Tám Thái Độ Phá Hư Những Cơ Hội Làm Chứng Trên Mạng

Share

Chúng ta sống trong một thế giới bị dồn dập tràn ngập bởi những phát triển kỹ thuật, và thói quen của chúng ta bị hình thành trước khi chúng ta ngừng lại để suy nghĩ những tiến bộ và ứng dụng này có thật là ích lợi không.

Trong một nghiên cứu về sự lành mạnh của những người trẻ Hoa Kỳ (được đo lường bằng lòng tự trọng, cuộc sống thỏa lòng và sự vui mừng), các nhà tâm lý khám phá ra một đường xuống dốc đáng ngại bắt đầu xảy ra từ sau năm 2012.

Khi tra xét những nguyên nhân sâu xa, các nhà nghiên cứu thấy rằng sự gia tăng xử dụng điện thoại khôn ngoan của các thanh thiếu niên dường như là một nhân tố đóng góp vào đường hướng xuống dốc này. Họ ghi nhận được là các thanh thiếu niên dùng nhiều thời giờ hơn để dự vào những hoạt động trên màn hình (thí dụ như mạng xã hội, internet, nhắn tin và chơi game – sẽ có những mức lành mạnh tâm lý thấp hơn. Mặt khác, các em biết giới hạn xử dụng và thường xuyên tham gia những sinh hoạt không ở trên màn hình như là liên hệ gặp gỡ xã hội, thể thao hay thể dục, làm bài tập và đi tham dự các sinh hoạt hội thánh có mức tâm lý lành mạnh cao hơn. 

Tóm lại, xử dụng các phương tiện kỹ thuật có một tác động tiêu cực đáng kể trên con em của chúng ta. Tôi không có ý nói rằng chúng ta phải quay trở lại với thời kỳ dùng điện thoại đường giây hay chim bồ câu đưa thư, nhưng thật đáng cho chúng ta xem xét về kỹ thuật đang tạo khuôn chúng ta như thế nào.

Cơ đốc nhân thường có những thói quen xấu như mọi người khác và chúng không chỉ làm hư hại sự lành mạnh cũng như các quan hệ cũa họ, nhưng cũng làm hại cả sức sống tâm linh và năng lực làm chứng của họ.

Có một số loại Cơ đốc nhân có những thái độ trên mạng làm tổn thương sự làm chứng của chúng ta. Chúng không hẳn là tạo sức làm hư hoại như nhau, nhưng chúng đem theo những rủi ro bên trong chúng mà chúng ta cần hiểu biết. Dù tôi có thể nghĩ đến nhiều người lãnh đạo Cơ đốc đang ở trong những “nhóm loại” này, mục tiêu của tôi không phải là kêu gọi các vị đặc biệt đó hãy làm gương. Thực tế là ở trong hội thánh, có nhiều mục sư, nhà thần học và sinh viên, trưởng lão và người tiếp tân đang rơi vào trong những khuôn mẫu này. 

Chúng ta cần nhắm vào những “nhóm loại” của những người gây khó khăn cho hội thánh, nhưng tôi khích lệ quý vị suy gẫm về những “nhóm loại” này trong hai cách Thứ nhất, những người mà quý vị cho phép họ ảnh hưởng đến mình là ở trong “nhóm loại” nào? mục đích phân loại những con người? Thứ hai, quý vị thích ứng ở đâu?

1/ NHÓM NHỮNG KẺ CHO LÀ HỌ BỊ RUỒNG BỎ VÀ PHẢI TRẢ THÙ

Mỗi truyền thống đều có mặt họ. Họ là cựu thành viên của hội thánh Công Giáo, Tin Lành, Cải Chánh vv. Họ xếp hàng để nói với thế giới về mọi chuyện sai trật trong hội thánh cũ của họ, nói ra chỗ công cộng những thông tin riêng tư tế nhị, và tùy theo người nghe là ai mà theo đó họ kể câu chuyện khác đi. Bởi một lý do nào đó, vì họ đã đến với những chương trình huấn luyện trong nhiều năm, họ tự cho là hiểu hết mọi chuyện bên trong bên ngoài của cộng đồng thần học. Sự thật đáng buồn là chúng ta thường coi những kẻ bỏ đi mang theo lòng thù hận như thế này như là một người đại diện không chính thức của một cộng đồng nào đó, để đối thoại với cộng đồng này.

Chúng ta dễ nói những câu như thế này:

–Tại sao tôi cần nói trực tiếp với người Công Giáo về điều họ tin khi mà một người cựu Công Giáo (nhưng đầy thành kiến!) sẽ cho tôi biết về đức tin của họ? 

–Cảm ơn Chúa làm sao khi tôi không phải đối thoại với những người tin lành chống người đồng tính! 

–Tôi có nữa tá những người cải đạo sang Cải Chánh chính mạch qua đường điện thoại bấm tự động để nghe phát thanh tin lành!

2/ CON GÀ LUÔN LUÔN MỔ XUỐNG

Những con gà con mổ xuống không ngừng. Với những Cơ đốc nhân này, mọi sự luôn luôn là xấu nhất. Cho dù đó là xã hội, hội thánh hay chính trị. Họ luôn luôn thấy ra những điều tiêu cực. Bất cứ khi nào một cộng đồng mà họ không thích nói lên một quan tâm, họ bác bỏ coi điều đó không có gì là ảnh hưởng. Bất cứ khi nào một vị lãnh đạo mà họ phê phán bước đi một bước trong đường hướng phải lẽ, họ vạch ra rằng điều đó không đủ. Dường như là họ không bước ra để xây những cái cầu nối nhưng để đòi hỏi một sự thua cuộc vô điều kiện. Họ rối loạn giữa thế nào là “tính tiên tri” và thế nào là con gà chỉ biết mổ xuống liên tục.

3/ NGƯỜI SĂN LÙNG SỰ TRANH CÃI

Những Cơ đốc nhân này săn lùng cho ra được có chút gì tà giáo, có chút gì xì-căng-đan, có chút gì sai trật để đánh bổ vào đó. Chẳng chút nào suy nghĩ về việc có phải điều họ nói là xây dựng tốt lành. Ý của họ là làm sao tạo ra càng nhiều sự chú ý càng tốt. Họ biết rằng những câu hỏi mà họ luôn tự hỏi chính mình là, Những điều gì sẽ khiến tôi được hâm mộ hay xem đến? Và đó là dựa trên mức độ bất bình mà họ có thể khuấy động nên!

4/ GUỒNG MÁY CHÂM NGÔN

Có lẽ vì sợ có thể làm khuấy động đám đông, một số Cơ đốc nhân chỉ biết ngồi yên bên lề. Không ngừng đưa lên tweeter những câu Kinh Thánh và những trích dẫn từ các Mục sư họ ưa thích. Họ giống như là chờ thời cơ hơn là thật sự chú tâm vào việc đối thoại với những người khác. Dường như họ đang tháo chạy trong sự rối loạn và sợ hãi. Điều này không luôn luôn làm tổn thương người khác nhưng tôi cũng không tin là nó giúp ích được gì cho ai.

5/ NGƯỜI TRANH CHIẾN VĂN HÓA

Nhiều Cơ đốc nhân bị “bầm giập” vì nổi lên bảo vệ văn hóa bằng cái giá tin lành. Những người này có khuynh hướng tranh chiến với quan điểm nâng cấp cộng đồng hay truyền thống của họ thành đức tin. 

Kết quả là khi họ lao vào những tranh biện về xã hội và văn hóa như là mức thuế tối thiểu, họ đem vào đó hết cả lòng nhiệt thành đáng lẽ phải để dành cho tin lành!

6/ NGƯỜI VÁ ĐẮP TÀ GIÁO

Có những người ra vẻ như là có quan tâm với những tà giáo trong lịch sử hội thánh nhưng không có thời giờ để khảo cứu chúng. Họ muốn “chơi giỡn” với luận thuyết Marcionism nói rằng Đức Chúa Trời của Tân Ước không giống Đức Chúa Trời của Cựu Ước hay với luận thuyết Đức Con do Đức Cha sáng tạo nên không bình đẳng với Cha. Họ cầu đến một diễn giả nam mặc áo vét lịch sự hay một diễn giả nữ đội nón sang trọng là những người nổi tiếng với những lời hạ giảm lẽ đạo xuống thành những khẩu hiệu thu hút. Đừng lo vì trên mạng có đầy những “nhà lãnh đạo” sẵn sàng cho quý vị những cách hội thánh tiếp nhận Chúa Giê-su hay Kinh Thánh sai trật trong 2000 năm qua và cách mà họ đã chỉnh sửa mọi sự lại cho đúng. 

Lẽ thật là đức tin Cơ đốc lịch sử đã đứng vững trong bao nhiêu thế kỷ, và Đức Chúa Trời đang kêu gọi chúng ta đến với những công vụ thánh hóa cá nhân thường là khó và khó hiểu trong con mắt con người chúng ta, và đến với những sứ mạng cộng đồng mà họ không muốn dự phần vào!

7/ NGƯỜI PHÁT TIN HUNG HĂNG THỤ ĐỘNG

Có một luật là với mỗi một diễn đàn cho sự tranh đấu và bất đồng, những người hung hăng thụ động sẽ tìm cách nào đó để bẻ cong sự việc theo ý họ. Sự nổi lên của cái gọi là “Twitter ngoài luồng” là bằng chứng của chuyện này. 

Bằng cách không trực tiếp đến với đối tượng mà họ giận dữ, những người “twitter hung hăng thụ động” tưởng rằng họ đã tránh được cuộc chiến trực tiếp với người mà họ muốn phê phán. Những cách nhập cuộc gián tiếp này nổi lên từ lòng kiêu hãnh không một chút cảm thông với người mà twitter của họ phản đối. Họ muốn được tiếng tốt cho sự bào chữa hay phê phán một người khác mà không cần phải bỏ công sức hay chịu trách nhiệm khi phải trực tiếp vào cuộc tranh luận.

8/ NGƯỜI BỊ CHÍNH TRỊ ÁM ẢNH

Quý vị có một người bạn cứ làm mọi chuyện trở nên chính trị? Cho dù đó là Cộng Hòa hay Dân Chủ, Tự Do hay Cộng Sản. Ngày nay trên mạng thường cứ như là một căn phòng đầy những người như vậy. Trang Facebook của họ chất đầy những bình luận chính trị, và họ luôn luôn là người đầu tiên gửi lên những diễn dịch của họ về những sự cố lớn. Cho dù họ có quan điểm “tiến trình” hay “bảo thủ” họ đan dệt niềm tin chính trị của họ với thần học như là một phương cách để chứng minh rằng ai bất đồng với họ là bất đồng với Đức Chúa Trời.

Danh mục của những loại này thật ít khi mà không đầy dẫy trên mạng. Cách mà họ dự phần vào qua phương tiện kỹ thuật có thể ra vẻ là làm tốt, và họ tin rằng họ đang đóng góp cho vương quốc, nhưng cuối dùng, thật ra là họ chỉ nuôi dưỡng sự thù ghét. 

Điểm chính yếu là kỹ thuật không chứa điều tốt hay xấu. Nó chỉ là một dụng cụ mà Chúa ban cho và trở nên càng lúc càng có quyền lực. Nó có thể mở đường cho công vụ của tin lành: hỗ trợ mục vụ mở hội thánh, đem sự cứu trợ đến cho người nghèo khó, khích lệ những người đang suy sụp và trang bị các thánh đồ cho mục vụ. Nhưng nó cũng có thể trở nên, như trường hợp của Tháp Ba-bên, là một nguồn của sự kiêu ngạo có sức cám dỗ chúng ta đặt lòng tin cậy vào sự khôn khéo của con người. Ở đây không có nghĩa là chúng ta phải bỏ đi kỹ thuật. Đơn giản là chúng ta cần kiểm soát những dụng cụ này thay vì để cho chúng làm chủ chúng ta. Chúng ta cần sẵn sàng thấy chính chúng ta là những thí dụ của sự phẩn nộ, nhận biết rằng đây không phải là sự kêu gọi của một người tin kính và đặt ra những khuôn mẫu cho sự hủy diệt cái tôi và cộng đồng cho danh nghĩa tin lành.

 

Nephtali

(Lược dịch theo: outreachmagazine.com) 

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan