Lời Cầu Nguyện Hiệp Một

Share

[bs-quote quote=”…họ đồng lòng lớn tiếng cầu nguyện VỚI ĐỨC CHÚA TRỜI RẰNG …” style=”style-14″ align=”center” author_name=”Công vụ 4:24″][/bs-quote]

Một loại cầu nguyện quan trọng khác mà Kinh Thánh dạy là cầu nguyện hiệp một. Trong chương này, chúng ta sẽ xem xét một số thí dụ trong Kinh Thánh nói về kết quả của lời cầu nguyện hiệp một. Tôi tin quyết rằng các tín hữu đã không hiểu rõ tiềm năng đã có trong lời cầu nguyện hiệp một.

Lời Cầu Nguyện Hiệp Một Là Đúng Với Kinh Thánh

Có nhiều điều trong lĩnh vực cầu nguyện mà mỗi chúng ta có thể học được nếu chúng ta mở lòng ra với Lời Chúa và Thánh Linh Đức Chúa Trời. Thường thì trong sự thiếu hiểu biết chúng ta đã giữ những niềm tin về sự cầu nguyện mà không phù hợp với lời Chúa gì cả, và thật ra đó là truyền thống của con người.

Chẳng hạn, lúc đầu khi tôi bước vào trong vòng Phúc Âm Trọn Vẹn, mọi người đều cầu nguyện lớn tiếng với nhau trong buổi nhóm và điều đó đã làm tôi bực mình. Tôi thường không nghe bất cứ tiếng ồn nào trong khi cầu nguyện, nên điều đó hầu như là quá ồn ào đối với tôi. Tôi cố gắng cầu nguyện với những người Phúc Âm Trọn Vẹn, nhưng khó mà tập trung những gì tôi nói với Chúa.

Tôi lớn lên trong Hội Thánh Báptíp Nam Phương. Trong thời trẻ tuổi của tôi, tôi không thể nhớ được là nhiều người đã cầu nguyện hiệp một như những Cơ Đốc Nhân đầu tiên đã làm trong sách Công vụ. Thường thì có những người hướng dẫn trong sự cầu nguyện, nhưng chúng tôi không bao giờ cất tiếng lớn. Tuy nhiên, tôi đã được cứu và được chữa lành, nhưng tôi không biết gì về lời cầu nguyện hiệp một, như là Hội Thánh đầu tiên đã thực hành trong sách Công vụ.

Sự chữa lành là những gì đã khiến tôi bắt đầu nghiêm khắc với những người Phúc Âm Trọn Vẹn. Tôi chưa hề biết “Phúc Âm Trọn Vẹn” trước đó. Tôi không biết bất cứ ai đã tin vào sự chữa lành thiên thượng ngoại trừ tôi. Nhưng có một số người đến thành phố của tôi một năm, sau khi tôi chữa lành và dựng trại. Họ là những người Phúc Âm Trọn Vẹn. Tôi không đi đến buổi nhóm lúc đó, bởi vì tôi bận công tác Hội Thánh.

Bà của tôi được cứu trong buổi nhóm trại kiểu xưa của Giáo Lý. Khi được mời gọi thì bà của tôi tiến lên phía trước quỳ gối trước bục giảng nơi mọi người cùng cầu nguyện lớn tiếng.

Trở lại những buổi nhóm trại kiểu cổ xưa này, những người giáo lý cùng nhau cầu nguyện lớn tiếng. Các tín hữu này đã quỳ gối để cầu nguyện làm cho những cọng cỏ khô tung toé chung quanh những chiếc ghế dài được dùng làm bàn thờ.

Bà tôi tham gia buổi nhóm trại của Phúc Âm mà người ta đã tổ chức trong thành phố của tôi và bà muốn tôi cùng bà đi đến buổi nhóm. Tôi hỏi bà tại sao tôi nên tham gia. Bà tôi nói vị đầy tớ Chúa giảng giống như tôi đã tin, rằng ông ta dường như rất thích tôi và ông dường như rất giống tôi. Đêm nọ, tôi dừng lại và đứng bên ngoài trại, tôi rất thích sứ điệp của ông. Và tuần sau tôi bước vào ngồi dưới trại và quyết định tham gia buổi nhóm suốt tuần.

Sau khi giảng, vị đầy tớ Chúa này trở lại cùng Hội Chúng để làm công việc cá nhân. Ông ta bước chung quanh trại, bắt tay với người ta, và hỏi họ có phải là Cơ Đốc Nhân không. Sau khi ông bắt tay với mọi người, và hầu hết mọi người nhóm chung quanh bàn thờ để cầu nguyện.

Vị đầy tớ Chúa Phúc Âm Trọn Vẹn này tiến đến và hỏi tôi có phải là Cơ Đốc Nhân hay không. Tôi bảo ông rằng tôi là một đầy tớ Chúa. Ông ta rằng tôi việc tôi tiến lên bàn thờ và cầu nguyện với những người khác chẳng làm hại gì tôi cả. Rồi thì ông ta tiếp tục bắt tay với người khác.

Chúng tôi không làm theo cách này trong Hội Thánh chúng tôi, và trong một lát, chúng tôi bị cảm thấy bị lăng nhục. Nhưng tôi càng suy nghĩ về điều đó, thì tôi cảm thấy ông ta đúng. Sau cùng, thì tôi chưa bao giờ nghe về sự cầu nguyện mà làm hại ai cả. Vì vậy tôi tiến đến và cầu nguyện. Nhưng cái điều làm phiền tôi là vì hết thảy mọi người đều cầu nguyện lớn tiếng, còn tôi thì thường cầu nguyện yên lặng.

Sau đó cùng những người Phúc Âm Trọn Vẹn đã xây một Hội Thánh, và tôi đã tham gia các buổi nhóm này bởi vì chúng giúp tôi và đem lại phước hạnh cho tôi. Các buổi nhóm này dường như kích thích đức tin của tôi. Tôi cũng đi xuống bàn thờ để cầu nguyện sau buổi nhóm, nhưng tôi không tiến đến người khác bởi vì họ cầu nguyện lớn tiếng và tiếng ồn đã làm tôi phiền nhiễu.

Lần nọ tôi mạo hiểm để nói với họ một điều. Tôi nói, “Ồ, Chúa không có nghe sao.”

Họ trả lời, “Ngài cũng không bực bội đâu! Ngợi khen Chúa, Ngài đâu có khó chịu bực bội!”

Nhưng lúc đó, tôi không biết nhiều hơn. Tôi chắc chắn rằng họ đã sai về loại cầu nguyện hiệp một này. Nhưng khi tôi suy nghĩ về điều đó, tôi nhớ rằng những người này đã biết về sự chữa lành Thiên Thượng trong khi mà Hội Thánh tôi không biết. Họ đã tin về sự chữa lành Thiên Thượng. Tôi nghĩ rằng có lẽ họ cũng biết một số điều khác, mà tôi không biết. Họ có thể đúng về sự cầu nguyện lớn tiếng với nhau mà tôi có thể sai.

Tôi quyết định là sẽ đọc hết sách Công Vụ Các Sứ Đồ và dùng bút chì đỏ gạch dưới những nơi nào mà các tín hữu hiệp lại một nhóm hai hay ba người để cầu nguyện. Tôi sẽ xem thử cách họ cầu nguyện hiệp một trong Hội Thánh đầu tiên. Cuối cùng, tôi công bố là đã giảng cùng một sự tái sinh như những môn đồ đầu tiên đã giảng ở sách Công Vụ, vì vậy tôi nghĩ rằng tôi cũng có thể bước theo Hội Thánh đầu tiên trong sự cầu nguyện.

Tôi bắt đầu thật sự nghiên cứu về điều đó. Và từng bước Chúa đã trả lời những thắc mắc của tôi về sự cầu nguyện lớn tiếng. Khi tôi đọc hết sách Công Vụ Các Sứ Đồ và gạch những đoạn Kinh Thánh nói về sự cầu nguyện, tôi không thấy một nơi nào mà họ gọi một người trong nhóm để hướng dẫn họ cầu nguyện. Họ chưa bao giờ gọi một người nào hướng dẫn họ trong sự cầu nguyện.

Nhưng tôi thấy ở trong nhiều nơi họ cùng cất tiếng (Công vụ 1:14; 2:1; 4:24; 16:25). Hết thảy họ đều cầu nguyện cùng một lúc và hết thảy họ đều cầu nguyện lớn tiếng. Điều này đây là những gì được biết như là cầu nguyện hiệp một hay là hợp tác.

Sau khi tôi học điều này, lần sau tôi đến buổi nhóm Phúc Âm Trọn Vẹn, tôi tiến ngay giữa nơi mà họ đang cầu nguyện chung quanh bàn thờ. Và cuối cùng tôi hiểu rõ ra rằng tôi không chỉ cầu nguyện để chính mình tôi nghe; nhưng tôi đang cầu nguyện cho Chúa.

Một số người có thể hỏi, mà tôi nghĩ cũng cùng một điều tương tự, “Làm sao Chúa có thể nghe được mọi người cầu nguyện cùng một lúc?” Tôi bắt đầu suy nghĩ, Ồ, có bao nhiêu người trên khắp thế giới này đang cầu nguyện cùng một lúc? Nhưng đâu phải Đức Chúa Trời nghe tất cả họ, phải không?

Sau khi tâm trí tôi được đổi mới lời Chúa, tôi đã được phước nhiều hơn trước đây. Tôi đã được phước khi tôi cầu nguyện yên lặng một mình. Nhưng cũng có lúc chúng ta cầu nguyện với nhau. 

Tôi đã tin quyết rằng cầu nguyện lớn tiếng là đúng, mà cầu nguyện của Phao Lô và Si La ở Công vụ đoạn 16 là lý lẽ vững chắc cho tôi.

Chúng ta đã xem câu chuyện này liên hệ đến sự cầu nguyện ngợi khen và thờ phượng. Nhưng đoạn Kinh Thánh này cũng minh họa loại cầu nguyện lớn tiếng hiệp một, hay là những tín hữu cầu nguyện lớn tiếng với nhau – đều đúng Kinh Thánh.

20 Họ điệu hai ông ra tòa, trước các thẩm phán mà tố cáo: “Các tên này là người Do Thái, đã gây loạn trong thành phố chúng ta. 21 Tuyên truyền những tục lệ mà công dân La mã chúng ta không được phép chấp nhận hoặc thi hành. 22 Đoàn dân cũng hùa nhau nổi lên chống nghịch các sứ đồ. Các thẩm phán ra lệnh xé áo và đánh đòn hai ông. 23 Sau khi đánh đòn, các thẩm phán cho tống giam các sứ đồ và truyền giám mục canh giữ cẩn mật. 24 Được lệnh, giám mục giam hai ông vào ngục kín và cùm chân lại. 25 Khoảng nửa đêm, Phao lô và Si la đang CẦU NGUYỆN và CA NGỢI ĐỨC CHÚA TRỜI, CÁC TÙ NHÂN ĐỀU LẮNG NGHE.”
– Công vụ 16: 20-25

Ở đây Phao lô và Si la bị bỏ tù lúc nữa đêm. Họ đã bị đánh đập và lưng của họ bị rướm máu. Chân họ bị xiềng lại. Họ ở trong ngục tối (câu 24). Nhưng Kinh Thánh nói rằng lối nữa đêm Phao lô và Si la đã cầu nguyện.

Đây là thì giờ thuận lợi nhất để cầu nguyện! Đây là nữa đêm thật sự khi biến cố xảy ra, nhưng tôi tin rằng cũng có ý nghĩa khác. Nửa đêm này cũng là hình bóng những lúc thử thách hoạn nạn trong đời sống của chúng ta.

Cũng có thể có “nửa đêm” trong cuộc đời của bạn ngay cả là ban ngày. Đó là thì giờ thuận lợi để cầu nguyện – lúc nửa đêm – khi bạn đối diện với thử thách và hoạn nạn. Lúc nửa đêm, Phao lô và Si la đã cầu nguyện hát ngợi khen Đức Chúa Trời trong sự hiệp một và các tù nghịch đều lắng nghe họ.

Trước khi tôi đọc đoạn Kinh Thánh này, đôi lúc tôi tự nói, tôi tin vào sự cầu nguyện và ngợi khen Chúa, nhưng tôi cũng tin vào sự cầu nguyên yên lặng! Tôi có sợ ngợi khen trong tấm lòng. Nhưng khi tôi đọc câu 25, tôi thấy rằng Kinh Thánh nói các tù nhân đều nghe Phao lô và Si la cầu nguyện ngợi khen Chúa. Vì vậy Phao lô và Si la không cầu nguyện yên lặng.

Bạn không thể nào nghe rõ một lời ngợi khen trong tấm lòng của một người! Bạn có thể nghe được khi nó ở trong môi miệng của người đó. Nếu tôi hiểu đúng, thì Kinh Thánh không chỉ nói các tù ngục đều nghe Phao lô và Si la ngợi khen Chúa, mà còn nghe Phao lô và Si la ngợi khen lẫn cầu nguyện. Tôi tin chắc rằng điều đó có một tác động trên những người tù giam này.

Chúng ta không còn thấy loại cầu nguyện ngợi khen Chúa lớn tiếng trong Hội Thánh. Ngày nay sau khi tôi nhận báp têm Thánh Linh, gia nhập vào Giáo Phái của tôi, tôi nhận công tác Mục Sư của Hội Thánh Phúc Âm Trọn Vẹn nơi mà người ta biết cách cầu nguyện giống như thế này. Thật ra, những người trong Hội Thánh Phúc Âm Trọn Vẹn đã làm nhiều điều khác với những gì chúng tôi đã làm trong giáo phái trước đây của tôi, nhưng ngay sau đó tôi đã học biết điều này!

Có người trong Hội Thánh đã nói với tôi về cuộc phấn hưng, nhưng mà họ đã có tại Hội Thánh một thời gian trước khi tôi đến làm Mục Sư. Người ta đến với các cuộc phấn hưng này, không phải họ tin vào sự phấn hưng, nhưng họ đến để xem một màn trình diễn hay là một gánh xiếc. Thật vậy, những người này đến để đùa giỡn. Nhưng Đức Chúa Trời đã bước vào và chính những người mà đã chế nhạo những gì xảy ra trước đó đều được cứu. Họ trở nên những thành viên của Hội Thánh này trước khi tôi làm Mục Sư.

Những người đang nói với tôi về những cuộc phấn hưng này đã nói rằng một số người đã nhóm lại trong Hội Thánh trong thời gian ban ngày và cầu nguyện cho buổi nhóm phấn hưng buổi tối. Những người này đã có một tấm lòng cầu nguyện và cũng không quan tâm ai có thể nghe họ.

Một cặp vợ chồng trong Hội Thánh có một đứa con trai đã lớn và lập gia đình. Cậu con trai này đang thăm cha mẹ của mình và tham gia Hội Thánh trong thời gian anh ta viếng thăm. Ban ngày thì cậu con trai này lái xe ca đi ngang qua Hội Thánh, và anh ta nghe người ta cầu nguyện trong Hội Thánh. 

Sau này anh ta nói với cha của mình, “Chúng ta phải đi tối nay bởi vì họ có một buổi nhóm lớn, buổi nhóm quan trọng.”

Người cha này hỏi, “Tại sao con biết điều đó?”

Đứa con trai trả lời, “Bởi vì họ đã làm điều đó tại Hội Thánh rồi. Họ đã bắt đầu thực hành ngay giữa buổi chiều!”

Đôi lúc tôi tin rằng đó là lý do chúng ta không có “những buổi nhóm lớn.” Chúng ta không thực hành qua sự cầu nguyện và ngợi khen!

Quyền Năng Trong Lời Cầu Nguyện Của: Phao Lô và Si la

Câu chuyện của Phao lô và Si la ở Công vụ đoạn 16 mà chúng ta đã xem là một minh họa về quyền năng trong lời cầu nguyện hiệp một.

Hãy nhớ, Phao lô và Si la đánh đập, họ bị ném vào ngục tối, khi chân của họ bị xiềng lại, và tất cả những điều này là vì cớ giảng Phúc Âm. Nhưng thay vì than vãn bằng lòng về những hoàn cảnh khó khăn, Phao lô và Si la đã cùng nhau cất tiếng trong lời cầu nguyện và ngợi khen hiệp một cho Chúa.

“Khoảng nửa đêm, PHAO LÔ VÀ SI LA đang cầu nguyện và ca ngợi Đức Chúa Trời, các tù nhân đều nghe.”
– Công vụ 16:25

Bạn có cầu nguyện ngợi khen Chúa lớn tiếng nếu bạn bị đánh đập và bị bỏ tù, chân thì bị xiềng lại và cuộc đời bạn dường như là tiêu tan không? Phao lô và Si la đã làm điều đó. Để ý khi Phao lô và Si la đang hiệp một và hát ngợi khen Chúa thì có một điều gì đó xảy ra. Cả Phao lô và Si la cất tiếng lớn với Chúa trong lời cầu nguyện hiệp một và ngợi khen, thì Đức Chúa Trời đã thực hiện một sự giải cứu mạnh mẽ.

“Bỗng, có CƠN ĐỘNG ĐẤT LỚN ĐẾN NỔI NỀN NHÀ NGỤC RÚNG CHUYỂN. Ngay lúc ấy, tất cả các cửa đều mở tung, xiềng xích tù nhân đều tháo rời.”
– Công vụ 16:26

Kinh Thánh không ghi lại trận động đất làm rúng động bất cứ điều gì khác hơn là tù ngục? Nghĩa là, Kinh Thánh không có ghi lại về một tòa nhà nào khác trong thành phố đã bị rúng động. Tôi không có ngạc nhiên nếu trận động đất đó chỉ xảy ra trong tù ngục, nơi mà hai tín hữu này đang cầu nguyện và ngợi khen Chúa hiệp một.

Ngợi khen Chúa! Tù ngục đã bị rúng động và mọi cửa trong tù đều mở ra! Kinh Thánh nói rằng chính các nền ngục này bị rúng động! Xiềng nơi chân của Phao lô và Si la đã bị tháo ra và Phao lo và Si la đã được tự do. Đây là những gì lời cầu nguyện hiệp một.

Khi tù nhân bị phóng thích và người đề lao sắp tự tử vì ông chịu trách nhiệm canh giữ họ bởi vì ông nghĩ họ đã trốn thoát. Nhưng Phao lô nói: “…chớ làm hại mình: vì chúng tôi đều còn ở lại đây” (Công vụ 16:18)

Người đề lao biết rằng ông đã chứng kiến một quyền năng siêu nhiên đêm đó mà Phao lô và Si la không phải là người bình thường đang phục vụ một Đức Chúa Trời bình thường. Kinh Thánh nói rằng người đề lao này khiếp sợ đến với Phao lô và Si la sấp mình xuống trước mặt họ và hỏi ông nên làm gì để được cứu (Công vụ 16:29-33). Kết quả quyền năng của Đức Chúa Trời đã vận hành qua lời cầu nguyện hiệp một của Phao lô và Si la đêm đó, người đề lao và cả gia đình ông đều được cứu và báp têm nước.

Ngày nay nhiều người chỉ ngồi chung quanh nhưng không làm gì cả, chờ đợi Chúa làm một điều gì đó cho họ.

Họ nói rằng, “Nếu Đức Chúa Trời thấy hợp, thì Ngài sẽ vận hành vì cớ tôi.”

Nhưng nếu điều đó là đúng, thì tại sao Phao lô và Si la không chịu yên lặng và không cầu nguyện hát ngợi khen? Tại sao họ không thể chờ đợi để xem thử Chúa thấy hợp làm một điều gì đó cho đời sống của họ không?

Nếu điều đó là đúng thì tại sao Phao lô và Si la nói rằng “Chúng ta hãy giao sứ mạng cho Chúa”?

Không, họ đã cầu nguyện hiệp một và hát ngợi khen cho Chúa! Để ý hoàn cảnh của họ không thay đổi cho đến khi họ hiệp một cầu nguyện và ngợi khen. Kết quả là Đức Chúa Trời nghe họ và họ được giải cứu!

Chúng ta cần loại cầu nguyện này ngày hôm nay. Chúng ta rất cần loại cầu nguyện này! Khi mọi sự bắt đầu rúng động, thì Mục sư cũng bị rúng động.

Bạn thấy không, sự rúng động sẽ khiến một số người bước vào Hội Thánh và người khác sẽ rời khỏi Hội Thánh. Những người không muốn thay đổi sẽ không ở lâu nếu mọi thứ đều rúng động, ở một số điều mà các tín hữu nên loại bỏ như là tội lỗi cũng sẽ bị rúng động.

Ở một số Hội Thánh cũng có một số người cần bị rúng động, bởi vì họ không bao giờ phó thác mình cho Hội Thánh địa phương và bước đi một cách ngay thẳng. Những người này sẽ đi khi sự rúng động bắt đầu, nhưng người khác sẽ bước vào Hội Thánh và ở lại.

Quyền Năng của Lời Cầu Nguyện Hiệp một

Hội Thánh đầu tiên ở Công vụ 1:4, chúng ta gặp câu chuyện về các tín hữu trong Hội Thánh đầu tiên cùng cất tiếng cho Chúa trong lời cầu nguyện hiệp một.

23 Sau khi phóng thích, hai người quay về với anh em mình và thuật lại những lời của các thượng tế và trưởng lão đe dọa. 24 Nghe xong, HỌ ĐỒNG LÒNG LỚN TIẾNG CẦU NGUYỆN VỚI ĐỨC CHÚA TRỜI rằng: “Lạy Chúa, Ngài sáng tạo trời đất, biển và vạn vật”. 25 Chúa đã nhờ Đức Thánh Linh phán dạy qua miệng Đavít, đầy tớ Ngài, cũng là tổ phụ chúng tôi. Tại sao các nước nổi giận và các dân âm mưu vô ích? 26 Các vua trên thế gian và các lãnh tụ họp nhau chống nghịch Chúa và Đấng Cơ Đốc của Ngài. 27 Thật thế, Hê-rốt và Bôn-xơ-Phi-lát toa rập với các dân ngoại quốc và người Y-sơ-ra-ên ngay trong thành phố này mà chống nghịch Đức Jêsus, Đầy tớ Thánh của Chúa đã được Chúa xức dầu. 28 Để thực hiện những điều này mà bàn tay Chúa và ý chỉ Chúa đã ấn định từ trước. 29 Và bây giờ, Chúa, xin Chúa đoái xem các sự đe dọa của họ và ban cho các đầy tớ Ngài lòng đầy dũng cảm để rao giảng Lời Chúa. 30 Xin Chúa ra tay chữa bệnh và làm các dấu lạ, phép mầu nhân Danh Đầy tớ Thánh Ngài là Đức Jêsus. 31 HỌ ĐANG CẦU NGUYỆN THÌ PHÒNG HỌP RÚNG ĐỘNG. Tất cả đều được đầy dẫy Đức Thánh Linh, rao giảng Lời Đức Chúa Trời cách dũng cảm.”
– Công vụ 4:23-31

Biến cố này xảy ra sau khi Đức Chúa Trời dùng Phi-ê-rơ và Giăng chữa lành người bại ở Cửa Đẹp. Khi Phi-ê-rơ và Giăng bước vào đền thờ qua Cửa Đẹp, họ đã gặp một người đang ngồi tại cửa đó mỗi ngày để ăn xin (Công vụ 3:1-3) Phi-ê-rơ nói với người đó rằng, “…Hãy nhìn chúng tôi” (câu 4). Người đó nhìn họ và mong chờ được điều gì nơi họ.

6 Phi-ê-rơ nói: “Bạc, vàng tôi không có, nhưng điều tôi có, xin tặng cho anh: Nhân Danh Đức Jêsus Cơ Đốc ở Na-xa-rét, anh hãy bước đi! 7 Phi-ê-rơ nói vừa nắm tay đỡ anh đứng dậy. Lập tức, bàn chân và xương mắt cá trở nên vững vàng. 8 Anh què nhảy lên, đứng dậy, bước vào Đền thờ với hai sứ đồ, và ca ngợi Đức Chúa Trời.”
– Công vụ 3:6-8

Khi người què này được chữa lành, Kinh Thánh nói rằng Phi-ê-rơ và Giăng đã bị các nhà cầm quyền bắt hỏi. Họ bị những người Sa-đu-sê đe dọa, cấm giảng dạy trong Danh Chúa Jêsus nữa (Công vụ 4:18). Rồi thì chúng ta đọc câu 23 thể nào Phi-ê-rơ và Giăng cùng đồng bọn báo cáo những gì đã xảy ra.

Khi chúng ta gặp rắc rối thú thật là ích lợi để chúng ta có những cộng đồng. Có những người có cùng một đức tin quý báu để biết cách cầu nguyện thì điều đó là tốt.

Tôi nghĩ nhiều lúc nếu những bạn đồng công này giống như những người trong Hội Thánh ngày nay, thì họ sẽ đề nghị rằng chúng ta nên chọn một ủy ban và nói chuyện với nhà lãnh đạo tôn giáo này để xã giao và qua đó mọi người đều có thể đồng ý.

Người lãnh đạo này là những người tôn giáo – họ không chịu chấp nhận Jêsus như là Đấng Mêsi. Họ cũng tin cùng một Đức Chúa Trời, và họ tin trong sự cầu nguyện. Họ tin trong việc đi đến Hội Thánh, đến Đền thờ để nhóm lại.

Nhưng nếu nhóm tín hữu này thuộc về phe của Phi-ê-rơ và Giăng giống như những tín hữu ngày nay, họ có lẽ họ đã thực hiện một số thỏa hiệp với nhà lãnh đạo tôn giáo mà chống đối họ.

Nhưng Kinh Thánh không nói rằng những tín hữu này đã làm điều đó. Ở Công vụ 4:29 này xin Chúa xem xét sự họ ngăm dọa và ban cho các đầy tớ Ngài rao giảng đạo Ngài một cách dạn dĩ.

“Và bây giờ, lạy Chúa, xin Chúa đoái xem các sự đe dọa của họ và ban cho các đầy tớ Ngài lòng đầy DŨNG CẢM ĐỂ RAO GIẢNG LỜI CHÚA.”
– Công vụ 4:29

Các tín hữu này không cầu xin Chúa cất đi sự bắt bớ hay là giáng họa lên kẻ thù của họ. Họ không cầu nguyện, “Chúa ơi, xin hãy khiến cho chúng con được dễ dàng.” Thay vào đó, họ cầu nguyện một lời cầu nguyện rất đặc biệt: “trong giữa những cơn bắt bớ này xin Ngài ban cho chúng con sự can đảm để nói lên lời của Ngài!” (câu 29)

Đã ở trong câu 31 chúng ta thấy rằng Chúa đã đáp lời cầu nguyện của các tín hữu này. Và kết quả của lời cầu nguyện hiệp một của họ là tòa nhà được rúng động bởi quyền năng Đức Chúa Trời!

Họ đang cầu nguyện thì PHÒNG HỌP RÚNG ĐỘNG. Tất cả đều được đầy dẫy Đức Thánh Linh, rao giảng Lời Đức Chúa Trời cách dũng cảm.”
– Công vụ 4:31

Đoạn Kinh Thánh này bày tỏ cho chúng ta biết cách quyền năng của Đức Chúa Trời hiển lộ khi các tín hữu cùng nhau cầu nguyện. Kinh Thánh nói khi các tín hữu này hiệp ý cầu nguyện, “THÌ NƠI NHÓM LẠI RÚNG ĐỘNG” (Công vụ 4:31). Bạn có biết ngày nay có bao nhiêu người cầu nguyện và gây rúng động vì cớ vinh hiển Chúa không?

Kết quả của lời cầu nguyện của các tín hữu trong Công vụ 4:31, cả nhà đều rúng động! Có một điều gì đó về quyền năng của lời cầu nguyện hiệp một đã đem quyền năng Đức Chúa Trời hiện diện để thỏa mãn mọi nhu cầu. Các Cơ Đốc Nhân này trong sách Công vụ đã không chỉ cầu nguyện cho chính họ. Họ cầu nguyện về những nan đề mà họ đối diện, tất cả đều cầu nguyện lớn tiếng cùng một lúc.

Kinh Thánh nói rằng khi các tín hữu này cùng cất tiếng lên và hiệp nhau trong lời cầu nguyện hiệp một, “..thì nơi nhóm lại rúng động..” (câu 31). Cùng một điều đã xảy ra ở sách Công vụ 4:21 là kết quả của lời cầu nguyện hiệp một của các tín hữu, cũng đã xảy ra cho Phao Lô và Si La ở Công vụ 16 khi họ cầu nguyện ngợi khen Chúa.

Ở trong Công vụ 4:31 Kinh Thánh nói rằng nơi nhóm lại đó bị rúng động, tức là nơi các tín hữu cùng nhóm lại với nhau. Trong Công vụ 16 nói rằng các nền ngục bị rúng động và các cửa đều mở ra (câu 26). Thật là một điều lạ là các tòa nhà khác không bị rúng động cho đến khi các tín hữu cầu nguyện.

Tôi tin rằng các Cơ Đốc Nhân phải làm rúng động nhiều điều ngày nay vì có Chúa! Nếu các tín hữu ngày nay cùng nhau cầu nguyện hiệp một thì họ sẽ làm rúng động thế giới này cho Chúa Jêsus. Có một quyền năng siêu nhiên trong lời cầu nguyện hiệp một.

Qua Lời Cầu Nguyện Hiệp Một Mà Đức Chúa Trời Bày Tỏ Vinh Quang

Các tín hữu cũng có thể bày tỏ vinh quang của Đức Chúa Trời khi gặp nhau cầu nguyện hiệp một. Các tín hữu cũng có thể bày tỏ vinh quang của Đức Chúa Trời khi họ gặp nhau trong lời cầu nguyện và ngợi khen hiệp một. Trong thời Cựu Ước Kinh Thánh nói rằng vinh quang của Chúa được đầy dẫy đền thờ nơi người ta nhóm lại để cầu nguyện.

6 Vua Salômôn và CẢ HỘI CHÚNG YSARƠÊN ĐÃ NHÓM LẠI với vua đều đứng trước hòm, dâng những chiên và bò làm của lễ, nhiều vô số không thể đếm được. 7 Những thầy tế lễ đem hòm giao ước của Đức Giê-hô-va vào nơi dọn cho hòm tức trong nơi Chí Thánh của đền, dưới cánh Chêrubim… 11 Khi những thầy tế lễ ra khỏi nơi Thánh vì phàm thầy tế lễ ở đó đã dọn mình ra thánh sạch, mà chưa giữ theo ban thứ nào. 12 Và các người ca hát trong dân Lê-vi, tức Asáp, Hêman, Giê du thun, cùng con trai và anh em họ, đương mặc quần áo bằng vải gai mịn, cầm chập chỏa, đàn sắt, và đàn cầm, đều đứng ở phía đông bàn thờ, với một trăm hai mươi thầy tế lễ thổi kèn. 13 Xảy khi kẻ thổi kèn và KẺ CA HÁT ĐỒNG THINH HÒA NHAU NHƯ MỘT NGƯỜI, MÀ KHEN NGỢI CẢM TẠ ĐỨC GIÊ-HÔ-VA, VÀ KHI HỌ TRỔI TIẾNG KÈN, CHẬP CHỎA NHẠC KHÍ lên khen ngợi Đức Giê Hô Va rằng: Ngài từ thiện, lòng thương xót Ngài hằng có đời đời, thì đền của Đức Giê Hô Va bị mây lấp đầy. 14 Đến đỗi những thầy tế lễ vì mây không thể đứng đó hầu việc được, VÌ SỰ VINH HIỂN CỦA ĐỨC GIÊ HÔ VA ĐẦY LẤP ĐỀN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI.”
– II Sử Ký 5:6, 7, 11-14

1 Khi Salômôn cầu nguyện xong, lửa từ trời giáng xuống đốt của lễ thiêu và các hi sinh, SỰ VINH QUANG CỦA ĐỨC GIÊ-HÔ-VA ĐẦY DẪY TRONG ĐỀN. 2 Những thầy tế lễ chẳng vào được TRONG ĐỀN CỦA ĐỨC GIÊ-HÔ-VA, VÌ VINH QUANG CỦA ĐỨC GIÊ-HÔ-VA ĐẦY DẪY ĐỀN CỦA NGÀI. 3 Hết thảy DÂN Y-SƠ-RA-ÊN ĐỀU THẤY LỬA và sự vinh quang của Đức Giê hô va giáng xuống đền, bèn sấp mặt xuống đất trên nền lót, thờ lạy Đức Giê hô va và CẢM TẠ Ngài, mà rằng: Chúa là nhân từ, vì sự thương xót của Ngài còn đến đời đời.”
– II Sử Ký 7:1-3

Bạn có bao giờ nhìn lại để suy nghĩ khi nào sự vinh quang của Đức Giê hô va đầy dẫy đền thờ? Đó là khi hết thảy dân chúng đang cầu nguyện và hát ngợi khen lớn tiếng trong sự hiệp một. Đám mây vinh hiển của Chúa đẫy dẫy đền thờ đến nỗi thầy tế lễ không thể đứng hầu việc Chúa được. Một đám mây trắng đã ngự vào và đầy dẫy đền thờ. Đó là điều mà lời cầu nguyện hiệp một có thể thực hiện!

Tôi đã thấy những trường hợp khi dân sự cầu nguyện cho đến khi dường như là cả tòa nhà đều rúng động. Tôi đã thấy một số đều kinh ngạc nhất đã xảy ra trong lĩnh vực Thánh Linh khi người ta cùng cất tiếng lên với Chúa – trong sự cầu nguyện hiệp một.

Đôi lúc là dường như quyền năng của Đức Chúa Trời đã đến đầy những cơn sóng. Trong một số buổi nhóm của tôi, những người tội nhân và chưa được cứu ở trong tòa nhà đã đáp ứng để được cứu. Tôi không phải nài nỉ van xin họ đến trên bàn thờ và cầu nguyện, và mỗi người họ được cứu một cách vinh dự.

Tôi nhớ có một buổi nhóm mà mọi người có mặt bị bịnh đều được chữa lành. Tôi đã giúp đỡ trong một số buổi nhóm mà mọi tín hữu đều nhận Báp tem Thánh Linh. Chúng ta không thấy nhiều điều đó ngày hôm nay. Nhưng tôi cảm nhận Đức Thánh Linh đã đi qua các buổi nhóm giống như là một cơn gió thổi mạnh.

Đôi lúc dường như là quyền năng Đức Chúa Trời đã đến trong những cơn sóng. Trong một số buổi nhóm của tôi mọi người tội nhân và chưa được cứu ở trong phòng nhóm đều đáp ứng để được cứu. Tôi không phải kêu xin nài nỉ, họ tiến lên bàn thờ. Chúng ta cần nhiều lời cầu nguyện hiệp một hơn. Chúng ta cần loại cầu nguyện hiệp một lớn tiếng như vậy trong Hội Thánh. Chúng ta hãy sử dụng quyền năng có sẵn trong lời cầu nguyện hiệp một, ngõ hầu chúng ta không đánh mất BẤT cứ những điều tốt lành nào mà Chúa đã sắm sẵn cho chúng ta ngày hôm nay. Chúng ta hãy cầu nguyện loại cầu nguyện hiệp một là loại cầu nguyện mà sẽ làm rúng động nhiều điều cho nước Đức Chúa Trời!

 

(Nguồn: Cầu Nguyện Hiệu Quả, Kenneth E. Hagin)

 

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan