Sáu Câu Hỏi Chính Yếu Về Bài Giảng Trước Khi Bạn Giảng

Share

Trước khi giảng bài tiếp theo, bạn hãy dành thời gian để trả lời sáu câu hỏi này. Nếu bạn làm như vậy, bạn sẽ sáng tỏ hơn về nội dung của sứ điệp của mình và hội chúng sẽ được rõ ràng hơn về những sự áp dụng mà họ được mong đợi từ bài giảng.

Do đó, thưa quý mục sư, hãy nắm lấy bài giảng của bạn và cầu xin Chúa ban cho bạn sự khôn ngoan khi xem xét thật kỹ những câu hỏi này.

1. Năm phút đầu gây hứng thú về bài chia sẻ của tôi là gì?

Nếu bạn theo sát kết cấu chặt chẽ của bài giảng của chúng tôi, bạn sẽ biết rằng bạn đang đặt câu hỏi về phần khởi đầu bài giảng của bạn.

Chúng ta muốn định giá liệu năm phút đầu tiên của chúng ta có làm cho hội chúng nán lại và quan tâm đến những gì chúng ta sắp chia sẻ hay không. Điều này có thể được thực hiện bằng một câu chuyện cá nhân thú vị, một sự kiện thực tế gây sốc hoặc một câu chuyện đùa có liên quan đến bài giàng. Bất luận phần giới thiệu của bạn có chứa đựng điều gì, hãy đảm bảo rằng nó thật hấp dẫn (và rõ ràng nó phải được kết nối với phần còn lại của bài giảng). Nhưng phải lưu ý, việc gây hứng thú chỉ để hứng thú suông mà thôi thì thật vô nghĩa.

2. Tôi có bày tỏ được tầm quan trọng của chủ đề không?

Tiếp theo, chuyển đến phần gay cấn của bài giảng, phần mà chúng ta chuyển từ sự hứng thú sang tính quan trọng và định thời gian để đào sâu vào Kinh thánh.

Ở đây chúng ta muốn đưa ra nan đề mà chúng ta phải đối mặt khi đến với phần kinh thánh sắp giảng. Chúng ta chỉ đơn giản như mồi nước cho máy bơm để tiến vào đoạn văn Kinh Thánh mà chúng ta sẽ xem xét. Ví dụ: nếu bạn đang giảng về Ga-la-ti 6:2 (hãy mang gánh nặng cho nhau …) bạn có thể nói về sự căng thẳng giữa việc biết rằng chúng ta cần chia sẻ những gì chúng ta đang trải qua với người khác, nhưng đồng thời cũng sợ về những điều mà người ta có thể làm với những thông tin chúng ta chia sẻ. Đó là một rắc rối có thể được giải quyết ngay khi bạn di chuyển vào mạch văn của Kinh Thánh; đó là con đường hai chiều, và khi mang lấy gánh nặng cho nhau, chúng ta làm trọn luật của Đấng Christ.

3. Tôi có đưa ra một bức tranh hoàn chỉnh về lẽ thật không?

Chúng ta gọi đây là phần lẽ thật của bài giảng. Đây là nơi chúng ta lặng sâu vào đoạn văn Thánh Kinh mà chúng ta đang tập trung, hãy giải thích Kinh thánh cách tốt nhất và giúp hội chúng bám vào mạch văn Kinh Thánh. Hãy giúp họ nhìn thấy được những gì mà những thính giả ban đầu đã thấy về nghĩa hẹp. Giúp họ cảm nhận những gì mà những người trước kia đã cảm nhận.

Khi chúng ta đặt câu hỏi này, chúng ta thực sự muốn lượng giá liệu chúng ta có giải thích đúng với ý nghĩa ban đầu đã định, đưa phần Kinh Thánh đang cắt nghĩa vào ý nghĩa bao quát của Kinh thánh và rao giảng Phúc Âm sát mạch văn (đây là phương cách bất di bất dịch trong việc rao giảng Phúc Âm).

4. Điều này liên quan đến đến cuộc sống hiện tại của chúng ta ở điểm nào?

Đây là phần áp dụng. Chúng ta muốn di chuyển từ ý nghĩa dự định ban đầu bằng cách sử dụng thuật giải kinh và chuyển sang cách mà phần kinh thánh này liên hệ đến lối sống hằng ngày của chúng ta.

Ở đây chúng ta muốn giúp mọi người thấy rằng Kinh thánh nói trực tiếp đến cuộc sống của chúng ta một cách thân tình. Lẽ thật của Đức Chúa Trời rất đúng lúc, kịp thời và sống mãi theo thời gian. Ở đây, chúng ta bắt đầu chuyển sang lẽ thật không nhuộm màu thời gian đó để đẩy chúng ta đến chổ đáp ứng. Chúng ta bày tỏ những phản ứng cách tổng quát và chia sẻ ý tưởng lớn/điểm mấu chốt/điểm chính của bài giảng của chúng ta tại đây.

5. Đâu là một hình ảnh đầy quyền năng?

Cụ thể, chúng ta muốn truyền cảm hứng qua việc liên tưởng hoặc cho thấy cuộc đời sẽ như thế nào nếu chúng ta cho phép Đức Chúa Trời thực hiện công việc mà phần kinh thánh đó nói đến trong chúng ta(hoặc đáp ứng với phần kinh thánh đó theo một cách nhất định hoặc hành động—ví dụ như mang gánh nặng cho nhau).

Tại đây, mục tiêu của chúng ta là đặt bước chân vào tương lai. Nếu Đức Chúa Trời dùng bài giảng này để làm điều gì đó trong chúng ta, thì điều này trông như thế nào? Hãy giúp mọi người nhìn thấy điều đó!

6. Điều gì nên sẽ xảy ra bây giờ?

Đối diện với thực tế, chúng ta sẽ đi đâu? Chúng ta đi như thế nào? Điều gì xảy ra bây giờ? Chúng ta muốn giúp mọi người hành động. Chúng ta nên luôn luôn kêu gọi mọi người hành động, đáp ứng với các bài giảng của chúng ta.

Hãy đến cùng Đức Chúa Trời trong lời cầu nguyện và cầu xin Ngài ban cho sự khôn ngoan để thực hiện ở bước này. Nếu ai đó phải hành động vào sáng Thứ Hai để đáp ứng lại với bài giảng, hành động đó sẽ như thế nào? Hãy cụ thể.

Câu hỏi nào về bài giảng trước mà bạn đã hỏi trước khi giảng bài mới?

 

(Nguồn: churchleaders.com)

Dịch: David Tô

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan