Quí vị có phải là một Mục sư lo làm đẹp lòng con người? Hãy làm bảng lượng định này và tìm kết quả đưa ra.
Tôi dựa trên cuốn sách thứ ba của tôi, Những Mục sư Lo Làm Đẹp Lòng Con Người: Tránh Những Vấp Ngã Của Cách Lãnh Đạo Do Động Cơ Tìm Sự Chấp Nhận, nghiên cứu quanh chủ đề làm đẹp lòng con người. Là một cuốn sách theo nền tảng Kinh Thánh, nó kết hợp những hiểu biết sâu xa về cách mà trí não chúng ta ảnh hưởng lên cách lãnh đạo và khuynh hướng tìm cách làm vui lòng người khác một cách không lành mạnh.
Để khám phá ra cách thẩm thấu của khuynh hướng làm vui lòng người ta trong mục vụ, tôi thu thập các nghiên cứu từ hai nguồn. Tôi quan hệ với tổ chức Lifeway Research để khảo sát trên 1000 Mục sư về đề tài này và thêm vào đó kết quả khảo sát trên mạng cũng với trên 1000 Mục sư. Tôi nhận được khoảng 2200 đáp ứng từ các Mục sư. Trong bài viết ngắn dưới đây tôi làm nên một mẫu tự khảo sát đơn giản cho các Mục sư để họ nhìn ra mức độ mà “làm vui lòng người” ảnh hưởng trên họ.
Khảo sách của tôi cho thấy là 70% các Mục sư đồng ý rằng “làm vui lòng người” ảnh hưởng đến đời sống và mục vụ của họ ở một mức độ nhất định. Trong phần khảo sát trên mạng, tôi đem vào một chọn lựa cho các Mục sư để có thể chia sẻ (ẩn danh) những câu chuyện “làm vui lòng người” của họ. Tôi có được 100 trang kể lại những câu chuyện thật đau thương.
Sau đây là một chuyện đau buồn của một Mục sư.
Trong Hội thánh mà tôi quản nhiệm, có một vụ tranh chấp quyền hành lớn giữa một số người đang là bạn rất thân của vị Mục sư tiền nhiệm, là người năng nổ tìm cách kiểm soát Hội thánh qua những người này. Tôi thường cảm thấy là không thể làm thỏa lòng họ. Tôi luôn cố gắng phục vụ họ với hy vọng rằng tôi có thể được lòng họ, và luôn giận rằng tôi không thể làm được. Sau hai năm tôi rời Hội thánh và mục vụ. Tôi cảm thấy chức vụ Mục sư và người cha của tôi đã thất bại.
Có phải “làm vui lòng người” đang ảnh hưởng lên mục vụ của quí vị?
Hãy làm một đánh giá ngắn để thấy có phải như vậy không. Hãy suy xét xem những lời dưới đây là thật về quí vị.
- Trong buổi họp Ban Trị Sự hay Quản Trị, đôi khi tôi không mạnh dạn nói lên một vấn đề vì sợ sẽ tạo nên một sự căng thẳng.
- Tôi quá dễ dàng nói “Yes/Được/Vâng” khi ai đó yêu cầu tôi làm một việc để rồi sau đó tôi hối tiếc đã đặt mình vào một việc đã rồi.
- Tôi sẵn sàng làm theo cách không phải của tôi để cố gắng thay đổi tâm trí của một người muốn rời khỏi Hội thánh hay mục vụ tôi đang phục vụ.
- Đôi khi tôi giận chính mình vì đã không can đảm nói lên hay bảo vệ điều tôi tin.
- Tôi đã ráng cầm giữ một nhân sự phục vụ không kết quả hay một lãnh đạo tình nguyện quá lâu rồi mới quyết định thay đổi họ.
- Khi cần phải cương quyết với ai đó, tôi thường trì hoãn cuộc đối thoại và/hay sau đó khi nói chuyện với họ, tôi nhận ra rằng tôi đã không nói ra điều đáng lẽ phải nói.
- Đôi khi tôi đã quá cố gắng để cho thấy tôi là người làm tốt.
- Thật buồn bực cho tôi khi tôi thấy là mình làm ai bực mình. Tôi có khuynh hướng trách mình là cớ khiến cho người đó buồn thảm.
- Tôi ráng làm cho êm xuôi với những người đang có tâm trạng buồn bực.
- Khi người quanh tôi giận dữ, tôi trở nên sứ giả bình an bằng cách làm họ “đừng-giận dữ.”
Quí vị kiểm tra được bao nhiêu? Nếu là…
- 1-3: “Làm vui lòng con người” có thể trở thành một vấn đề đang phát triển trong thuật lãnh đạo của quí vị trừ khi quí vị sớm đối phó.
- Hãy cầu nguyện và theo sát khuynh hướng của mình trong những lãnh vực mà quí đã kiểm tra.
- 4-6: “Làm vui lòng con người” đang cản trở sự lãnh đạo chính đáng của quí vị và sẽ tiến đến chỗ tệ hại hơn.
- Hãy tìm đến một người lãnh đạo “an toàn” và khôn ngoan trong Hội thánh của quí vị hay một Mục sư địa phương là người kín nhiệm và đáng tin cậy để sẽ chia về sự trăn trở của quí vị. Hãy tỏ cho vị ấy quí vị có tinh thần trách nhiệm, biết chấm dứt việc làm vui lòng người trước khi nó trở nên ngoài tầm kiểm soát được.
- 7-10: Có lẽ quí vị đang luôn buồn giận, bồn chồn và sợ hãi và làm vui lòng người đang làm tổn hại đến sự lãnh đạo của quí vị.
- Hãy suy xét đến việc tìm một người tư vấn tốt, là người có thể giúp quí vị đào xới ra nguyên nhân sâu xa và giúp quí vị có một cách lãnh đạo giảm thiểu được dộng cơ tìm sự chấp nhận.
Đang khi giải quyết những khuynh hướng này, hãy suy gẫm câu Kinh Thánh sau đây: “Sợ loài người là một cái bẫy cho mình …” (Châm Ngôn 29.25, BDM 2002)
Dịch: Nguyễn Bình
(Nguồn: churchleaders.com)