CHƯƠNG 13
NHỮNG MỤC ĐÍCH KHÁC CỦA VIỆC NÓI TIẾNG LẠ
Đến giờ chúng ta tập trung vào ba mục đích chính yếu của việc nói tiếng lạ. Mục đích thứ nhất, tiếng lạ cung cấp một phương tiện siêu nhiên để thông công với Đức Chúa Trời. Thứ hai, tiếng lạ cung cấp sự gây dựng thuộc linh cho tâm linh con người. Và thứ ba, qua việc cầu nguyện tiếng lạ, chúng ta biết chúng ta cầu nguyện theo ý muốn trọn vẹn của Đức Chúa Trời.
Tuy nhiên, có nhiều ích lợi khác đang chờ đón chúng ta khi chúng ta đầu phục chính chúng ta cho Thánh Linh và để Ngài nói qua chúng ta. Chúng ta hãy xem vài ích lợi nữa chứng minh giá trị lớn lao của việc nói tiếng lạ.
Tiếng Lạ: Phương Tiện Để Ngợi Khen Chúa
Công vụ 10 đưa ra cho chúng ta một mục đích khác của Kinh Thánh về việc nói tiếng lạ: Tiếng lạ là phương tiện qua đó chúng ta ngợi khen Chúa.
Chúng ta hãy đọc điều gì xảy ra khi Cọt-nây và gia đình của ông nhận kinh nghiệm siêu nhiên này.
[bs-quote quote=”Các tín hữu Do Thái tháp tùng Phi-e-rơ đều kinh ngạc vì ân tứ Thánh Linh cũng đổ xuống trên người ngoại quốc nữa, vì họ cũng nghe những người ấy nói tiếng lạ và ca tụng Đức Chúa Trời.” style=”style-19″ align=”center” author_job=”Công vụ 10:45-46″][/bs-quote]
Hãy lưu ý nhóm từ trong câu 46: “Nói tiếng lạ và ca tụng Đức Chúa Trời.” Chúng ta biết từ “ca tụng” trong tiếng Anh là từ “magnify” có nghĩa là phóng lớn lên. Nhưng có thể nào Đức Chúa Trời được làm cho lớn hơn bình thường không? Dĩ nhiên, theo quan điểm của Ngài, câu trả lời là không. Nhưng theo quan điểm của con người, Đức Chúa Trời có thể được tôn cao hay được làm cho lớn hơn theo đánh giá của chúng ta, và việc nói tiếng lạ là một phương tiện qua đó Ngài trở nên vĩ đại hơn đối với chúng ta.
Tôi đã nói đến mục đích đặc biệt này của việc nói tiếng lạ trong giai đoạn đầu của chức vụ tôi. Trước khi tôi được đầy dẫy Thánh Linh, tôi vẫn còn là một thanh niên ở độ tuổi từ 18 đến 20. tôi vẫn còn làm Mục Sư của Hội Thánh nhỏ thuộc truyền thống. Và dĩ nhiên, tôi cũng trải qua hết những thử thách và cám dỗ như bất cứ một thanh niên nào.
Nhưng tôi để ý có một sự thay đổi sau khi tôi được đầy dẫy Thánh Linh, nói tiếng lạ và bắt đầu cầu nguyện tiếng lạ mỗi ngày. Khi tôi đối diện với cùng những thử thách và cám dỗ này, tôi có thêm quyền năng để vượt qua những thử thách và chống cự được những cám dỗ. Trước khi tôi nhận Thánh Linh và cầu nguyện trong tiếng lạ mỗi ngày, đôi khi tôi phải “nhượng bộ”. Nhưng sau đó, để sống đắc thắng trong những lĩnh vực này không phải là chuyện khó khăn nữa. Tại sao? Bởi vì tôi tôn cao Đức Chúa Trời, và Ngài trở nên lớn lao trong đời sống tôi.
Nếu bạn nhớ, tôi đã nói trước đây điều gì xảy ra sau khi tôi nhận Thánh Linh tại Hội Thánh cộng đồng nhỏ nơi mà tôi đã làm Mục Sư. Trong vòng hai năm, tôi chưa hề nói với ai (ngoại trừ nói riêng với anh Cox) rằng tôi đã nhận Thánh Linh hay tôi đã nói tiếng lạ. Nhưng sau một thời gian ngắn, nhiều người trong Hội Thánh tôi bắt đầu nói với tôi, “Có điều gì đó xảy ra cho anh. Anh có quyền năng hơn bình thường. Bây giờ khi anh giảng, những lời giảng của anh đầy năng quyền và làm chúng tôi bừng tỉnh.”
Bạn thấy đó, sau khi tôi nhận Thánh Linh và nói tiếng lạ. Chúa Jêsus được tôn cao trong lời giảng của tôi. Ngài trở nên lớn lao trong đời sống của tôi.
Người ta cũng sẽ nói tương tự về bạn khi họ nhìn thấy đời sống của bạn. Hãy quyết định cầu nguyện mỗi ngày trong tiếng lạ, và hãy để Đức Chúa Trời tôn cao càng hơn trong đời sống bạn. Kết quả là bạn sẽ bắt đầu bước đi trong quyền năng tới mức độ chưa từng thấy trước đây. Nhiều người sẽ để ý thấy sự khác biệt, và họ sẽ muốn điều bạn có.
Nói Tiếng Lạ Giúp Chúng Ta Ý Thức Sự Hiện Diện Của Thánh Linh
Đây là một sự kiện quan trọng về giá trị của việc nói tiếng lạ: Dù nói tiếng lạ là dấu hiệu khởi đầu hay bằng cớ của sự đầy dẫy Thánh Linh, tiếp tục cầu nguyện và thờ phượng Chúa trong tiếng lạ giúp chúng ta ý thức sự hiện diện nội trú của Ngài. Chỉ mỗi ích lợi này thôi cũng ảnh hưởng đến lối sống của chúng ta rồi.
Trong Giăng 14, Chúa Jêsus nói về sự hiện diện nội trú của Thánh Linh trong đời sống của tín hữu.
[bs-quote quote=”Ta sẽ xin Cha và Ngài sẽ ban cho các con một Đấng Phù Hộ ở cùng các con đời đời. Ngài là Thần Chân Lý mà thế gian không thể tiếp nhận được, vì không thấy Ngài và cũng chẳng biết Ngài. Nhưng chính các con biết Ngài, vì Ngài đang ở với các con và sẽ ở trong các con.” style=”style-19″ align=”center” author_job=”GIĂNG 14:16-17″][/bs-quote]
Điều này giữ chúng ta luôn ý thức về sự hiện diện thánh của Thánh Linh trong đời sống chúng ta, vì Ngài luôn ở với chúng ta và sống trong chúng ta.
Cách đây nhiều năm tôi nghe một nhà truyền giáo đưa ra một lời làm chứng đầy khích lệ về chủ đề này. Nó cũng giúp tôi hiểu được ích lợi đặc biệt của việc cầu nguyện tiếng lạ, nên kể từ đó tôi dùng nó làm ví dụ minh họa.
Nhà truyền giảng này kể lại một biến cố xảy ra khi ông ở với một vị Mục Sư và gia đình của vị ấy tại tư thất Mục Sư trong lúc tổ chức các buổi nhóm tại nhà thờ của họ. Nhà truyền giảng này nói, “Tôi thường đi bộ một giờ sau bữa ăn chiều để tập thể dục. Sau đó tôi về nhà và chuẩn bị cho buổi nhóm tối. Nhưng hôm đó, tôi cần viết một số lá thư để gửi đi, nên tôi đến phòng tôi trước. Dự định của tôi là đem gởi những lá thơ này lúc tôi đi bộ.”
Mục Sư và vợ của ông chỉ có một đứa con gái 12 tuổi. Đứa con gái này không biết là vị này vẫn còn ở trong nhà; nó nghĩ ông khách này đã đi bộ tập thể dục vào buổi chiều như thường lệ. Nên có chuyện xảy ra làm nó tức giận với mẹ nó, cháu gái này nổi giận tam bành và nói xẵng sớm với mẹ nó.
Đúng lúc đó nhà truyền giảng này ra khỏi phòng ngủ và vào phòng khách. Khi cô con gái này thấy vị khách đứng đó nghe những lời đáp trả của cháu, cháu đỏ mặt và rồi khóc. Cháu khóc, “Xin tha cho cháu, xin tha cho cháu! Cháu xin lỗi vì ông thấy cháu nổi giận và nghe cháu nói như vậy.”
Nhà truyền giảng này nắm tay cháu bé và dẫn cháu bé đến ghế rồi cho cháu ngồi xuống. Ông nói, “Thôi được, bác tha cho cháu. Nhưng có một Đấng ở trong cháu cũng nghe cháu nói. Và nếu cháu ăn năn, Chúa sẽ tha thứ cho cháu.” Cháu này ăn năn và bật khóc rồi cầu nguyện, “Chúa ơi, xin tha thứ cho con.”
Sau một hồi, cháu này bắt đầu cầu nguyện và thờ phượng Chúa trong tiếng lạ và được đầy dẫy Thánh Linh. Rồi nhà truyền giảng này hỏi cháu, “Cháu có thường nói tiếng lạ và thờ phượng Chúa như thế này không?”
Cháu này trả lời, “Dạ không thường lắm.”
“Bây giờ bác muốn cháu hãy hứa với bác một điều. Bác muốn cháu cầu nguyện trong tiếng lạ mỗi ngày kể từ ngày hôm nay. Bác không có ý nói là chỉ nói vài lời trong tiếng lạ. Bác muốn cháu để thì giờ chờ đợi trước mặt Chúa và cầu nguyện tiếng lạ ít nhất 30 phút mỗi ngày.
“Nếu cháu làm điều đó, nó sẽ giúp cháu ý thức thêm sự hiện diện của Thánh Linh bên trong cháu, và nó sẽ ảnh hưởng cách cháu sống. Khi cháu ý thức về sự hiện diện nội trú của Thánh Linh, cháu sẽ không nổi cáu và nóng giận nữa.” Cháu bé này đồng ý cầu nguyện tiếng lạ mỗi ngày.
Dĩ nhiên, chúng ta đều biết một người được tái sanh và được đầy dẫy Thánh Linh cũng có thể nổi giận và nói nhiều điều không nên nói. Nhưng điều đó không nhất thiết xảy ra. Các tín đồ còn sống xác thịt bởi vì họ không ý thức sự hiện diện nội trú của Thánh Linh ở trong họ.
Và khoảng hai năm rưỡi sau đó, nhà truyền giảng này trở lại Hội Thánh tổ chức một buổi nhóm khác. Cháu bé này bây giờ mười lăm tuổi. Và sau buổi nhóm, cháu đem nhà truyền giảng này riêng ra và hỏi, “Ông có còn nhớ những gì ông đã nói với cháu khi ông ở nhà cháu cách đây mấy năm không?”
“Có nhớ chứ!”
Cháu này nói, “Cháu đã làm điều ông bảo. Mỗi ngày cháu cầu nguyện ít nhất 30 phút trong tiếng lạ và cháu muốn bác biết rằng cháu đã không nói những lời xẵng sớm hay nổi giận với mẹ cháu hoặc ai khác nữa.”
Cầu nguyện tiếng lạ mỗi ngày giúp cho cháu bé này ý thức về sự hiện diện nội trú của Thánh Linh, và điều đó đã ảnh hưởng cách sống của cháu.
Điều tương tự có thể xảy ra cho chúng ta khi chúng ta thực hành cầu nguyện tiếng lạ mỗi ngày. Có nhiều điều đáng lý không nên nói hay làm nếu chúng ta ý thức hơn về sự hiện diện của Thánh Linh trong đời sống của chúng ta.
Tiếng Lạ Giúp Bạn Thờ Phượng Chúa
Nói tiếng lạ không chỉ khiến bạn ý thức về sự hiện diện của Thánh Linh trong đời sống bạn, nhưng nó cũng hỗ trợ bạn trong sự thờ phượng Chúa. Dần dần, tâm linh của bạn sẽ càng nhạy bén với những điều của Đức Chúa Trời, và cảm nhận về những điều tự nhiên cũng bị ảnh hưởng – ngay cả những điều không nhất thiết là tội lỗi.
Hãy để tôi nêu cho bạn một ví dụ. Chẳng hạn, trong nhiều năm tôi làm Mục Sư, chúng tôi chỉ có một cái radio – thời đó không có truyền hình. Tư thất chúng tôi kế nhà thờ, và tôi nhớ nhiều lần sau khi để thì giờ tại nhà thờ thờ phượng Chúa trong Thánh Linh và cầu nguyện trong tiếng lạ, tôi bước về nhà. Thỉnh thoảng khi tôi bước đến cửa nhà, tôi nghe tiếng nhạc của đài phát thanh, và tôi nhớ tiếng nhạc ấy đã tác động đến tôi.
Vợ tôi và tôi không bao giờ nghe những loại nhạc nhảm nhí trên đài phát thanh, và chúng tôi cũng không xem các chương trình nhảm nhí trên ti vi (và dĩ nhiên dù là ti vi hay đài phát thanh thì cũng có những chương trình nhảm nhí). Nhưng trong những năm này tôi phát hiện ra điều này: ảnh hưởng của sự cầu nguyện và thờ phượng Chúa trong tiếng lạ nơi tôi.
Đôi khi sau một thời gian thông công thân mật với Chúa, tôi về nhà với một ý thức về sự hiện diện của Chúa, và vợ tôi thường lo dọn dẹp nhà cửa, nghe nhạc hòa tấu thánh ca trên đài phát thanh. Dù đó không phải là nhạc đời. Loại nhạc này cũng tốt, giải trí lành mạnh. Nhưng đối với tôi, nghe rất khó chịu! Một số bài không đúng với Kinh Thánh. Tôi không thể nghe loại nhạc đó bởi vì tôi đang ở trong sự hiện diện thánh của Thánh Linh, và tôi ý thức cao độ về sự hiện diện của Ngài ở trong tôi.
Xin hãy hiểu cho, tôi không có nói loại giải trí này là sai. Tôi chỉ muốn nhắn nhủ cho bạn là nói tiếng lạ là một ân tứ để tĩnh nguyện, được ban cho để giúp bạn thờ phượng và ngợi khen Chúa. Thờ phượng Chúa trong tiếng lạ khiến bạn càng ý thức hơn về sự hiện diện nội trú của Thánh Linh. Nó sẽ khiến bạn đói khát Chúa nhiều hơn và ít ham mến những điều thế gian.
Howard Carter là một nhà tiên phong của Phong Trào Ngũ Tuần và là chủ tịch của hội Assemblies of God tại Anh trong nhiều năm. Ông cũng là người sáng lập trường Kinh Thánh Ngũ Tuần lâu đời nhất trên thế giới và được nhìn nhận là một giáo sư xuất chúng trong cộng đồng Ngũ Tuần khắp thế giới.
Có lần ông Carter nói một câu về mục đích của việc nói tiếng lạ mà tôi không hề quên. Ông nói: “Chúng ta không được phép quên rằng nói tiếng lạ không chỉ là bằng cớ khởi đầu của việc đầy dẫy Thánh Linh, mà nó là một kinh nghiệm liên tục cả một đời người để giúp chúng ta thờ phượng Chúa. Rồi ông nói tiếp: “Nói tiếng lạ là một dòng suối chảy xiết không hề cạn và sẽ làm phong phú đời sống thuộc linh của một người.”
Những ai mà liên tục cầu nguyện và thờ phượng Chúa trong tiếng lạ sẽ kinh nghiệm một đời sống thuộc linh phong phú do ân tứ siêu nhiên này mang lại.
Tiếng Lạ Kích Thích Đức Tin
Bạn cũng thấy rằng cầu nguyện tiếng lạ kích thích đức tin.
Chúng ta xem Giude 20, “Nhưng anh chị em yêu dấu, hãy gây dựng lẫn nhau trong đức tin rất thánh. Hãy cầu nguyện trong Đức Thánh Linh.” Và chúng ta đã xác định sự kiện rằng cầu nguyện trong Thánh Linh hay cầu nguyện trong tâm linh là nói đến việc cầu nguyện tiếng lạ.
Do đó, chúng ta có thể kết luận rằng khi chúng ta cầu nguyện tiếng lạ, chúng ta kích thích đức tin của chúng ta. Tuy nhiên, tiếng lạ sẽ không mang lại cho chúng ta đức tin. Như Rôma 10:17 nói, “Đức tin đến bởi việc nghe và nghe là do Lời Đức Chúa Trời.”
Nếu bạn là một tín hữu, bạn đã có đức tin rồi. Nhưng bây giờ bạn phải gây dựng chính mình trong đức tin rất thánh của bạn. Hãy “sạc” chính mình trong đức tin! Bạn làm việc đó bằng cách nào? Bằng cách cầu nguyện trong Thánh Linh.
Khi chúng ta cầu nguyện trong Thánh Linh, Thánh Linh sẽ hướng dẫn một cách siêu nhiên những lời chúng ta nói. Bạn thấy đó, chúng ta phải vận dụng đức tin để nói tiếng lạ. Chúng ta không biết nói lời nào kế tiếp, chúng ta phải tiếp tục tin cậy Thánh Linh ban lời nói cho chúng ta. Tin cậy Chúa trong một lĩnh vực khác – và điều đó sẽ kích thích đức tin của chúng ta.
Một số người đã nghe sự dạy dỗ về đức tin trong nhiều năm. Họ cố gắng tin cậy Chúa đáp ứng nhu cầu của họ, và họ đã nhận được một số kết quả. Tuy nhiên, nhiều lần họ không nhận những kết quả như mong muốn bởi vì họ không để thì giờ gây dựng chính mình trên đức tin chí thánh – kích thích đức tin họ đã có rồi – cầu nguyện trong Thánh Linh.
Bạn thấy đó, khi bạn muốn giữ cho thân thể bạn cường tráng, bạn phải tập thể dục, và kết quả là thân thể bạn trở nên nhanh nhẹn và tươi tắn. Tương tự, bạn muốn giữ cho tâm linh bạn nhạy bén và tỉnh thức, bạn cũng cần luyện tập. Và cầu nguyện tiếng lạ là một trong những sự luyện tập thuộc linh quan trọng nhất, song hành với việc nuôi dưỡng tâm linh bạn nơi Lời Chúa. Vì nói tiếng lạ kích thích đức tin, nên nó cũng giúp bạn học để tin cậy Chúa nhiều hơn trong mọi lĩnh vực.
Khi tôi bắt đầu hầu việc Chúa và làm Mục Sư của một Hội Thánh miền quê nhỏ mà tôi đã nói, một phụ nữ đến nhóm bị u xơ bao tử. Bà và chồng bà trước đây là tín hữu truyền thống.
Chồng bà đã kể với tôi, “Tôi chưa nói với vợ tôi, nhưng bác sĩ cho tôi biết là vợ tôi đã bị ung thư bao tử và họ không thể giúp gì được nữa. Và tôi đã bỏ hơn 10.000 đô la để lo chữa trị vợ tôi.”
Bây giờ số tiền đó không lớn lắm. Nhưng vào thập niên 1930, 10.000 đô la là lớn đấy. Thật ra, bạn có thể mua một chiếc xe hơi Cadillac đầy đủ tiện nghi chỉ có 875 đô la. Bạn có thể thuê căn nhà ba phòng ngủ 10 đô la một tháng. Tiền điện hàng tháng chỉ có một đô la. Tiền ga hàng tháng chỉ có 50 cen và một ổ bánh chỉ mất một xu.
Trở lại cái thời Khủng Hoảng Kinh Tế đó, người ta làm việc 30 ngày kiếm được 30 đô la, và kiếm được một đô la một ngày được cho là khấm khá. Nên người chồng này mà bỏ ra 10.000 đô la để chữa trị bệnh tình của vợ ông quả là một số tiền lớn.
Người chồng kể tiếp, “Chúng tôi vừa mới trả xong nợ tiền nhà, nhưng tôi phải bán nhà và lấy tiền trả tiền thuốc men cho vợ tôi. Tôi cũng bán xe hơi và mọi vật dụng để trả chi phí bệnh viện cho vợ tôi. Giờ chúng tôi sống trong một căn hộ nhỏ.
Người phụ nữ này nấu ăn cho gia đình nhưng bà ta không ăn được bởi vì bao tử bà không tiêu hóa. Bà chỉ ăn được thức ăn của em bé, và thậm chí bà thường ói mửa. Bà chỉ còn da bọc xương.
Sau đó gia đình bắt đầu nhóm Hội Thánh Ngũ Tuần, và tôi không gặp họ một thời gian. Ngày nọ tôi quyết định đến thăm họ, nhưng tôi không tin được điều tôi thấy khi tôi bước vào nhà họ. Tôi gặp một phụ nữ ăn thôi là ăn và tôi có thể nói là bà ta rất thích ăn.
Tôi không tin nổi ở mắt mình. Người phụ nữ này nhìn lên và mỉm cười. Bà nói, “Tôi đấy! Tôi ăn bất cứ thứ gì tôi muốn. Tối qua tôi đã ăn được ớt lần đầu tiên trong suốt 10 năm! Tôi khỏe lắm, và tôi cũng không có triệu chứng gì nữa. Bao tử của tôi đã được chữa lành hoàn toàn.”
Trước đây tôi đã đặt tay trên người phụ nữ này và cầu nguyện cho bà được lành, và tôi biết các Mục Sư khác cũng có cầu nguyện. Tôi cố gắng dạy cho bà đức tin theo mức độ tôi biết lúc đó. Nhưng hãy nhớ, lúc đó tôi chỉ là một Mục Sư trẻ tuổi khi chuyện này xảy ra. Dường như không có gì để giúp bà.
Tôi hỏi người phụ nữ này, “Bà nhận sự chữa lành bằng cách nào?”
Bà thốt lên, “Tôi đã được báp-tem Thánh Linh ngay tại Hội Thánh Ngũ Tuần. Tôi cầu nguyện và tìm kiếm Thánh Linh tại nhà thờ khi quyền năng Chúa đến trên tôi. Tôi không có ngã, nhưng tôi dễ dàng nằm xuống dưới tác động của quyền năng Chúa thay vì cứ đứng đó. Tôi nằm đó mà mắt nhắm lại và cứ ngợi khen Chúa trong tiếng Anh.
Rồi bà kể tiếp, “Dù nhắm mắt, tôi thình lình thấy một ánh sáng như một tia chớp chiếu qua trần nhà dội vào trán tôi. Rồi tôi bắt đầu nói tiếng lạ – kể từ đó tôi được lành luôn.”
Tôi gặp lại người phụ nữ này một năm sau đó, và bà ta vẫn được chữa lành hoàn toàn.
Tôi liên tục nghe những lời làm chứng như lời làm chứng của người phụ nữ này. Sau này chính tôi cũng được báp-tem trong Thánh Linh và nói tiếng lạ. Nhiều năm sau đó, tôi thấy sự chữa lành kiểu này xảy ra nhiều lần. Tôi không có ý nói một vài trường hợp. Tôi có ý nói là việc một người được chữa lành thân thể cùng lúc họ nhận báp-tem trong Thánh Linh là điều xảy ra thường xuyên.
Tôi gặp nhiều người, như người phụ nữ này, đã tìm kiếm sự chữa lành nhưng không được lành sau một thời gian dài. Nhiều người đã nhờ bất cứ nhà truyền giảng nào mà đến giảng ở thành phố đó đặt tay cho họ, tuy nhiên vì một lý do nào đó, dường như họ không thể được lành. Nhưng khi họ được báp-tem bằng Thánh Linh, những người này được chữa lành ngay tức thì.
Lúc đó tôi không hiểu được điều này, nhưng tôi quyết tâm thử tìm hiểu. Tính tôi là vậy. Tôi có thể mất nhiều ngày, nhiều tuần, hay nhiều tháng để tìm câu trả lời cho điều gì đó tôi không hiểu, nhưng cuối cùng tôi cũng sẽ tìm ra câu trả lời.
Nên tôi tiếp tục nghiên cứu, suy gẫm và nêu ra những câu hỏi. Cuối cùng, tôi nhận được một khải thị về những gì Giu-đe 20 nói, “Hãy gây dựng chính mình trên đức tin chí thánh, cầu nguyện trong Thánh Linh”.
Nói tiếng lạ kích thích đức tin của một người, và tin Đức Chúa Trời ở một lĩnh vực sẽ giúp người đó tin Đức Chúa Trời ở lĩnh vực khác. Đó là điều đã xảy ra cho những người cần sự chữa lành. Khi họ được đầy dẫy Thánh Linh và bắt đầu nói tiếng lạ, điều này kích thích đức tin của họ – hay dứt dấy đức tin họ đã có rồi – và giúp họ nhận sự chữa lành mà họ không thể nhận trước đó.
Ban Sự Tươi Mới Tâm Linh
Đây là một giá trị khác chúng ta có được từ việc cầu nguyện tiếng lạ: Nói tiếng lạ ban cho chúng ta sự tươi mới tâm linh. Chúng ta sẽ tìm thấy mục đích nói tiếng lạ này trong Ê-sai 28.
[bs-quote quote=”Thật vậy, Ngài sẽ dùng môi miệng lắp bắp và ngôn ngữ xa lạ nói với dân này. Ngài phán với họ: Đây là nơi yên nghỉ, hãy để cho kẻ mệt mỏi yên nghỉ; đây là nơi yên tĩnh.” style=”style-19″ align=”center” author_job=”Ê-SAI 28:11-12″][/bs-quote]
Hãy để ý hai từ “yên nghỉ” và “yên tĩnh”. Nghe hấp dẫn quá phải không? Nhưng sự yên nghỉ và sự tươi mới mà đoạn Kinh Thánh này nói đến là gì? Câu trả lời được hé mở trong những từ ngữ “môi miệng lắp bắp” và “ngôn ngữ xa lạ” trong câu 11. Nhưng câu trả lời được khải thị đầy đủ trong Tân Ước. Chúng ta kinh nghiệm sự yên nghỉ và sự tươi mới của Đức Chúa Trời khi chúng ta được đầy dẫy Thánh Linh và nói tiếng lạ (Công vụ 2:4).
Trong một số bệnh tình, bác sĩ sẽ đề nghị một phương chữa trị nghỉ ngơi cho bệnh nhân ông đang chăm sóc. Đôi khi cần đi nghỉ ngơi để điều trị, nhưng khi họ về nhà, họ cũng cần nghỉ ngơi tiếp trước khi họ đi làm trở lại.
Tuy nhiên, tôi biết phương chữa trị nghỉ ngơi tốt nhất trên thế giới. Chúng ta có thể nghỉ ngơi mỗi ngày mà không tốn kém gì cả. “Dùng môi miệng lắp bắp và ngôn ngữ xa lạ” – đây là sự yên nghỉ mà bạn giúp kẻ mệt mỏi yên nghỉ.
Và đến đây tôi xin nói điều này: Ai mà tận dụng phương chữa trị nghỉ ngơi của Đức Chúa Trời mỗi ngày sẽ không bao giờ bị căng thẳng thần kinh. Bạn có thể nói gì thì nói – nhưng điều này hoàn toàn xác thực!
Tôi xin thưa với bạn là vào thời buổi đầy nhiễu nhương, khó khăn, và lo lắng, chúng ta cần sự yên nghỉ và sự tươi mới thuộc linh hơn bao giờ hết. Và Đức Chúa Trời đã cung ứng một phương tiện để chúng ta nhận sự tươi mới mà chúng ta cần qua việc nói tiếng lạ. Chúng ta cần sự yên nghỉ và tươi mới! Và cảm tạ Chúa, chúng ta có thể hưởng sự chữa trị yên nghỉ thuộc linh này mỗi ngày của đời sống chúng ta. Khi nào chúng ta muốn, chúng ta có thể yên nghỉ và được tươi mới bằng cách cầu nguyện trong Thánh Linh.
Cách Tốt Nhất Để Tạ Ơn Chúa
Phao lô đưa ra cho chúng ta một lý do khác chúng ta nên cầu nguyện tiếng lạ. Cầu nguyện tiếng lạ cung cấp cách tốt nhất để tạ ơn Chúa.
[bs-quote quote=”Nếu tôi cầu nguyện bằng tiếng lạ thì tâm linh tôi cầu nguyện nhưng tâm trí lại bất động. Thế thì tôi phải làm gì? Ctd: không kết quả” style=”style-19″ align=”center” author_job=”1 CÔ-RINH-TÔ 14:14-17″][/bs-quote]
Thế thì tôi phải làm gì? Tôi sẽ cầu nguyện bằng tâm linh nhưng cũng bằng tâm trí nữa. Tôi sẽ ca ngợi bằng tâm linh nhưng cũng ca ngợi bằng tâm trí nữa. Nếu anh chị em chỉ cảm tạ Chúa bằng tâm linh mà thôi, thì thế nào một người bình thường đáp “A-men” cùng với lời cảm tạ của anh chị em được, vì người ấy không hiểu anh chị em nói gì. Vì dù lời cảm tạ của anh chị em thật tốt lành, nhưng không xây dựng được người khác.
Hãy để ý Phao lô nói, “một người bình thường”chứ không nói “một người chưa tin Chúa”. Ông muốn nói “người bình thường” là hạng người như thế nào? Ông có ý nói những người không biết về những việc thuộc linh. Phao lô nói rằng nếu bạn tạ ơn Chúa trong tiếng lạ, có người không biết gì về những việc thuộc linh không thể hiệp với bạn được.
Chẳng hạn, giả sử như tôi nhận lời đến nhà bạn ăn tối và bạn cũng mời một số người khác đến nữa. Tại bàn ăn, bạn nhờ tôi cầu nguyện chúc phước thức ăn, và tôi dâng lời tạ ơn bằng tâm linh tôi qua việc cầu nguyện tiếng lạ.
Tuy nhiên, những người mà đến ăn bữa tối đó là những người không biết gì liên quan đến chuyện báp-tem Thánh Linh và nói tiếng lạ. Do thiếu hiểu biết về những vấn đề này, họ không thể nói “amen” với lời cầu nguyện tạ ơn của tôi. Tại sao vậy? Bởi vì họ không hiểu những điều tôi nói. Đó là lý do tốt hơn trong bối cảnh này tôi phải cầu nguyện tạ ơn bằng tiếng mẹ đẻ. Rồi những người ngồi quanh tôi tại bàn ăn có thể hiểu lời cầu nguyện cảm tạ của tôi và đồng lòng hiệp ý với những gì tôi nói.
Dĩ nhiên, tạ ơn Chúa bằng cách cầu nguyện tiếng lạ thì tốt thôi. Thật ra, câu 17 nói, “lời cảm tạ của anh chị em thật tốt lành..” Phao lô đang nói ở đây rằng tạ ơn Chúa trong tiếng lạ cung cấp một phương cách trọn vẹn để cầu nguyện và tạ ơn, đặc biệt khi chúng ta ở một mình.
Còn những ai học biết về những việc thuộc linh sẽ hiểu nếu chúng ta tạ ơn Chúa trong tiếng lạ. Họ có thể không hiểu những gì chúng ta đang nói, nhưng họ vẫn có thể nói “Amen” bởi vì họ hiểu được những việc thuộc linh. Họ biết chúng ta tạ ơn Chúa bằng tâm linh thì thật tốt lành!
Tuy nhiên, khi có mặt những người không biết về những việc thuộc linh, thì tốt nhất là chúng ta tạ ơn Chúa bằng tiếng mẹ đẻ. Cách đó người khác có thể hiểu điều chúng ta nói và được gây dựng. Là Cơ Đốc Nhân, chúng ta được truyền phải bước đi trong tình yêu thương, và tình yêu thương luôn nghĩ đến người khác và tìm cách để gây dựng người khác.
Cầu Nguyện Trong Thánh Linh Kiểm Soát Môi Lưỡi
Khi bàn đến nhiều lý do chúng ta nên nói tiếng lạ, xin để tôi bàn luôn một lý do quan trọng ở đây: Nói tiếng lạ giúp kiểm soát môi lưỡi. Và tôi nghĩ chúng ta thảy đều đồng ý rằng môi lưỡi chúng ta cần được kiểm soát.
[bs-quote quote=”Nhưng không có người nào chế ngự được cái lưỡi, là một vật dữ phóng túng đầy chất độc giết người.” style=”style-19″ align=”center” author_job=”GIA-CƠ 3:8″][/bs-quote]
Nói tiếng lạ có liên hệ gì đến câu Kinh Thánh này? Theo câu Kinh Thánh này, cái lưỡi là chi thể khó trị nhất trong thân thể. Hãy để ý Kinh Thánh nói không có người nào có thể kiểm soát được cái lưỡi. Chỉ có Đức Chúa Trời mới làm được.
Nên khi bạn phục cái lưỡi cho Thánh Linh và nói tiếng lạ, bạn sẽ bước một bước quan trọng để đầu phục hết các chi thể khác cho Đức Chúa Trời. Nếu bạn đầu phục chi thể khó trị nhất cho Chúa, bạn có thể đầu phục bất kỳ chi thể nào của thân thể bạn cho Ngài.
Hãy suy nghĩ về điều đó – Kinh Thánh gọi cái lưỡi là “vật dữ” và là “chất độc chết người”! Nhiều Cơ Đốc Nhân cho rằng ham muốn tình dục là khó trị nhất. Và họ lên án các Cơ Đốc Nhân khác không kiểm soát được những ham muốn tình dục trong khi đó họ lại phạm tội khủng khiếp hơn do không kiểm soát môi lưỡi của họ.
Một số người cứ đi đâu cũng bàn tán về các Cơ Đốc Nhân khác và nói xấu họ. Chẳng hạn, một số Mục Sư rơi vào tội gian dâm, và mọi người trong Hội Thánh đều bắt đầu bàn tán xôn xao về chuyện này. “Anh chị có nghe vị Mục Sư đó làm gì không? Thôi, hãy để tôi kể cho nghe chi tiết những chuyện khủng khiếp đó.”
Nhưng thổi tắc đèn người khác cũng không làm cho đèn bạn sáng được. Chỉ trích hay nói xấu người khác cũng là một tội trọng. Kinh Thánh nói tội của cái lưỡi là một sự gớm ghiếc đối với Đức Chúa Trời.
[bs-quote quote=”Có sáu điều CHÚA ghét và bảy điều Ngài ghê tởm: nhân chứng gian thốt ra lời dối trá; kẻ gieo điều bất hòa giữa vòng anh em.” style=”style-19″ align=”center” author_job=”CHÂM NGÔN 6:16,19″][/bs-quote]
Điều quan trọng là thế này: Bạn có khả năng gây hại và phạm tội bằng cái lưỡi hơn là bằng bất kỳ chi thể nào khác trong thân thể. Nhưng bạn càng cầu nguyện trong tiếng lạ, bạn càng học biết để phục môi lưỡi bạn cho Thánh Linh – và bạn sẽ dễ nói những lời gây dựng người khác trong mọi hoàn cảnh.
Cầu Nguyện Tiếng Lạ Giữ Bạn Khỏi Ô Uế Thế Gian
Đây là một lý do khác tại sao mọi Cơ Đốc Nhân nên nói tiếng lạ: Nó là phương tiện giữ chúng ta khỏi sự ô uế của thế gian – lời nói tục tiễu, thô lỗ, và bậy bạ xung quanh chúng ta, hoặc là ở nơi làm việc hoặc là tại nơi công cộng.
Cầu nguyện tiếng lạ có thể nào giữ đời sống thuộc linh sạch khỏi sự ô uế của thế gian không? Có, trước hết chúng ta trở lại với những gì Phao lô nói về việc sử dụng đúng việc cầu nguyện tiếng lạ nơi hội chúng. Một tín hữu phải, “giữ yên lặng trong Hội Thánh, mình nói với mình và với Đức Chúa Trời” (1 Cô 14:28).
Cùng một nguyên tắc này có thể áp dụng nơi Hội Thánh. Bạn nói với mình và với Đức Chúa Trời khi bạn nói tiếng lạ. Như bạn có thể nói với mình và với Đức Chúa Trời trong buổi nhóm của Hội Thánh thì bạn cũng có thể làm điều này trong các buổi nhóm khác bởi vì bạn không nói lớn tiếng – bạn chỉ “giữ yên lặng”.
Bạn có thể cầu nguyện theo cách này lúc làm việc. Bạn có thể cầu nguyện trong Thánh Linh lúc đang đi xe buýt hay đi trên máy bay. Bạn không quấy rối ai bởi vì bạn đang nói yên lặng với mình và với Đức Chúa Trời, đang gây dựng chính mình và cùng một lúc giữ mình thánh sạch khỏi sự ô uế của thế gian.
Cách đây nhiều năm khi tôi còn là một Mục Sư trẻ tuổi, tôi đến tiệm hớt tóc để cắt tóc, và đôi khi tôi phải ngồi chờ đến lượt tôi. Trong lúc chờ đợi, tiệm hớt tóc toàn là các ông nam tán ngẫu đủ thứ chuyện trên đời, nói một thứ ngôn ngữ tục tiễu và xằng bậy. Nhưng tôi chỉ ngồi đó giữ yên lặng nói với mình và nói với Đức Chúa Trời trong tiếng lạ trong lúc tôi chờ đợi, và tôi nói tiếng lạ liên tục ngay cả khi ngồi trên ghế hớt tóc. Kết quả là tất cả những lời nói tục tiễu và xằng bậy đó không bao giờ đi vào tâm linh tôi. Tôi giữ mình khỏi sự ô uế của thế gian khi tôi cầu nguyện tiếng lạ.
Bạn có thể làm tương tự. Suốt ngày, dù bạn đi đâu, bạn có thể nói cách yên lặng với mình và với Đức Chúa Trời. Khi bạn làm vậy, thì bởi quyền năng của Thánh Linh trong tâm linh bạn, bạn sẽ được mạnh mẽ để bạn giữ mình khỏi mọi tiêm nhiễm của thế gian.
Cầu Nguyện Tiếng Lạ Là Cánh Cửa Vào Các Ân Tứ Thánh Linh
Được đầy dẫy Thánh Linh và nói tiếng lạ cũng là một cánh cửa đến các ân tứ Thánh Linh (1 Cô 12:1-11). Tôi thường nói theo cách này: Nói tiếng lạ là cánh cửa vào lĩnh vực siêu nhiên của Đức Chúa Trời. Nói cách khác, việc đầy dẫy Đức Thánh Linh và thực hành cầu nguyện tiếng lạ đều đặn là cánh cửa đến với tất cả những ích lợi và sự trang bị thuộc linh đã thuộc về chúng ta.
Tuy nhiên, trước khi chúng ta đi tiếp, tôi cần làm sáng tỏ điều này. Tiếng lạ không phải là cánh cửa vào bông trái Thánh Linh trong đời sống của tín hữu (Gal 5:22-23). Tôi cần nói rõ điểm này bởi vì nhiều khi người ta nói với tôi, “Tôi biết nhiều người Ngũ Tuần nói tiếng lạ, nhưng không có bông trái của Thánh Linh gì cả.” Người khác thì nói, “Tôi biết có những Cơ Đốc Nhân đầy ơn không nói tiếng lạ, nhưng họ thể hiện rõ bông trái Thánh Linh.”
Chắc hẳn hai câu nói này đều đúng. Nhưng bạn hãy lưu ý sự thật là bông trái của tâm linh được nói đến trong Ga-la-ti 5:22-23 không phải là trái của Thánh Linh. Thánh Linh không sản sinh ra bông trái.
Chúa Jêsus phán, “Ta là cây nho, và các người là nhánh” (xem Giăng 15:1-8). Trái mọc ở nhánh, và chúng ta là nhánh. Vì thế, trái của tâm linh đề cập đến bông trái phát triển trong đời sống chúng ta nhờ sự sống của Chúa Cứu Thế ở trong chúng ta.
[bs-quote quote=”Nhưng trái của Thánh Linh là: Yêu thương, vui mừng, bình an, nhẫn nại, nhân từ, lương thiện, trung tín, nhu mì, tiết độ, không có luật nào ngăn cấm các điều đó.” style=”style-19″ align=”center” author_job=”GA-LA-TI 5:22-23″][/bs-quote]
Một số người nói, “Nhưng trong bản dịch Kinh Thánh Tiếng Việt của Galati 5:22, gọi là Thánh Linh mà!”
Nhưng chỉ có một từ Hy lạp nói về linh, nên nếu từ “Thánh” không có trước từ linh thì bạn phải xác định bởi mạch văn là câu đó đề cập đến tâm linh con người hay đến Thánh Linh. Phao lô thực ra đang nói về tâm linh con người ở đây.
Phao lô đưa ra sự phân biệt giữa bông trái xác thịt và bông trái tâm linh, nghĩa là tâm linh con người được tái tạo. Bông trái tâm linh phải được phát triển trong mỗi đời sống của mỗi Cơ Đốc Nhân. Nhưng hãy nhớ, bông trái tâm linh không liên hệ gì đến phép báp-tem trong Thánh Linh hay các ân tứ của Thánh Linh.
Tôi có thể chứng minh điều này qua Kinh Thánh. Chẳng hạn, bông trái đầu tiên của tâm linh được liệt kê là tình yêu thương. 1 Giăng 3:14 nói, “Chúng ta biết rằng chúng ta đã vượt qua cõi chết, đến sự sống vì chúng ta yêu thương anh chị em mình. Ai không thương yêu vẫn ở trong cõi chết.” Tình yêu thương là bằng cớ đầu tiên của một người được tái sanh. Một bông trái khác của tâm linh là sự bình an. Rôma 5:1 nói, “Vì vậy, bởi được xưng công chính bởi đức tin, chúng ta được bình an ..” Câu này cho biết sự bình an là kết quả hay là bông trái của sự công chính nên chúng ta có thể đứng ngay thẳng trước mặt Chúa.
Tôi có thể đi hết danh sách chín bông trái tâm linh và tìm thấy đoạn và câu Kinh Thánh để chứng minh rằng mỗi một bông trái này là bông trái của tâm linh con người được tái tạo. Trái mọc ở nhánh. Các tín hữu là nhánh, và Chúa Jêsus là Cây Nho. Nhánh thì sanh ra bông trái khi nó hút nhựa sống từ Cây Nho (Giăng 15:1-7). Trái được ban cho nhằm mục đích thánh khiết và phẩm hạnh. Các ân tứ được ban cho nhằm mục đích quyền năng.
Bạn có thể thánh khiết mà không có quyền năng, và bạn có thể có quyền năng mà không thánh khiết. Dĩ nhiên, lý tưởng của Chúa cho bạn là có cả thánh khiết lẫn quyền năng.
Đây là điều Phao lô nói với người Côrinhtô về việc bước đi trong tình yêu thương: “Dù tôi nói được các thứ tiếng loài người và thiên sứ, nhưng không có tình yêu thương thì tôi chỉ như tiếng cồng khua vang hay chập chỏa inh ỏi” (1 Cô 13:1). Phao lô ý muốn nói, “Anh em có các ân tứ thuộc linh, nhưng các ân tứ là nói đến quyền năng còn bông trái là nói đến sự thánh khiết và phẩm hạnh.”
Tôi biết một số Cơ Đốc Nhân tuyệt vời – Cơ Đốc Nhân tận hiến – có bông trái thuộc linh dư dật nhưng không có quyền năng trong đời sống của họ. Tôi chưa hề thấy ân tứ siêu nhiên nào bày tỏ trong đời sống của họ. Ngược lại, tôi cũng biết những người có quyền năng của Chúa và có những sự bày tỏ các ân tứ thuộc linh. Nhưng họ không tăng trưởng về đời sống thuộc linh, và rõ ràng là họ cần tăng trưởng thêm bông trái của tâm linh trong đời sống của họ.
Bạn thấy đó, các em bé thuộc linh có thể có các ân tứ thuộc linh. Một người không cần phải là một Cơ Đốc Nhân trưởng thành thì Thánh Linh mới vận hành qua người đó trong các ân tứ Thánh Linh. Tôi có thể dễ dàng chứng minh điều này qua Kinh Thánh. Phao lô nói với tín hữu Côrinhtô rằng họ không thiếu một ân tứ nào (1 Cô 1:7). Tuy nhiên, sau đó ông gọi các Cơ Đốc Nhân này là những em bé thuộc linh (1 Cô 13:1).
Hãy suy nghĩ về điều này: Chúng ta đừng mong một cây con sinh ra trái. Chúng ta biết rằng cần thời gian để cho một cái cây cứng cáp đủ để sinh trái trên nhánh.
Vâng, điều này cũng đúng cho các Cơ Đốc Nhân non trẻ. Cần mất một thời gian để Cơ Đốc Nhân non trẻ bày tỏ bông trái Tâm Linh ở mức độ lớn hơn. Tuy nhiên, Cơ Đốc Nhân non trẻ có thể được đầy dẫy Thánh Linh và kinh nghiệm quyền năng siêu nhiên vận hành trong đời sống họ.
Nếu chúng ta thành thật, chúng ta tin chúng ta thảy đều phải nhìn nhận là chúng ta chưa trọn vẹn đủ trong bông trái tâm linh, dù chúng ta đã đi với Chúa bao lâu đi nữa. Chúng ta có thể là Cơ Đốc Nhân đầy dẫy Thánh Linh, nói tiếng lạ nhiều năm rồi. Nhưng ngay lúc chúng ta tự nhủ, Ôi nào! Mình đã sống thánh khiết! Mình kiểm soát được xác thịt! – lập tức hoàn cảnh khó chịu phát sinh, và chúng ta thấy mình cũng không được thánh khiết như mình nghĩ. Đây là lúc chúng ta nhận biết rằng chúng ta vẫn còn sống trong xác thịt và chúng ta vẫn còn tranh chiến với thân xác này.
[bs-quote quote=”Nhưng tôi phải áp dụng kỷ luật và khắc phục thân thể tôi, e rằng sau khi giảng dạy người khác, chính tôi lại bị loại chăng.” style=”style-19″ align=”center” author_job=”1 CÔ-RINH-TÔ 9:27″][/bs-quote]
Bạn thấy đó, sự nên thánh là một tiến trình, và chúng ta phải học kiểm soát thân thể. Khi Phao lô nói, “Tôi bắt thân thể tôi phải phục…” ông đang nói về việc bắt thân thể ông phục con người bề trong. Nói cách khác, Phao lô nói, “Thay vì để xác thịt kiểm soát tôi, tâm linh tôi phải kiểm soát xác thịt tôi.” Mặt khác, các Cơ Đốc Nhân xác thịt mà không để tâm linh kiểm soát xác thịt thì vẫn có thể đầy dẫy Thánh Linh. Thành thật mà nói, họ cần được đầy dẫy Thánh Linh hơn ai khác.
Bạn thấy đó, tiếng lạ chỉ là khởi đầu của mọi vấn đề – là cánh cửa vào lãnh vực quyền năng trong bước đường theo Chúa. Nhưng một khi bạn đã bước qua cánh cửa vào quyền năng siêu nhiên, thì bạn có phát triển về những việc của Thánh Linh hay không? Hay là bạn dừng lại cánh cửa ấy và không còn tăng trưởng thuộc linh gì nữa, như nhiều người đã làm?
Cá nhân tôi, trong nhiều năm tôi đã thấy trong chính đời sống và chức vụ của tôi là tôi càng cầu nguyện và thờ phượng Chúa trong tiếng lạ thì tôi càng kinh nghiệm sự bày tỏ các ân tứ thuộc linh trong đời sống tôi. Và tôi cũng thấy điều ngược lại cũng đúng: tôi càng ít nói tiếng lạ, tôi càng ít kinh nghiệm sự bày tỏ các ân tứ Thánh Linh.
Phao lô dạy các tín hữu phải ước ao các ân tứ thuộc linh và khao khát các ân tứ tốt nhất (1 Cô 12:31). Nhưng hãy nhớ – những lời này được viết cho những người đã nói tiếng lạ rồi!
Để kết luận, hãy để tôi lặp lại. Nói tiếng lạ là cánh cửa vào tất cả các ân tứ thuộc linh và sự trang bị siêu nhiên của Đức Chúa Trời dành cho bạn. Nhưng bạn không dừng tại cánh cửa! Hãy tiếp tục phát triển chính bạn cách đầy trọn trong sự trang bị thuộc linh khi bạn bước đi sâu nhiệm trong sự cầu nguyện.
Giá Trị Lớn Lao Của Việc Nói Tiếng Lạ
Theo ánh sáng của tất cả mục đích của việc nói tiếng lạ được nói đến trong Kinh Thánh, chúng ta có thể dễ thấy rằng mỗi mục đích này là nhằm ích lợi và tài bồi chúng ta. Vì thế, tôi ngạc nhiên là có người hỏi, “Nói tiếng lạ có được ích lợi gì đâu?” “Thưa chuyện với Chúa cách siêu nhiên như thế có giá trị gì không? Chắc chắn là có! Còn không thì Đức Chúa Trời đã không cung ứng phương tiện thông công siêu nhiên này! Nếu Đức Chúa Trời nói tiếng lạ gây dựng người nói, thì người nói cần khả năng siêu nhiên để tiếp sức cho người đó trong Thánh Linh. Cho dù một tín hữu có cảm thấy hay không cảm thấy hay không, thì khi người đó nói tiếng lạ, người đó cũng được gây dựng.
Và nếu Đức Chúa Trời nói tiếng lạ là giá trị, thì nói chắc hẳn là có giá trị lớn lao và lạ lùng – vượt quá bất cứ điều gì chúng ta có thể tưởng tượng hay kinh nghiệm ở trong Ngài.