Nỗi Sợ Hãi Phi Lý Còn Chết Người Hơn Cả Virus

Share

Hầu hết nỗi sợ hãi đều được các chính phủ và các đồng minh của họ gây ra trên các phương tiện truyền thông đại chúng và Big Tech, những người luôn trấn áp những ý kiến ​​trái chiều. Vì vậy, hãy hiểu rằng khi bạn chỉ nghe một luồng ý kiến ​​và ý kiến ​​đó được thiết kế để khiến bạn sợ hãi, thì rất có thể nỗi sợ hãi của bạn là phi lý.

Franklin Roosevelt, tổng thống tại vị lâu nhất của Hoa Kỳ, đã từng có câu nói nổi tiếng rằng: “Điều duy nhất mà chúng ta nên sợ hãi là nỗi sợ của chính mình”.

Thử hỏi rằng ngày nay liệu có nhà lãnh đạo thế giới nào sẽ hoặc có thể nói như vậy không. 

Chúng ta đang sống trong Thời đại của Sợ hãi.

Cả đời tôi, tôi nghĩ rằng yêu và ghét là hai thứ tình cảm mạnh mẽ nhất của con người.

Nhưng với những sự kiện xảy ra gần đây, tôi đã thay đổi suy nghĩ của mình.

Bây giờ tôi hiểu rằng đối với hầu hết mọi người, sợ hãi là cảm xúc mạnh mẽ nhất.

Trên thực tế, tôi nhận ra rằng có thể khiến mọi người làm bất cứ điều gì nếu bạn khiến họ đủ sợ hãi. Cụ thể là sự nỗi hãi phi lý.

Ví dụ, sợ hãi về COVID-19, là hợp lý. Nhưng các phương tiện truyền thông và chính phủ đã gây ra những nỗi sợ hãi phi lý. Đó là lý do tại sao hàng triệu người khỏe mạnh ở trong nhà từ cả một năm hoặc hơn, tại sao rất nhiều người đeo khẩu trang khi đi bộ hoặc ngồi một mình ngoài trời, và tại sao rất nhiều bậc cha mẹ không cho phép con nhỏ của họ chơi với những đứa trẻ khác trong cả năm hoặc lâu hơn, mặc dù tỷ lệ tử vong do COVID-19 ở trẻ em thấp hơn đáng kể so với tỷ lệ tử vong do cúm ở trẻ em.

Tất cả những điều này là do sự sợ hãi phi lý. Hóa ra sợ hãi không chỉ mạnh hơn yêu và ghét; ở hầu hết mọi người, nó thậm chí còn mạnh hơn lý trí. Và khi nó xuất hiện, nó có sức tàn phá lớn hơn – đối với cá nhân và xã hội – hơn là nỗi sợ hãi lý trí.

Vậy sợ hãi lý trí là gì? Khi một người lính lo sợ ra chiến trường, đó là (nỗi sợ hãi) lý trí. 

Những người lính không thể để nỗi sợ hãi kiểm soát hành vi của họ, nhưng nỗi sợ hãi của họ không phải là phi lý. Nếu một kẻ khủng bố chĩa súng vào bạn, bạn cảm thấy sợ hãi là điều có lý trí. Nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh ung thư, bạn trải qua nỗi sợ hãi cũng là điều hợp lý.

Sợ hãi lý trí không nhất thiết là một điều xấu. Còn nỗi sợ hãi phi lý sẽ gây tổn hại lớn nhất — cho chính bạn, cho người khác và cho toàn xã hội.

Các phiên tòa xét xử phù thủy Salem vào thế kỷ 17 là minh chứng cho nỗi sợ hãi phi lý dẫn đến tội ác: giết hại những phụ nữ được cho là phù thủy.

(Các phiên tòa xét xử phù thủy Salem là một loạt các phiên xét xử và truy tố những người bị buộc tội là phù thủy ở Massachusetts thuộc địa từ tháng 2 năm 1692 đến tháng 5 năm 1693. Hơn hai trăm người đã bị buộc tội. Ba mươi người bị kết tội, mười chín người trong số họ đã bị xử tử bằng cách treo cổ).

pastedGraphic.png
Bức tranh “Examination of a Witch” (Xét xử một phù thủy) của T. H. Matteson, lấy cảm hứng từ các phiên tòa Salem. (Ảnh: Wikipedia)

Bạn có thể nghĩ rằng sự Khai sáng của thế kỷ 18, với sự tập trung vào lý trí và khoa học, sẽ khiến nỗi sợ hãi phi lý giảm đi đáng kể.

Nhưng không phải vậy.

Hãy dẫn chứng một số ví dụ, không biết có bao nhiêu người Mỹ (nhưng chắc chắn là không nhỏ) – thường là những người được giáo dục tốt nhất – đã cấm cha mẹ gặp cháu của họ, chỉ vì ông bà hoặc các cháu chưa được tiêm phòng. Họ đã làm điều này mặc dù thực tế là số trẻ em bị nhiễm COVID-19 gần bằng 0 và mặc dù thực tế là có rất ít trường hợp trẻ em lây nhiễm cho người lớn.

Ngược lại, Thụy Điển vẫn mở cửa trường học cho tất cả học sinh dưới 16 tuổi trong suốt thời gian xảy ra đại dịch, và các nghiên cứu đã xác nhận rằng nguy cơ giáo viên Thụy Điển lây nhiễm bệnh cho học sinh là cực kỳ thấp. 

Đó là sức mạnh của nỗi sợ hãi phi lý.

Hãy lấy một ví dụ hiện đại khác, nhiều người đã quyết định không sinh con vì họ sợ rằng sự nóng lên của Trái Đất là một “mối đe dọa hiện hữu” đối với sự sống. Giờ đây, lo ngại về biến đổi khí hậu là điều hợp lý, nhưng thật phi lý khi (quyết định) không có con vì điều đó. Và nó thậm chí còn phi lý hơn. Cha mẹ của họ thường ủng hộ quyết định này, mặc dù họ vô cùng khao khát được làm ông bà.

Nỗi sợ hãi phi lý cũng là một nguồn gốc chính của sự hận thù. Mọi người thường ghét những gì họ sợ hãi. Chính nỗi sợ hãi phi lý của người Đức đối với người Do Thái – những người chỉ chiếm chưa đến 1% dân số Đức – đã dẫn đến cuộc diệt chủng tàn ác được gọi là Holocaust.

pastedGraphic_1.png
Cuộc diệt chủng Holocaust đã dẫn tới cái chết của khoảng 6 triệu người Do Thái. Ảnh người Do Thái Hungary bị lính Đức lựa chọn để đưa tới phòng hơi ngạt tại trại tập trung Auschwitz, tháng 5 năm 1944. (Ảnh: Wikipedia)

Với sức mạnh khủng khiếp của nỗi sợ hãi, bạn có thể làm gì để giảm bớt nỗi sợ hãi?

Điều đầu tiên bạn phải làm là xác định xem nỗi sợ hãi của bạn là hợp lý hay phi lý.

Và điều đó chỉ có thể đạt được bằng cách nghiên cứu kỹ lưỡng vấn đề (gây ra nỗi sợ hãi) – bất kể đó là gì: sự nóng lên toàn cầu, đại dịch, phân biệt chủng tộc hay bất kỳ chủ đề gây chia rẽ nào khác.

Ví dụ, người da đen được cho là sợ cảnh sát da trắng vì cảnh sát da trắng phân biệt chủng tộc và muốn làm hại họ. Đây phần lớn là một nỗi sợ hãi phi lý. Có tài liệu cho thấy rằng trong bất kỳ năm nào gần đây, số lượng người Mỹ da đen không có vũ khí bị cảnh sát giết hại là dưới 20 người — và gần như tất cả họ đều đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng của những cảnh sát này.

Một ví dụ khác: Các nhà khoa học đáng tin cậy và các chuyên gia khác thừa nhận rằng hiện tượng nóng lên toàn cầu đang diễn ra, nhưng nó không phải là mối đe dọa hiện hữu đối với sự sống. Tuy vậy, họ đã bị bác bỏ là “phản khoa học” và quan điểm của họ bị đàn áp. Nhưng hãy đọc chúng, và nhiều nỗi sợ hãi của bạn sẽ được xoa dịu. (Bạn thậm chí có thể quyết định có con).

Hầu hết nỗi sợ hãi đều được các chính phủ và các đồng minh của họ gây ra trên các phương tiện truyền thông đại chúng và Big Tech, những người luôn trấn áp những ý kiến ​​trái chiều. Vì vậy, hãy hiểu rằng khi bạn chỉ nghe một luồng ý kiến ​​và ý kiến ​​đó được thiết kế để khiến bạn sợ hãi, thì rất có thể nỗi sợ hãi của bạn là phi lý.

Xác định xem nỗi sợ hãi của bạn là hợp lý hay phi lý là một trong những điều quan trọng nhất bạn nên làm. Chất lượng cuộc sống cá nhân và xã hội của bạn phụ thuộc vào khả năng phán đoán này.

(Bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTD Việt Nam).

Giới thiệu về tác giả:

Dennis Prager là nhà văn, người dẫn chương trình tọa đàm trên đài phát thanh người Mỹ.

 

(Nguồn: ntdvn.net)

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan