Một nam tín hữu Anh Giáo gọi cho tôi và bất chợt hỏi tôi Tân Ước có dạy gì về “sự bình đẳng” không. Tôi trả lời “thật ra là không như vậy,” Tôi sẻ chia với ông: “Có một hay hai lần Tân Ước nói về sự bình đẳng, nhưng khi Tân Ước nói đến các quan hệ, nó mang những khái niệm về bản chất cùng là một (oneness), cùng chung, nối kết, hiệp một và thừa hưởng chung. Nếu ông cố gắng làm cho tất cả những kinh văn bày tỏ các khái niệm này là về “bình đẳng” thì ông đã san bằng ý nghĩa thật sâu xa của những kinh văn đó. Trong bất cứ trường hợp nào, chữ “bình đẳng” được dựng lên theo cách như vậy là một giải thích áp đặt.”
Tùy tiện bác bỏ chữ “bình đẳng” là một điều không khôn ngoan chút nào. Cảm tạ Chúa, Kinh Thánh Tân Ước trình bày cho chúng ta thấy một cái nhìn tốt hơn và cao quý hơn.
Có hai phân đoạn Tân Ước nói rõ ràng về isotēs, là từ Hy-lạp với ý nghĩa bình đẳng, phân định giống nhau hay công bằng với nhau. Trong 2 Cô-rinh-tô 8.13-14, Phao-lô kêu gọi Hội thánh ở Cô-rinh-tô hãy dâng rộng rãi cho Hội thánh Giê-ru-sa-lem, “that there might be equality.” Và trong Cô-lô-se 4.1, ông nói về những người chủ ban cho các nô lệ của họ “what is right and fair.”
Hầu hết những phân đoạn nổi tiếng về “bình đẳng” dùng những ngôn từ khác nhau. Ga-la-ti 3.28 không nói rằng không còn người Do Thái và người Ngoại, nô lệ và tự do, nam và nữ bởi vì tất cả chúng ta là bình đẳng, nhưng bởi vì chúng ta “là một trong Đấng Christ Giê-xu.” Cô-lô-se 3.11 không nói về sự bình đẳng giữa người dã man và người Scythians, nhưng cho rằng “Đấng Christ là tất cả và trong tất cả.” Ê-phê-sô 3.6 không nói rằng người Ngoại bây giờ bình đẳng với người Do Thái, nhưng nhấn mạnh rằng giờ đây tất cả chúng ta “cùng là những người thừa kế.” Ê-phê-sô 6.9 không bàn luận về sự bình đẳng giữa nô lệ và chủ nhân nhưng nói rằng cả hai đều có chung một CHỦ và sẽ cùng đối diện với sự phán xét. Sau cùng, 1 Cô-rinh-tô 12 không dạy rằng tất cả thành viên của Hội thánh là bình đẳng nhưng tất cả chúng ta hiệp lại trong một thân thể (của Đấng Christ)
Bình đẳng trong ý nghĩa hiện đại chủ yếu là mang tính cá nhân
Dĩ nhiên, ý tưởng sự bình đẳng hoàn toàn phù hợp với Kinh Thánh và có tính quan trọng của nó: Tất cả mọi người, chỉ đơn giản là con người, phải được đối xử như nhau không phân biệt giai cấp, phái tính, chủng tộc hay nhóm dân. Ngày nay Cơ đốc nhân dùng từ “bình đẳng” theo ý mà Martin Luther King Jr diễn đạt: Bởi vì “mọi người được sáng tạo nên là bình đẳng,” nên chúng ta cần phải tranh đấu chống lại sự bất công gây ra áp bức và kỳ thị. Nhưng đem ngôn từ “bình đẳng” của Tuyên Ngôn Độc Lập thế cho ngôn từ của kinh Thánh về bản chất là một với nhau, công bình, công lý, nối kết, cùng thừa hưởng và những ý nghĩa khác – là làm méo mó những ý nghĩa thực hữu mà từ ngữ này chỉ đến.
Điều quan trọng nhất chúng ta đánh mất là dòng ký thuật của Kinh Thánh, trong đó (rõ ràng nhất), cho thấy người Do Thái và người Ngoại không “bình đẳng”. Người Do Thái được chọn để làm nguồn phước cho người Ngoại. Nếu Ê-phê-sô 2.14 có ý là Đấng Christ làm cho cả hai trở nên bình đẳng, thay vì làm cho cả hai trở nên “một” thì sẽ có nhiều vấn đề nảy sinh. Tuyên bố như vậy làm san bằng sự khác biệt giữa chúng ta trong hiện tại. Nó hàm ý rằng việc Chúa chọn Y-sơ-ra-ên là một điều bất công. Nó đề nghị chúng ta hiểu rằng mối quan tâm căn bản của Phao-lô là về quyền được thừa hưởng và quyền đặc ân hơn là sự chan hòa với nhau để trở nên một dân sự. Và nó tạo ra cảm tưởng phải san bằng (người Do Thái phải bị hạ xuống và người Ngoại phải được nâng lên) thay vì là một sự nâng lên (người Ngoại gia nhập dân Chúa, nhận lãnh như nhau sự ban phước của lời hứa của Chúa với Áp-ra-ham). Sự bình đẳng, theo ý nghĩa hiện đại, căn bản là chủ nghĩa cá nhân: Tôi bình đẳng với anh, và anh bình đẳng với tôi, chẳng có gì để chúng ta kết hợp với nhau. Không có chỗ cho những khái niệm như cùng là một, hiệp một và nối kết.
Những cách nói bình đẳng cũng đem đến sự rối loạn. Dù muốn hay không, nó khích lệ một ý tưởng về sự “là như nhau” khiến cho khó mà duy trì được sự đa dạng trong sự hiệp một (“Nếu tất cả thân là mắt, thì đâu là chỗ cho thính giác). Nó dẫn đến đủ mọi loại nonsequiturs , từ thúc giục “bình đẳng hôn nhân” (hôn nhân đồng tính cũng là đồng bản chất như hôn nhân nam-nữ) đến việc chế ra những nhóm từ nào đó để không bị mang tiếng dán nhãn “đặc biệt” cho một số người nào đó (không dùng chữ vợ hay chồng trong văn thư để tránh kỳ thị những người đồng tính!). Nó tạo ra những thứ rác rưởi anachronistic baggage . Phao-lô không gán ép một chương trình hiện đại về cơ hội bình đẳng. Ông công bố tin lành rằng Đức Chúa Trời đã kết hiệp mọi loại người trong Đấng Christ, và không một ai có thể xem mình là “cao trọng” hơn hay “thấp hèn” hơn, mặc dù có những khác biệt tồn tại.
Dù cho Tuyên Ngôn Độc Lập có đem lại những điều tốt đẹp, nói rằng Tân Ước sẻ chia với nó hình ảnh về bình đẳng (theo ý nghĩa hiện đại) là lừa dối. Kinh Thánh chủ ý đến những điều rất cao thượng hơn ý tưởng “tất cả mọi người được dựng nên bình đẳng”. Đó là cùng trở nên một, nối kết, đồng công, hiệp một những đa dạng hiện hữu, cùng thừa hưởng – và tình yêu thương vượt qua mỗi làn ranh giới.
(Nguồn: christianitytoday.com)
Dịch: Ánh Dương (BBT)