không có động cơ vì tiền. Chúa Giê-xu phán. “Sự khôn ngoan được biện minh bằng việc làm” (Mát 11:19) Đức tin không phải là điều kiện thuận lợi để kiếm thêm. ” Nên một khi đủ ăn, đủ mặc là phải thỏa lòng. Còn những kẻ ham làm giàu bị rơi vào vòng cám dỗ” (1Ti 6:8-9). “Hãy giữ nếp sống không tham tiền, và thỏa lòng với những gì mình hiện có vì Chúa hứa: Ta không bao giờ lìa con, chẳng bao giờ bỏ con! Nên chúng ta mạnh dạn nói: Chúa phù hộ tôi” (Hê:13:5)

Lợi lộc cá nhân –có thêm nữa- không bao giờ là cái cớ để cơ đốc nhân của Kinh Thánh đặt lòng tin. Tuy nhiên, đức tin có thể tạo ra những điều kiện mà trong đó chúng ta có thể thịnh vượng theo mục đích của Đức Chúa Trời, bởi vì Đức Chúa Trời biết lòng của chúng ta. Nếu Đức Chúa Trời cần một nhà tỷ phú, Ngài sẽ làm ra một nhà tỷ phú, và chắc chắn Ngài làm được vì cớ Nước Trời. Đức Chúa Trời không bao giờ hứa thưởng tiền, bởi vì tiền là phần thưởng ít giá trị và không làm thỏa mãn ai hết. Đức Chúa Trời phán với Áp-ra-ham, “Ta là phần thưởng lớn của ngươi” (Sáng 15:11). Những tín hữu thành Philip có đức tin và việc làm. Đức tin của họ đã tạo ra những món quà và là nguồn giúp đỡ cho Phao-lô khi trong tù. Chúa Giê-xu tuyên bố nguyên tắc này trong Ma-thi-ơ 10:40-42, “Ai đón tiếp các con, tức là đón tiếp Ta .. Ai cho một trong những người bé mọn này chỉ một ly nước lạnh vì người đó là môn đệ Ta, thật, … người ấy sẽ không mất phần thưởng của mình đâu.” Một điều mà họ tiếp nhận là Chúa Giê-xu, món quà không xiết kể.

Phao-lô nói với những tín hữu thành Phi-líp, những người đã cung cấp cho ông khi ông ta ở tù, “Đức Chúa Trời của tôi sẽ cung cấp đầy đủ mọi nhu cầu cho anh chị em theo như sự giàu sang vinh quang của Ngài trong Chúa Cứu Thế Giê-xu” (Phi 4:19).

Những người đức tin lớn trong Kinh Thánh, như Áp-ra-ham, ưu tiên đầu tiên, ưu tiên thứ nhì, và ưu tiên thứ ba của họ là ý muốn của Đức Chúa Trời. Điều đó nghĩa là tìm kiếm sự công chính, tìm kiếm chiên lạc mất, hy sinh mạng sống, và phục vụ Chúa với cái nhìn đơn sơ ngửa trông vinh quang của Ngài. Nguyên tắc Kinh Thánh đến với chúng ta trong mười lăm chữ, “Hãy nhiệt thành, chớ rụt rè. Phải có lòng sốt sắng, phải phục vụ Chúa.” (Rô 12:11) “Có lòng sốt sắng” (tiếng Hy Lạp “zeonte” nghĩa là nung đốt), không chỉ nói đến những buổi nhóm phấn hưng nóng cháy mà nói đến công việc làm ăn, và việc kiếm sống cũng luôn xem là một sự phục vụ Chúa. Một tín đồ nổi tiếng thời vua Henry Đệ Thất, Cardinal Wolsey, bị chết và bị buộc phạm tội trọng. Những lời nói cuối cùng của ông là, “Nếu tôi phục vụ Đức Chúa Trời tôi cách siêng năng như cách tôi đã phục vụ vua thì Ngài sẽ không bỏ mặt tôi lúc tuổi già. Sự thật là ông đã phục vụ vua chỉ để phục vụ chính ông. Ông đã trở nên rất giàu có và đầy quyền thế. Ông có lẽ sẽ nghèo hơn nếu ông đã phục vụ Đức Chúa Trời, nhưng lại là người hạnh phúc hơn nhiều.

Những người mà Đức Chúa Trời có thể giao phó sự thịnh vượng là những người không để lòng mình nơi sự thịnh vượng, mà là nơi Chúa. Chúa Giê-xu ngồi trên bở biển Ga-li-lê cùng với các môn đồ và họ đánh bắt một mẻ cá đầy. Chính Ngài đã bảo họ thả lưới mà đánh cá. Các môn đồ đã trở lại nghề đánh cá và thích thú nghề đó. Chúa Giê-xu chỉ tay hướng về những con thuyền, những cái lưới và mẻ cá. Rồi sự thử luyện xảy ra, “Ngươi yêu Ta hơn những kẻ này chăng?” (Giăng 21;15). Cũng cùng một sự thử luyện mà Đức Chúa Trời đã đặt trước mặt Áp-ra-ham. Có phải ông yêu Chúa hơn là yêu Y-sác, là con ngươi của mắt ông không? Có nhiều điều được nói đến về của cải, sự thịnh vượng và nghèo hèn trong Kinh Thánh. Đức Chúa Trời không muốn ai nghèo. Sự tin kính có khuynh hướng dẫn tới giàu có. Tội lỗi không chỉ sinh ra nghèo thiếu mà cũng còn sinh ra chuyện thu gom của cải để rồi gây thiệt hại cho chính những ai sở hữu nó. Gia-cơ nói với những ai trục lợi và không trả lương cho công nhân họ, “Bây giờ, hãy nghe đây, những người giàu có! Anh chị em hãy khóc lóc kêu la vì tai ương sắp đổ xuống anh chị em!” (Gia-cơ 5:1).

Câu chuyện về Áp-ra-ham và Lót minh họa một đề tài phức tạp hơn bất kỳ một câu nói hay định nghĩa nào. Những gì tôi đã viết ra đây cũng là những nguyên tắc đức tin của Kinh Thánh, theo tôi biết những nguyên tắc này suốt cả Kinh Thánh. Mỗi chúng ta nên áp dụng những nguyên tắc này trong phạm vi của mình, dù người làm ra tiền của hay là người thiếu tiền của, bởi vì chúng ta đều tìm cách sống bởi đức tin nơi Chúa Giê-xu

 

(Nguồn: vietchristian.com)

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan