Làm Sao Tìm Cầu Sự Phục Hưng?

Share

Chúng ta hết sức cần sự phục hưng, nhưng chúng ta tìm kiếm nó như thế nào?

Bao lâu mà chúng ta sống thỏa mãn không cần có sự phục hưng thì chúng ta sẽ cứ như vậy bấy lâu.

—Leonard Ravenhill

Chúng ta cần một cuộc phục hưng. Chúng ta cần một sự vùng lên tĩnh thức. Chúng ta cần một phong trào Chúa Giê-xu hơn bao giờ hết. Tôi không màng bạn gọi nó là gì, nhưng chúng ta cần nó. Đức Chúa Trời đã làm nên nó trước đây và tôi tin rằng Ngài có thể làm nửa. Đức Thánh Linh là sống động và đang vận hành trong những cách không ngờ được trong vòng những người tin kính và các hội thánh ở khắp nơi trên thế giới.

Vào ngày 20 tháng 12 năm 2020 tại Hội Thánh Báp-tít Long Hollow, một buổi thờ phượng được tổ chức theo lịch trình HT để làm báp-têm đã biến thành một phong trào không ngờ được. Mục sư Robby Gallaty diễn tả nó như là một “phong trào của Chúa mà tôi chưa hề trãi nghiệm.” Nó khởi đầu với một lời làm chứng của một người đàn ông vừa mất người thân yêu và Mục sư Robby được thúc giục kêu gọi có ai khác muốn được làm báp têm. Từng người từng người quyết định đáp ứng và đến cuối buổi nhóm đã có 99 người chịu báp têm. Từ ngày đó trở đi hội thánh đã thực hiện một vài buổi thờ phượng báp-têm trong ngày thường và sau cùng họ có trên 187 người chịu báp têm!

Mục sư Robby đăng lời làm chứng trên twitter:

“Một trong những người chịu báp têm đã từng thờ phượng Sa-tan. Bà không nghĩ rằng bà có thể được cứu vì bà đã làm tất cả những điều kinh khiếp,” ông nói. “Tôi bảo bà đó là một lời dối trá. Người đem bà đến hội thánh của chúng tôi đã thờ phượng Sa-tan trong 10 năm. Tôi đã làm báp têm cho ông và bây giờ ông đem bà ta đến với hội thánh. Điều này chưa từng xảy ra trước đây. Sau buổi nhóm, một cô gái chân thành hỏi tôi, “Tôi cần làm gì với tất cả những thứ thuộc về tà thuật mà tôi có ở nhà?” Tôi bảo, “Hãy đốt hết chúng đi.”

Tôi luôn nghe được những câu chuyện về Đức Chúa Trời vận hành trong những cách đầy quyền năng như thế này trên khắp đất nước và nó làm cho tôi tự hỏi về những gì mà Ngài đã chuẩn bị cho những ngày sắp đến.

Năm ngoái, một nhóm nhỏ lãnh đạo Cơ đốc từ những hệ phái và hoàn cảnh xuất thân khác nhau đã dùng truyền thông xã hội để kêu gọi 1 triệu người trẻ kiêng ăn và cầu nguyện vào dịp đầu thập niên. Chúng tôi gọi nó là “Những Tiếng Gầm Vang Của Những Người Tuổi Đôi Mươi Kiêng Ăn” và hàng ngàn người đã dự phần với chúng tôi để kiêng ăn cầu nguyện trong 21 ngày với trọng tâm là biệt riêng ra thánh, kêu cầu Chúa bước vào những tấm lòng của chúng ta để chuẩn bị chúng ta cho “Những Tiếng Gầm Vang Của Những Người Tuổi Đôi Mươi Kiêng Ăn.”

Thế rồi việc xảy ra trong năm 2020. Chúa biết điều Ngài đang làm, chuẩn bị dân sự của Ngài cho một năm sẽ được ghi khắc vào lịch sử. Trong thời mùa này Chúa tiếp tục vận hành, nhưng cũng tỉa sửa và hình thành nên dân của Ngài. Điều gì xảy ra nếu năm 2020 là năm để cày vỡ đất cho mùa gặt vĩ đại trong năm 2021? Khi tôi nghĩ về mục vụ trường đại học địa phương mà tôi hướng dẫn, Covid-19 làm thiệt hại về tổng số người tham dự nhưng sức mạnh, sự hiệp một và khải tượng của các lãnh đạo sinh viên của chúng tôi lại đang lên cao. Chúa đang chuẩn bị những sinh viên này thành những người thay đổi thế giới!

“Những Tiếng Gầm Vang Của Những Người Tuổi Đôi Mươi Kiêng Ăn”, tập chú hoàn toàn dựa trên Đa-ni-ên 10:12:

“Người bảo tôi: “Hỡi Đa-ni-ên, đừng sợ. Ngay từ ngày đầu, ngươi đã hết lòng tìm hiểu và tự hạ mình trước mặt Đức Chúa Trời ngươi, nên Ngài đã nghe những lời của ngươi, và chính vì những lời ấy mà ta đã đến.”

Chúng tôi hết sức cần sự phục hưng. Tôi phục vụ trong cơ sở đại học và sự thật là thế hệ này đã bị mất đi và tan vỡ trong nhiều cách. Chúng tôi ước lượng là tỷ lệ người theo Chúa là dưới 5%. Họ đau khổ vì nghiện ngập, trầm cảm và trong tình trạng không có chút hy vọng. Cứ ba người thì có một người say sưa và cứ năm người lại có một người thường xử dụng một loại ma túy nào đó. Theo một khảo sát của Hiệp Hội Sức Khỏe Đại Học Hoa Kỳ thì 37% sinh viên báo cáo là họ bị trầm cảm nặng trong 12 tháng qua và thật khó cho họ hoạt động chức năng, và 21% cảm thấy vô cùng lo lắng và giận dữ. Mười phần trăm các sinh viên học toàn thời đã có những ý tưởng nghiêm trọng về tự tử trong năm qua. Nhưng những vấn đề này không chỉ xảy ra ở bên ngoài hội thánh. Một nghiên cứu trên 700 sinh viên nam cho biết 89% có đôi lúc xem phim ảnh sex và 61% xem ít nhất là hàng tuần. Kinh khủng hơn nửa là một nghiên cứu nặc danh của TheFreedomFight.org cho biết là trên 50% các mục sư xem phim ảnh sex thường xuyên. Nếu phân nửa những người lãnh đạo thuộc linh của chúng ta không bước đi trong sự tự do thiên thượng thì chúng ta thật hết sức cần một cuộc phục hưng trong hội thánh! Với nhiều người thì Covid-19 chỉ làm nhân bội lên những tranh chiến này. Thế hệ này đúng thật là ở trong tình cảnh “khốn cùng và tan lạc như chiên không có người chăn.” (Ma-thi-ơ 9:36–38).

Thế thì một cách thực tiễn, chúng ta cần tìm kiếm sự phục hưng như thế nào?

1. Theo Đuổi Chúa Cho Sự Phục Hưng Đời Sống Riêng Của Mình

Phục hưng là một sự xác quyết về tội lỗi và ăn năn, được theo sau bởi một lòng khao khát mạnh mẽ muốn sống vâng phục Đức Chúa Trời.Nó là về từ bỏ ý chí riêng của một người để đến với Chúa trong một sự hạ mình sâu thẳm. 

— Charles Finney

Trước khi Đức Chúa Trời đem sự phục hưng đến với một hội thánh hay một quốc gia, Ngài thường đem sự phục hưng đến một cá nhân. Đáng chú ý thay, trong những cuộc nói chuyện với Mục sư Robby Gallaty hồi đầu năm nay ông nói về ông đã say mê về cách Chúa làm sâu đậm đời sống cầu nguyện và mật thiết giữa ông với Chúa. Mới đây, Robbie đã đeo theo Chúa trong một thời gian dài im lặng và biệt riêng. Học cách dùng thời giờ với Chúa không chỉ là hoàn thành một điều gì đó cho Chúa nhưng còn là trở nên như thế nào với Chúa.

Đời sống cầu nguyện của bạn như thế nào? Nếu tôi thành thật, đời sống cầu nguyện của tôi cần một sự phục hưng. Tôi cần trở lại nền nếp và sự thân mật mà tôi đã có một lần có trong đời sống cầu nguyện của riêng mình. Với tôi, điều này có nghĩa là chặn đứng mọi thời giờ không cần thiết để có thể một mình với sự hiện diện của Chúa. Nó giúp tôi đặt điện thoại vào chế độ máy bay và đặt thời gian 1 tiếng đồng hồ. Điều này bảo đảm cho tôi không bị phân tâm và cho tôi có một cấu trúc. Tôi khích lệ bạn tìm một chương trình đọc Kinh Thánh, phát triển một kế hoạch nhớ thuộc lòng Kinh Thánh và sắp xếp một danh sách cầu nguyện có những yêu cầu chuyên đề mà bạn đang kêu cầu với Chúa.

Đừng sợ việc đi vào một nề nếp.Nề nếp không phải là chủ nghĩa pháp luật.Tôi tin là một trong những sự lừa dối của kẻ thù dùng là làm người ta ngưng lại sự chuyên tâm trong các nề nếp thuộc linh bằng câu nói “ngươi chỉ là làm theo pháp luật.” Đeo đuổi những nề nếp thuộc linh không khiến được ân huệ của Chúa. “Ngài cứu chúng ta, 5không phải bởi việc công chính chúng ta đã làm, nhưng bởi lòng thương xót của Ngài, qua việc thanh tẩy của sự tái sinh và đổi mới của Đức Thánh Linh.” (Tít 3:5). Đức Chúa Trời không yêu bạn nhiều hơn nếu bạn có một ngày yên lặng với Chúa hôm nay. Nề nếp thuộc linh không phải là hoàn tất một danh sách công việc nhưng là về kết nối với Chúa. Nhiều người gọi những nề nếp thuộc linh là “những phương tiện của ân sủng” bởi vì chúng đặt bạn vào con đường của quyền năng của Chúa là chỗ bạn có thể trãi nghiệm nhiều hơn về ân sủng của Ngài trong đời sống của bạn. Dallas Willard có lần nói rằng:

“Ân sủng không đối nghịch với sự ráng sức, nó đối nghịch với sự sở hữu. Sở hữu là một thái độ. Ráng sức là một hành động. Ân sủng, như bạn biết, không phải chỉ duy là về sự tha thứ tội lỗi mà thôi.”

Thêm vào với sự giữ gìn nề nếp tiếp thu Kinh Thánh và đời sống cầu nguyện, chúng ta phải chắc chắn là chúng ta không có tội không được xưng nhận ra và chúng ta luôn tìm kiếm sự đầy tràn và bước đi trong Đức Thánh Linh.

Sự phục hưng cá nhân là sự trãi nghiệm việc bỏ đi những nghị trình ích kỷ của chúng ta từ giây phút này đến giây phút khác và để cho Đức Thánh Linh yêu thương những người khác xuyên qua chúng ta.

Tôi được giúp đỡ thật lớn bởi những điều Bill Bright viết về đề tài này cũng như một cuốn sách ngắn tựa là “Con Đường Thập Giá” của Roy Hession mà nó sẽ đem lại cho bạn một khải tượng vĩ đại cho sự phục hưng đời sống cá nhân. Nếu bạn muốn đào sâu hơn hãy nghĩ đến việc nhận lấy những thách thức bởi Bill Right trong lá thư ngắn của ông “Làm Thế Nào Để Có Sự Phục Hưng Của Con Người Của Mình.”

2. Hãy Hiệp Một Với Những Người Khác Trong Sự Cầu Nguyện Thương Xót.

Tất cả những cơn phục hưng bắt đầu, và tiếp tục, trong những buổi nhóm cầu nguyện. Một sô người đã gọi cầu nguyện là “trái vĩ đại của sự phục hưng.”

—Henry Blackaby

Tôi nghiên cứu lịch sử phục hưng từ thời học đại học. Tôi đã đọc bất cứ cái gì tôi có về chủ đề này. Thật kinh ngạc khi đánh dấu những con người, nơi chốn và những phương cách khác nhau mà Đức Chúa Trời đã vận hành quyền năng của Ngài trong vòng dân sự của Ngài. Một chủ đề chung là sự cầu nguyện hiệp một và lòng thương xót. Điều này có thể đơn giản như là bỏ qua buổi ăn sáng và hiệp lại với một người bạn để cầu nguyện trong xe trước giờ làm việc.

Người tư vấn của tôi, Max Barnett, có một cú gọi điện thoại mỗi ngày với một người bạn trong một tiếng đồng hồ chỉ để đơn giản là cầu nguyện chung với nhau. Cho dù đó là chuyện nhỏ như là một cú gọi điện thoại, hay lớn như là một buổi họp cộng đồng, điều quan trọng là các bạn đang cầu nguyện chung với nhau.

Một trong những anh hùng thuộc linh của tôi là Dawson Trotman, người sáng lập “Những Hoa Tiêu” (The Navigators). Trong những năm đầu của mục vụ của ông, Dawson Trotman hiệp lại với vài môn đồ của ông vào lúc 4 giờ 30 sáng trên một đỉnh núi nhìn qua nam California là nơi của mục vụ của họ. Họ bắt đầu bằng sự cầu nguyện cho những người trong nhóm học Kinh thánh của họ, sau đó là các thành phố mà họ làm việc trong đó, và những thành phố chung quanh nửa. Họ làm điều này trong hai tiếng đồng hồ mỗi buổi sáng. Họ cầu nguyện như vậy trong hai tiếng đồng hồ mỗi sáng. Rồi có một ai đó đưa ra một ý nghĩ hãy đem bản đồ thế giới đến với họ trên núi. Dawson Trotman kể lại về trãi nghiệm của ông như sau:

“Tôi không biết ai trong chúng tôi đã đề nghị rằng chúng tôi lấy một bản đồ thế giới, vì điều đó chắc chắn cho chúng tôi có một danh sách cầu nguyện tốt cho những tuần tới. Chúng tôi mua một bản đồ thế giới với tất cả các quốc gia trong màu sắc đẹp đẽ và để nó trên đồi, vào ban đêm che nó bằng một tấm bạt cũ. Mỗi sáng chúng tôi kéo tấm bạt lên và đặt những ngón tay của chúng tôi vào Trung Quốc, Nhật Bản, một quần đảo nhỏ là Formosa, và Philippies. Khi chúng tôi di chuyển trong giờ cầu nguyện, chúng tôi bắt đầu cầu nguyện cho Hy-lạp, đảo Cyprus, Ai Cập, và các quốc gia của Châu Phi. Thật là những ngày hứng khởi khi chúng tôi khám phá thế giới trong sự cầu nguyện thay của chúng tôi, cầu nguyện theo tên của mỗi quốc gia và kêu cầu, “Chúa ơi, một ngày nào đó, cho chúng con được phục vụ Ngài trong mỗi nơi này và làm cho chúng con có thể vươn tới những con người ở mỗi một châu lục của thế giới cho Ngài.”

Họ tiếp tục như vậy trong 40 ngày và ngay lập tức sau khi một phong trào bộc phát theo cấp số nhân được khai sinh qua mục vụ của họ. Đức Chúa Trời đã đáp lời cầu nguyện của họ khi họ có “những cháu thuộc linh” trong hầu hết mỗi một quốc gia trên thế giới! Tôi là một câu trả lời cho lời cầu nguyện của Dawson Trotman trong ngày hôm đó! Hiệu quả dây chuyền của buổi cầu nguyện 40 ngày đó vẫn còn cảm nhận được ngày nay.

Các sinh viên của chúng tôi ở Chico State đã nắm lấy sự kêu gọi không chỉ phát triển những đời sống cầu nguyện cá nhân quyền năng nhưng cũng hiệp nguyện trong những nhóm nhỏ cầu nguyện do các sinh viên hướng dẫn. Tôi không biết có bao nhiêu nhóm đã bắt đầu cho đến cuối năm! Hầu hết các nhóm hiệp lại lúc 6g sáng. Đây là một phép lạ nếu bạn biết về sinh viên đại học. Họ cầu nguyện chuyên biệt và kiên trì và theo đuổi những điều đáp lời cầu nguyện của họ. Trong học kỳ này họ ghi nhận 48 sự trả lời chuyên biệt, và chúng tôi có hơn 50 sinh viên tỏ ra quyết định đi theo Đấng Christ kể từ lúc dịch cúm Covid-19 bộc phát! Họ đang chờ được các lãnh đạo Cơ đốc làm khuôn mẫu cho bước đường của họ và kêu gọi họ vào một đức tin tận hiến! Để có một sứ điệp thách thức về cầu nguyện phục hưng, hãy xem “5 Bước Đến Sự Phục Hưng Chân Chính” của Dr. Ian Paisley.

3. Dạn Dĩ Bước Ra Làm Chứng.

Bạn có chú ý bao nhiêu sự cầu nguyện cho phục hưng đã được làm quá trễ – và kết quả nhỏ nhoi làm sao? Tôi tin rằng vấn đề là chúng ta đã luôn cố gắng thay thế cầu nguyện bằng sự vâng phục, và đơn giản là nó sẽ không kết quả.

— A.W. Tozer

Một dấu ấn của sự phục hưng là sự dạn dĩ chứng đạo. Mỗi một phong trào trong lịch sử Cơ đốc đều được đánh dấu bằng sự gieo trồng rộng rãi sứ điệp tin lành. Mới đây, tôi có đọc nhiều bài viết và sách khích lệ chúng ta “xét lại về chứng đạo”, cứ như là nó không còn làm nên kết quả nửa. Tôi chắc là tất cả những tài nguyên này có những ý tưởng hữu ích. Nhưng thành thật mà nói, người nói rằng “chứng đạo không còn hoạt động được nửa” là người chưa thực hiện nó nhiều đủ. Mùa gặt thì thật trúng và con gặt vẫn rất ít!

Trãi nghiệm của tôi khi trao đổi với hàng trăm lãnh đạo mục vụ sinh viên trên khắp nước là vấn đề không phải là về mùa gặt. Cánh đồng đã chín vàng. Có hàng trăm sinh viên trên mỗi cơ sở đại học mà chỉ vượt qua cách khoảng của một ít tương tác là đến sự trao đời sống của họ cho Đấng Christ.

Vấn đề là thiếu thợ gặt. Không một chút sai trật, khi một đội thợ gặt bắt đầu một cách có chủ ý và quan hệ “trồng rộng rãi” tin lành, họ ngay lập tức thấy có nhiều sinh viên đến với Đấng Christ. Điều đó thật kỳ diệu làm sao! Bạn của tôi, Brian Smith ở Hội Thánh Hy Vọng gần Tiểu Bang Arizona đã thấy mỗi ngày một sinh viên đến với Đấng Christ từ khi Covid-19. Cá vẫn cắn mồi, ngay cả khi chứng đạo trên mạng! Có một sự nối kết trực tiếp với số người bạn chia sẻ tin lành và số người đến với Đấng Christ. Chúa Giê-xu đã nói sự thật này (Ma-thi-ơ 9:36-38)

Điều gì xảy ra nếu nhu cầu không phải là phương pháp mới? Nếu mhu cầu là sự dạn dĩ?

Tôi thật sự được thách thứ bởi gương mẫu của hội thánh đầu tiên.

Sau khi được đầy dẫy Đức Thánh Linh những môn đồ đã loan truyền phúc âm rộng ra và dạn dĩ rao giảng tin lành trong suốt thế giới được biết đến vào lúc đó.

Các môn đồ đầu tiên không chú tâm lắm đến việc với ai và cách nào họ chia sẻ tin lành, nhưng chia sẻ với những ai muốn lắng nghe. “Hằng ngày, trong đền thờ hoặc từ nhà nầy sang nhà khác, các sứ đồ cứ tiếp tục dạy dỗ và rao truyền Tin Lành của Đức Chúa Jêsus là Đấng Christ.” (Công Vụ 5:42). Kết quả là tin lành loan ra khi các sứ đồ làm mẫu mực sự khẩn cấp hết mực này để đem tin lành đến cho thế giới. Ngay cả khi phải đối diện với sự đe dọa, và bắt bớ họ cũng không thể ngưng việc chia sẻ phúc âm về Chúa Giê-su! “Vì chúng tôi không thể không nói về những điều mình đã thấy và nghe.” (Công vụ 4:20). Đáp ứng của họ không phải là cầu nguyện cho sự an toàn. Họ cầu nguyện cho sự dạn dĩ:

29 Bây giờ, xin Chúa xem xét lời hăm dọa của họ và cho các đầy tớ Ngài dạn dĩ rao giảng lời Ngài. 30 Xin giơ tay Ngài ra để chữa lành và làm những phép mầu, dấu lạ qua danh Đầy Tớ thánh của Ngài là Đức Chúa Jêsus.” 31 Khi cầu nguyện xong thì nơi nhóm lại rúng động, mọi người đều được đầy dẫy Đức Thánh Linh, giảng lời Đức Chúa Trời một cách dạn dĩ..

— Công Vụ 4:29-31

Có là bao nhiêu nếu nó có một chút “kỳ cục” khi bạn khởi đầu cuộc nói chuyện thuộc linh. Điều tôi học biết là cuộc nói chuyện kỳ cục đó thay đổi những đời sống! Bạn của bạn, người cần Đấng Christ có thể chỉ cách xa sự đến với Ngài bởi một cuộc nói chuyện kỳ cục. Đức Chúa Trời có thể làm nhiều điều nếu dân sự của Ngài bước ra trong một đức tin vâng phục dạn dĩ và bắt đầu nhiều cuộc nói chuyện kỳ cục. Để có những trợ cụ có thể giúp sự chứng đạo của bạn ít kỳ cục hãy xem thử những tài nguyên chứng đạo này.

Tôi cầu nguyện xin Chúa sẽ đem cuộc phục hưng đời sống cá nhân vào trong đời sống của riêng bạn và dùng bạn để phát cháy lên một sự phục hưng trong hội thánh, cộng đồng và quốc gia của bạn!

 

Văn Bình & Nguyễn Bình

(Lược dịch theo: outreachmagazine.com)

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan