Bạn có biết là sự lây nhiễm vi-rút corona bị kết nối với việc mở rộng mạng 5G không? Bạn có thể đọc trên internet. Chỉ cần vào google tìm.
Đó không phải là sự thật. Vâng, nó là một giả thuyết bạn có thể đọc biết, nhưng không đâu, nó không phải là sự thật.
Trong thời đại internet ngày nay, với tình trạng đại dịch, có hàng núi thông tin và sự thiếu vắng đau đớn của sự khôn ngoan. Nhiều người vốn rất khôn ngoan lại chấp nhận những ý tưởng không được minh chứng, những thông tin trích ra khỏi mạch văn hay đơn giản là những thông tin giả, và sau đó loan truyền chúng ra với lòng sốt sắng làm chứng qua những đường chuyền mạng xã hội khác nhau.
Dĩ nhiên là vấn đề này đã luôn xảy ra trước cơn đại dịch.
Là một giáo sư, làm việc với các sinh viên hậu đại học, tôi luôn giới thiệu cuốn sách kinh điển của Mortimer Adler “Cách Đọc Sách” (How to Read a Book) có tựa đề phụ là: “Hướng Dẫn Kinh Điển Về Đọc Một Cách Tri Thức.” Bí quyết đọc một cách tri thức.
Adler đưa ra bốn câu hỏi mà mỗi một người đọc cần hỏi:
1/ Toàn bộ cuốn sách nói về điều gì?
2/ Những điều gì được nói đến một cách chi tiết?
3/ Cuốn sách nói toàn bộ hay chỉ một phần sự thật?
4/ Sự thật đó là gì?
Bốn câu hỏi này có thể áp dụng cho bất cứ trang mạng, podcast, blog hay bài viết đăng lên. Quan trọng đặc biệt là câu hỏi thứ ba. Nó đúng là một trường hợp được làm rõ ràng. Đúng là có sự trình bày thuyết phục. Đúng là nó đưa ra những sự kiện hay “những con số thống kê.” Đúng là nó vận hành đúng với sự ưa thích của bạn. Nhưng đó không có nghĩa rằng nó là thật.
Và sự thật không có tính chủ quan – chúng ta không thể nói, “Điều là thật với anh chỉ là thật với anh, và điều là thật với tôi là thật với tôi.” Nếu chúng ta nói “Trời đang mưa,” thì đây không là điều thuộc về có nhiều quan điểm. Vấn đề không phải là có hay không có một ai đó cảm thấy trời mưa, cũng không phải là họ muốn có mưa. Bước ra khỏi nhà của bạn và nhìn xem trời có mưa hay không.
Đây là bản chất của sự thật khách quan và nó là vấn đề. Ngay cả một người hoài nghi cứng rắn như Sigmund Freud cũng phải giữ quan điểm là nếu “điều chúng ta tin thật là một vấn đề chẳng đáng phân biện thì chúng ta có thể xây những cây cầu bằng giấy mà nghĩ như là xây chúng bằng đá, hay chích một phần mười gờ ram thuốc phiện morphia vào một bệnh nhân thay vì một phần trăm, hay nhận lấy hơi lựu đạn cay như là một thứ thuốc để nghiện thay vì chất gây mê ê-te.”
Khi đọc những thông tin hay tài liệu trên internet, có 3 nguyên tắc rất quan trọng cần phải bám theo:
Nguyên Tắc Thứ 1: Phân Biện Ra Nghị Trình
Đây là điều dễ nhận ra ngay.
Nếu một trường hợp được làm nên để ủng hộ hay chống lại một điều nào đó, nó luôn luôn rõ ràng. Điều quan trọng là phải nhớ nghị trình của nó. Nếu một ai đó làm nên một trường hợp cho một điều gì, họ đang làm nghị trình đó – trình bày trường hợp của họ. Nhưng cũng như ở nơi tòa án luật pháp, nó có tính thuyết phục cho đến khi bạn nghe được hồ sơ được làm để chống lại nó. Tại sao? Bởi vì thường thì bất cứ ai làm nên “hồ sơ” của họ sẽ không đưa ra những bằng chứng có thể nghịch lại nó hay đặt ra những câu hỏi về nó. Nếu họ muốn bạn làm điều gì, tin hay tránh điều gì, bạn phải nhận thức rằng họ muốn bạn làm, tin hay tránh điều đó, bạn phải nhận thức được điều họ muốn bạn làm. Cũng như với những vụ lớn tiếng bán đồ rẻ, đừng quên là họ hết sức muốn bạn mua những gì họ đang bán.
Nguyên Tắc Thứ 2: Hãy Xem Xét Nguồn Tin.
Chúng ta đang sống trong thời kỳ của sự nghi ngờ.
Một số người không tin chính quyền, một số khác không tin giới chức y tế, những người khác không tin những cơ chế giáo dục, nhiều người khác nửa không tin giới truyền thông. Thế nên khi một người nói, “hãy xem xét nguồn,” phản ứng đầu tiên của bản năng có lẽ là bác bỏ ngay những gì bạn nghi ngờ. Trong một thế giới phân cực sâu sắc và chia rẻ sâu đậm, đây hầu như là một đặc tính bản năng.
Nhưng nó cũng đánh vào cảm xúc đối nghịch với sự hiểu biết. Sự thật rõ ràng là có những người và tổ chức cống hiến đời sống của họ cho một chủ đề hay lãnh vực cá biệt. Và có những người không như vậy.
Nên mạnh mẽ cứu xét những người có học vấn, trãi nghiệm, khả tín và lý lịch tốt nhất để nói về vấn đề. Vâng, có thể có một quan điểm “dòng chính mạch” mà bạn muốn bác bỏ dựa theo sự bày tỏ của quan điểm thiểu số chống lại, nhưng đừng quên rằng những quan điểm chính mạch trên những vấn đề khác nhau trở thành chính mạch vì chúng có lý do.
Sự hấp dẫn của cái gọi là những quan điểm “bên lề” là bạn biết một số điều mà thế giới không biết, hay đây là thông tin bị “che dấu đi.” Sự thu hút của một thuyết âm mưu mạnh đặc biệt khi bạn cảm thấy bất lực. Nhưng một lần nửa, đây là cảm xúc đang hoạt động hơn là sự hiểu biết.
Nguyên Tắc Thứ 3: Hãy Tránh Khói Mù Che Mắt.
Chúng ta phải thành thật. Nếu chúng ta muốn tin hay làm điều gì, chúng ta sẽ tìm những gì để xác định điều đó là phải tin hay phải làm. Chúng ta gom lại những tiếng nói xác định sự chọn lựa của chúng ta và chúng ta bác bỏ những điều không làm như vậy. Internet phục vụ điều này, cho phép chúng ta tìm những trang xác định hay phục vụ làm mạnh tham muốn của chúng ta để làm hay tin điều đó.
Điều này dựng nên điều mà giáo sư Đại Học Chicago Cass Sunstein họi là “Cái Tôi Nhật Báo” – một thế giới chúng ta tạo nên là nơi để chúng ta chỉ thấy những phân cảnh thể thao nổi bật của đội mà chúng ta ưa thích, chỉ đọc những vấn đề nói đến những quyền lợi của chúng ta và dự phần vào những bài viết mà chúng ta đồng ý với. Những thông tin được cá nhân hóa ở mức cao theo sự ưa thích của chúng ta bảo vệ chúng ta khỏi va chạm với những gì thách thức suy nghĩ của chúng ta hay làm chúng ta khó chịu. Khi chúng ta bỏ đi không xét đến chúng thì chúng ta bắt đầu chỉ đi theo tiếng nói riêng của mình.
Vì vậy hãy bắt lấy những tiện nghi của internet và tất cả những gì mà nó cung cấp. Chỉ hãy nhớ một điều: Đừng lấy ý riêng của bạn làm sự thật tiêu chuẩn để bác bỏ những điều khác hay ngược lại với nó.
Nguyễn Trọng
(Lược dịch theo: outreachmagazine.com)