Đuổi quỷ; bà gia của Phi-e-rơ được lành bệnh – Mác 1:21-34

Share

Các câu Kinh Thánh này, bắt đầu bằng một danh sách dài những phép lạ được chép ở trong Phúc Âm Mác. Những câu này cho chúng ta biết Chúa đã đuổi quỷ ở Ca-bê-na-um và chữa lành mẹ vợ của Si-môn khỏi cơn sốt như thế nào.

Sự vô ích của người chỉ có kiến thức đơn thuần

   Chúng ta biết, qua vài câu Kinh Thánh, ngay từ đầu rằng kiến thức về tôn giáo chẳng có ích gì cả. Kinh Thánh cho chúng ta biết đến hai lần rằng các quỷ biết Chúa. Có chỗ nói chúng biết Ngài là ai. Chỗ khác nói quỷ sứ kêu lên rằng: “Tôi biết Ngài là ai: Là Đấng Thánh của Đức Chúa Trời”. Chúng biết Đấng Christ trong khi các thầy dạy luật phớt lờ Ngài và các người Pha-ri-si không nhận ra Ngài. Kiến thức của họ không hướng đến sự cứu rỗi.

   Niềm tin về các dữ kiện và giáo lý của Cơ Đốc Giáo, sẽ không bao giờ cứu rỗi linh hồn của chúng ta đâu. Tin như thế chẳng khác gì niềm tin của các ma quỷ. Chúng biết rõ Chúa Jêsus là Đấng Christ. Chúng biết rằng, một ngày nào đó Ngài sẽ cai trị cả thế giới và quăng chúng xuống địa ngục để chịu khổ suốt đời. Thật là đáng buồn và chẳng vui vẻ gì khi Cơ Đốc Nhân còn kém đức tin hơn cả ma quỷ. Có vài người nghi ngờ về sự tồn tại của địa ngục và hình phạt đời đời. Đó là những nghi ngờ chỉ có trong lòng những người nam và người nữ cứng đầu mà thôi. Chẳng có sự vô tín như thế trong vòng các quỷ sứ. Ma quỷ cũng tin như vậy và run sợ (Gia-cơ 2:19)

   Hãy nghe cho kỹ, hầu cho đức tin của chúng ta là đức tin ở trong lòng cũng như ở trong đầu. Hãy biết rằng, kiến thức có thể làm cho cảm xúc và đời sống của chúng ta được nên thánh. Chúng ta đừng chỉ biết Đấng Christ, mà cũng hãy yêu mến Ngài nữa, vì biết rằng mọi ích lợi đều ra từ Chúa. Chúng ta đừng chỉ tin Ngài là Con của Đức Chúa Trời và Cứu Chúa của thế gian, mà cũng hãy vui vẻ ở trong Chúa và bám lấy Ngài bằng cả tấm lòng. Chúng ta đừng chỉ quen biết Ngài qua lỗ tai mà cũng hãy đến với Ngài để được thương xót và ân điển.

   Luther đã từng nói rằng: “Đời sống Cơ Đốc phải có sự tuyên bố chủ quyền”. Nói “Đấng Christ là Cứu Chúa” là một chuyện. Còn nói “Ngài là Chủ và Cứu Chúa của tôi” là chuyện khác. Ma quỷ có thể nói ra điều thứ nhất. Chỉ có Cơ Đốc nhân thật mới nói được điều thứ hai.

Giải pháp đầu tiên của Cơ Đốc Nhân khi gặp hoạn nạn

   Thứ hai, chúng ta biết được giải pháp mà Cơ Đốc Nhân sẽ tìm đến trước tiên khi gặp khó khăn. Người đó phải noi gương những bạn bè của bà gia Si-môn.1 “Chúng ta biết rằng khi bà nằm trên giường, đau rét; họ đã thưa với Chúa Jêsus về chuyện của bà”.

   Làm gì có giải pháp nào như thế. Chúng ta tận dụng các công cụ cho hoàn cảnh cần thiết, mà không hề thắc mắc gì cả. Chúng ta cần bác sĩ đến khám cho bệnh nhân. Chúng ta cần luật sư để bảo vệ quyền lợi của cá nhân hoặc tài sản. Chúng ta cần sự giúp đỡ của bạn bè.

   Tuy nhiên, sau tất cả, điều đầu tiên cần phải làm là kêu cầu Chúa Jêsus giúp đỡ. Không ai có thể giải cứu chúng ta một cách hiệu quả bằng Ngài. Không ai có lòng thương xót và sẵn sàng giải cứu chúng ta như Ngài. Khi Gia-cốp gặp khó khăn, ông đã tìm kiếm Đức Chúa Trời trước tiên – “Cầu xin Đức Chúa Trời giải cứu tôi khỏi tay Ê-sau, anh tôi” (Sáng thế ký 32:11). Khi Ê-xê-chia gặp khó khăn, ông đặt bức thư của San-chê-ríp ra trước mặt Chúa – “Hãy giải cứu chúng tôi khỏi tay San-chê-ríp” (2 Các vua 19:19). Khi La-xa-rơ ngã bệnh, chị em của ông lập tức sai người đến tìm Chúa Jêsus – “Lạy Chúa, này, kẻ Chúa yêu mắc bịnh” (Giăng 11:3). Bây giờ chúng ta hãy làm tương tự. Hãy trao gánh nặng ngươi cho Đức Giê-hô-va, Ngài sẽ nâng đỡ ngươi (Thi thiên 55:22). Hãy trao mọi lo lắng của bạn cho Ngài (1 Phi-e-rơ 5:7). Trong mọi sự hãy dùng lời cầu nguyện, nài xin, và sự tạ ơn mà trình các sự cầu xin của mình cho Đức Chúa Trời (Phi-líp 4:6).

   Chúng ta không chỉ ghi nhớ quy tắc này mà còn thực hành nó nữa. Chúng ta đang sống trong một thế giới tội lỗi và khổ đau. Những ngày tháng đen tối trong đời người là rất nhiều. Không cần phải có cặp mắt tiên tri thì mới biết trước mình sẽ rơi nhiều nước mắt và cảm thấy đau lòng trước khi chúng ta qua đời. Hãy trang bị cho mình một công thức chống lại tuyệt vọng trước khi nhiều gian nan xảy ra. Chúng ta cần biết làm gì khi bệnh tật, mất mát, khó khăn, thất vọng ập đến với mình giống như một người đàn ông có vũ trang vậy. Chúng ta hãy làm như họ đã làm trong nhà của Si-môn ở Ca-bê-na-um. Chúng ta hãy thưa ngay với Chúa.

Phương thuốc hữu hiệu của Chúa Jêsus

   Thứ ba, trong mấy câu cuối này, chúng ta biết Chúa Jêsus đã chữa lành một cách hoàn toàn như thế nào. Ngài cầm tay người bệnh đỡ dậy, bệnh rét dứt đi. Nhưng không chỉ có thế thôi đâu. Còn một phép lạ lớn hơn nữa sau đó. Chúng ta được cho biết là người bắt tay hầu hạ. Theo quy luật chung, thì cơn sốt thường để lại cho cơ thể sự yếu đuối và mệt mỏi, nhưng bà không bị gì cả. Người phụ nữ bị sốt không chỉ được chữa lành ngay lập tức, mà còn trở nên khỏe khoắn và có thể làm việc.

   Chúng ta không thể không thấy sứ đồ Phi-e-rơ, một trong các sứ đồ thân cận của Chúa, là người đã có vợ. Tuy nhiên, ông được gọi làm môn đồ, sau đó được chọn làm sứ đồ. Hơn thế nữa, chúng ta thấy sứ đồ Phao-lô nói ông là một người đã có gia đình, trong thư tín gửi cho Hội Thánh tại thành Cô-rinh-tô, nhiều năm sau đó (1 Cô-rinh-tô 9:5). Thực tế này có thể được dung hòa như thế nào với quy định sống độc thân đối với một Mục Sư, mà Hội Thánh Công giáo La Mã thi hành và đòi hỏi, điều này phải để cho bạn bè và những người ủng hộ Hội Thánh Công giáo La Mã giải thích. Đối với độc giả bình thường, thì Mục Sư là người đã có gia đình không có gì sai cả. Khi chúng ta thêm vào dữ kiện nổi bật này, đó là sứ đồ Phao-lô khi viết thư cho Ti-mô-thê có nói rằng: “người giám mục . . . là chồng chỉ một vợ mà thôi” (1 Ti-mô-thê 3:2), thì rõ ràng toàn bộ giáo lý của Công giáo La Mã về sự độc thân bắt buộc dành cho Mục Sư là hoàn toàn trái với Kinh Thánh.

   Trong trường hợp này, chúng ta thấy một hình ảnh sống động về cách Đấng Christ đối xử với những linh hồn tội lỗi. Chúa Cứu Thế không chỉ thương xót và tha thứ, Ngài còn ban ân điển tươi mới nữa. Đối với người nào tiếp nhận Chúa là Bác sĩ Đại tài của họ, thì Chúa ban cho quyền phép để trở nên con cái của Đức Chúa Trời. Đức Thánh Linh làm sạch họ bằng Huyết báu của Chúa Jêsus. Kẻ nào được Chúa xưng là công bình, thì Ngài cũng làm nên thánh. Khi Chúa làm sự tha thứ, Ngài cũng ban lòng mới. Khi Chúa tha thứ quá khứ một cách vô điều kiện, Ngài cũng ban sức lực để trông đợi Ngài về tương lai. Linh hồn tội lỗi không chỉ được chữa lành, mà còn được ban cho tấm lòng mới và tâm thần đúng đắn để sống đẹp lòng Đức Chúa Trời.

   Tư tưởng này là sự an ủi cho người nào muốn phục vụ Đấng Christ nhưng lại sợ bắt đầu. Có rất nhiều điều xảy ra trong tâm trí như thế. Họ sợ rằng nếu mạnh dạn vác thập tự giá, thì dần dần họ sẽ sa ngã. Họ sợ thiếu sự bền đỗ và làm mất uy tín trong công việc. Đừng sợ nữa. Hãy biết rằng Chúa Jêsus là Chúa Cứu Thế toàn năng, Chúa không hề lìa bỏ người nào đã dấn thân theo Ngài đâu. Một khi bàn tay quyền năng của Ngài đã cứu ai ra khỏi sự chết của tội lỗi và làm sạch người đó trong huyết báu của Ngài, thì họ sẽ tiếp tục hầu việc Chúa cho đến cuối đời. Họ sẽ có sức lực để thắng hơn thế gian, đóng đinh xác thịt và chống trả ma quỷ. Chỉ khi họ bắt đầu, thì họ sẽ tiếp tục mãi. Chúa Jêsus không hề gặp phải trường hợp chữa lành nửa vời và làm việc dở dang. Hãy để họ tin cậy vào Chúa Jêsus và tiến về phía trước. Linh hồn được tha thứ sẽ luôn có sức phục vụ Đấng Christ.

   Có sự yên ủi dành cho người nào đang thực sự phục vụ Đấng Christ nhưng vẫn cảm thấy mình yếu đuối. Có rất nhiều điều ở trong tâm trí như thế. Họ bị áp bức bởi những nghi ngờ và lo lắng. Đôi khi họ tưởng rằng mình sẽ không được vào thiên đàng, mà sẽ bị ném vào nơi hoang vắng. Đừng sợ nữa. Sức lực của họ sẽ tùy vào ngày tháng của họ. Những khó khăn khiến họ sợ hãi bây giờ sẽ biến mất trên con đường của mình. Con sư tử mà họ sợ hãi sẽ bị xích lại. Chính bàn tay nhân từ đã từng rờ đụng và chữa lành sẽ nâng đỡ, củng cố và dẫn dắt họ đến cuối cùng. Chúa Jêsus sẽ không bao giờ để mất một con chiên nào của Ngài. Người nào Chúa đã yêu thương và tha thứ, thì Ngài sẽ yêu thương cho đến cuối cùng. Dù đôi khi sẽ có sự ngã lòng, nhưng họ sẽ không bị bỏ ra ngoài đâu. Linh hồn được chữa lành sẽ tiếp tục trông đợi Chúa. Ân điển sẽ luôn dẫn đưa tới vinh hiển!

Ghi chú:

1 Ở đây chúng ta thấy Si-môn Phi-e-rơ, là một trong các sứ đồ của Chúa chúng ta, đã có vợ. Tuy nhiên, ông được gọi là môn đồ và sau đó được chọn làm thánh đồ. Hơn thế nữa, chúng ta thấy sứ đồ Phao-lô nói về ông là một người đã có gia đình trong thư tín gửi cho người Cô-rinh-tô nhiều năm sau đó (1 Cô-rinh-tô 9:5).

———————-

 

(Nguồn: https://tienphong.org)

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan