Đừng Thông Giải Thánh Kinh Qua Sở Thích, Hoàn Cảnh Hoặc Chức Vụ Đặc Biệt Riêng Tư

Share

Thông giải Kinh Thánh với những ảnh hưởng tinh vi có thể là một cái bẫy thực sự. Chúng ta có thể là một người chủ quan nhìn Kinh Thánh cách chủ quan, hoặc có thể là ngược thực tế nhìn Kinh Thánh cách thực tế. Nếu sống ở Mỹ thì chúng ta sẽ thấy người ta giảng về sự thạnh vượng theo kiểu Mỹ. Nếu ở Ấn độ, có lẽ chúng ta sẽ nhìn Thánh Kinh qua chủ đề nghèo khó, bởi tình trạng nghèo nàn của xứ này.

Chúng ta phải đến với Kinh Thánh với một tâm trí thoáng mở. Phải tuyệt đối chân thành với chính mình khi đối diện với Chúa và quyết định khám phá điều mà Thánh Kinh thực sự muốn nói. Phải xem xét phạm vi tổng thể của Thánh Kinh.

Giảng một bài về đề tài giàu có và nghèo khó, chúng ta cần phải quân bình bởi phạm vi toàn diện của Kinh Thánh. Tôi đã từng nghe các thầy giảng sử dụng từ ‘thạnh vượng’ để nói về tiền ‘bạc’ và kết luận cách méo mó. Sự thạnh vượng không phải luôn luôn có nghĩa là giàu có vật chất trần gian. Xin nhớ rằng Giô-sép là một nô lệ phu tù, nhưng Kinh Thánh nói “Chàng là con người thạnh vượng và đem lại sự thạnh vượng.” Thế thì loại thạnh vượng này là gì vậy? Há chẳng phải là sự thạnh vượng nội tâm trong con người của chàng sao?

Dĩ nhiên chúng ta cũng trưng những phân đoạn Kinh Thánh khác để nói rằng Đức Chúa Trời có thể ban tiền bạc như một dấu hiệu của ơn phước Ngài ban.

Có lẽ chúng ta thấy thực trạng ‘đạo đức’ qua tình trạng tâm linh của chính mình. Chúng ta có thể nao sờn trong chức vụ chăn bầy, do đó hạ thấp các tiêu chuẩn đạo đức của mình, bắt đầu rập khuôn theo thế gian. Nhiều áp lực dồn nén khiến chúng ta lơi lỏng khía cạnh đạo đức. Chúng ta cần phải mạnh mẽ và giảng dạy điều Thánh kinh nói là chân lý.

Điều quan trọng là đừng diễn giải Kinh Thánh qua ảnh hưởng của hoàn cảnh riêng tư. Chẳng hạn: Nếu quí vị đang vật lộn với nan đề tài chánh cá nhân, thế rồi quí vị như thích nghiên cứu Thánh kinh với hơi hướng ấy.

Cũng khá lưu ý là đừng dò tìm Kinh thánh qua sở thích hoặc ân tứ riêng trong chức vụ. Thẩm quyền của chúng ta phải đến qua Thánh kinh, cứ ‘lờ mờ, dở dở’ thì sẽ chẳng làm thay đổi hoặc đem lại ơn phước cho Hội Thánh. Quí vị phải biết mình đang đi đến chỗ nào để nhận lấy niềm xác tín. Niềm xác tín tin kính có một ảnh hưởng lớn lao trên sự thay đổi gây tác động.

Có một sự khác biệt lớn giữa thẩm quyền của loài người và thẩm quyền của Đức Chúa Trời. Thẩm quyền thuộc linh tự nó có uy lực để bắt phục, nhưng nếu vận hành bằng uy quyền của con người chúng ta, kết quả sẽ không phải là thuộc linh thực sự.

 

(Nguồn:  John Walton, Khôn Ngoan Thực Tiễn.  Người dịch: Thiên Hựu – 2005)

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan