Tám cách mà cuộc khủng hoảng hiện nay có thể giúp chúng ta dẫn dắt sự thay đổi trong chính chúng ta và trong các Hội Thánh của chúng ta.
Khủng hoảng về cơ bản là những gì đã chuyển dịch Hội Thánh từ chỗ tập trung lại thành được trải ra khắp nơi. Điều này đã xảy ra vào thời kì đầu của Hội Thánh và nó dường như lại xảy ra một lần nữa ở giữa đại dịch Covid-19. Khi tôi cầu nguyện cho sự chữa lành trong vùng đất của chúng tôi, tôi cũng đang tìm kiếm cách nhận ra những gì Chúa đang phán ngay chính giữa thời điểm của tất cả những điều này, và những gì Chúa sẽ cho chúng tôi làm trên cương vị lãnh đạo trong Hội Thánh cả hiện tại và trong tương lai.
Nguyên mẫu cho sự thay đổi nhanh chóng thông qua khủng hoảng được tìm thấy trong sách Công-vụ từ đoạn 1-8. Trong Công-vụ 1:7, Chúa Giê-xu hứa ban Đức Thánh Linh, Đấng sẽ ban năng quyền cho những ai tin để trở thành những người làm chứng tại Giê-ru-sa-lem, xứ Giu-đê, xứ Sa-ma-ri và những nơi xa xôi nhất trên thế giới. Tuy nhiên, Hội Thánh vẫn tập trung tại Giê-ru-sa-lem từ chương 2, khi Đức Thánh Linh giáng lâm trong Ngày Lễ Ngũ Tuần cho đến chương 7, khi Ê-tiên bị ném đá. Chỉ trong đoạn 8:1, khi cuộc đàn áp bắt bớ hoàn toàn của Hội Thánh được bắt đầu, lúc đó Hội Thánh được trải ra đến Giu-đê và Sa-ma-ri và cuối cùng là những nơi xa xôi nhất trên thế giới.
Cũng như tôi tin rằng Chúa đã không ra ý định bắt bớ những tín đồ đầu tiên đó, mà đúng hơn là Thiên Chúa đã mua chuộc lấy sự bắt bớ đó để tiếp tục công việc truyền giáo của Ngài, có thể Covid-19 đang thúc đẩy Hội Thánh cho một sự thích nghi nhanh chóng với một điều bình thường mới. Thiên Chúa không bao giờ lãng phí một cuộc khủng hoảng. Thay vào đó, Ngài mời gọi chúng ta đồng công với Ngài trong việc lãnh đạo sự thay đổi thông qua Lý Thuyết Mất Cân Bằng Ngắt Quãng, một cách nói lạ tai theo lời của Winston Churchill, “Đừng bao giờ lãng phí một cuộc khủng hoảng.”
Churchill đã nói rằng điều này liên quan đến các điều kiện sau Thế Chiến thứ II, và Rahm Emanuel sau đó đã diễn giải điều này trong việc đáp trả lại cuộc Đại Suy Thoái. Trong cả hai trường hợp, ý tưởng cơ bản là đơn giản. Trong hoàn cảnh bình thường trong đời sống có tổ chức (sự cân bằng), dù là trong chính phủ, doanh nghiệp hay nhà thờ, sự thay đổi xảy ra một cách chậm chạp và theo cách tăng lên dần dần. Trong thời kì khủng hoảng, các đường lối chính trị nội bộ và cơ chế hành chánh thường lệ bị xóa bỏ, và những người nhanh nhẹn có khả năng dẫn dắt sự thay đổi quy mô lớn trong tổ chức, và cho khối cử tri mà tổ chức đó phục vụ.
Dưới đây là tám điều mà cuộc khủng hoảng hiện tại này có thể giúp chúng ta dẫn dắt sự thay đổi trong chính mình và trong các Hội Thánh của chúng ta.
1. Lấy lại thời gian cầu nguyện của tôi.
Giống như các nhà cung cấp internet đang tranh giành để tăng cường khả năng của họ vì những người dân ở nhà xem trực tuyến Netflix, chơi video game và họp hội nghị từ xa cùng một lúc, nếu có các thiên sứ trên trời chịu trách nhiệm giám sát lưu lượng cầu nguyện, họ dường như cũng bận rộn như những con ong. Chắc chắn, cuộc khủng hoảng này đã gây ra sự gia tăng đột biến trong các yêu cầu cầu nguyện, cầu thay và cầu nguyện chiến trận thuộc linh mà chúng ta chưa hề thấy trong nhiều thế hệ. Một nhóm lớn hơn của các Cơ Đốc nhân tự định dạng bản thân nói chung và trong các Hội Thánh nói riêng đã tìm thấy những chiếc chìa khóa cho những chiếc buồng cầu nguyện cũ kĩ của họ và đem chúng trở lại sử dụng. Dĩ nhiên, bí quyết ở đây không phải là sự cầu nguyện đầy cảm hứng giữa khủng hoảng mà là duy trì nó sau đó.
Trong Hội Thánh của tôi, và tôi hoài nghi ở nhiều Hội Thánh khác nữa, các hoạt động ít được tham dự nhất là các buổi nhóm cầu nguyện. Những người cha mẹ có con nhỏ đến nơi dành cho các con trẻ trước khi nó đầy, chúng ta lấp đầy căn phòng cho các lớp học Zumba, những sự kiện dành cho người độc thân và kết hôn luôn luôn được đăng kí đầy đủ. Trái lại, buổi cầu nguyện luôn còn nhiều chỗ trống. Nhận thấy rằng thực tế này trái ngược với tuyên bố của Chúa Giê-xu, “Nhà ta sẽ được gọi là nhà cầu nguyện cho muôn dân,” Tôi đã nói với nhân sự và các lãnh đạo của tôi tại một khóa trị liệu của chúng tôi vào tháng 12 năm 2019 rằng, “Hội Thánh của chúng ta cần phải ôm ấp sự cầu nguyện như là sự ưu tiên hàng đầu của chúng ta.” Tôi đã nói điều này, người chịu trách nhiệm ghi chép đã lưu lại, điều này đã được bao gồm trong các kế hoạch của chúng tôi, nhưng nó lại chưa bao giờ được thực hiện một cách nghiêm túc. Chúng tôi đã có những chiến dịch cầu nguyện lớn trước đây, nhưng nhanh chóng trở lại với nền văn hóa dựa trên những hoạt động cơ bản thường xuyên của chúng tôi.
Covid-19 đã thay đổi tất cả điều đó đối với từng Cơ Đốc nhân và Hội Thánh, và tôi đã không còn cách nào khác. Chúng tôi đã tăng gấp ba khả năng cho mọi người để gọi vào đường truyền cầu nguyện của chúng tôi, được dẫn dắt bởi một trong những Mục sư của chúng tôi. Chúng tôi đang huấn luyện một nhóm người mới, thông qua Zoom, sẽ đưa ra lời cầu nguyện cầu thay trực tuyến hoặc thông qua điện thoại. Chúng tôi đang cầu nguyện nhiều hơn trên cương vị là các lãnh đạo và các truyền đạo bên ngoài các buổi gặp gỡ để thực hiện công việc của mục vụ. Chúng tôi đang trở thành một nhà cầu nguyện cho mọi dân tộc.
2. Thời gian của Mục sư.
Có vẻ gần như khó thừa nhận điều này, nhưng việc ra khỏi văn phòng đã thổi một luồng gió mới vào năng suất làm việc của tôi. Thời gian tĩnh nguyện của tôi, thì giờ suy gẫm cá nhân và thời gian cống hiến cho việc viết lách đều tăng lên, như bạn có thể thấy. Món quà bất ngờ về thời gian là một lợi ích trong cuộc khủng hoảng này mà tôi vô cùng cảm kích. Gia đình tôi đã khám phá lại niềm vui của những bữa ăn chung, các trò chơi bàn cờ, tập thể dục và nói chung là đi chơi cùng nhau. Chúng tôi sẽ làm việc chăm chỉ để giữ cho các yếu tố này hoạt động khi việc kiểm dịch kết thúc. Tôi chắc chắn đang làm việc chăm chỉ tại nhà, có lẽ vì tôi không có những sự gián đoạn đầy mong muốn của mình từ các sự tương tác của nhân viên và các cuộc họp ngẫu hứng với khoảng thời gian trong văn phòng – tuy nhiên không thường xuyên hoặc cũng không lâu. Zoom đã cho tôi thấy một cách tuyệt vời hơn. Tôi không nhớ thời gian đi làm, chi phí ăn trưa hoặc sự chán nản của việc bị kẹt ở đằng sau bàn làm việc khi máy tính xách tay của tôi hoạt động tốt như cái đám lửa của tôi, từ đó tôi đã viết bài này.
Chúng ta đều biết rằng ngày Sa-bát cá nhân thường xuyên thì rất quan trọng. Vấn đề là, cũng như tất cả mọi thứ khác – hoặc là văn hóa tiêu dùng của những người đi nhà thờ mà chúng ta đã nuôi dưỡng khiến cho điều này có vẻ như vậy. Cuộc đua để khiến cho các mục vụ lớn hơn và tốt hơn dường như chỉ làm tăng thêm khẩu vị của Hội thánh mà trước đó cứ như là một Câu Lạc Bộ Vùng Quê Cơ Đốc.
Thời giờ phản hồi là một trong những tổn thất đầu tiên của việc thất thoát thời gian. Việc dành thời gian để cầu nguyện, tận hiến, nghiền ngẫm, nghiên cứu và suy nghĩ chiến lược không phải là thời gian mất đi – đó là một công việc. Thật không may, “công việc này” đã bị tổn hại trong thời kỳ trước khi xảy ra dịch cúm Coronavirus. Lời tuyên bố của Đa-vít trong Thi-thiên 23 rằng người chăn chiên “khiến tôi an nghỉ nơi đồng cỏ xanh tươi” thực sự luôn khiến tôi thấy kì lạ. Ý tưởng rằng những con cừu đang bị buộc phải làm một điều gì đó thật thư giãn và sảng khoái có vẻ phản trực giác. Tuy nhiên, tôi cảm thấy đó thực sự là những gì Chúa đã làm cho chúng ta trong kỳ này. Tất cả chúng ta đều đang nằm xuống và đối với nhiều người trong chúng ta, đồng cỏ này thật sự xanh tươi.
3. Nhu cầu hiệp nhất của Hội Thánh.
Đối với tôi, một trong những phần đau đớn, đáng sợ nhất trong toàn bộ tình tiết này là sự thiếu phong cách tôn trọng trong các lãnh đạo Hội Thánh mà tôi đã thấy, được miêu tả qua vô số các bài đăng và bình luận trên các phương tiện truyền thông xã hội. Các mục sư, với tất cả các lời đả kích mà họ có thể tập hợp được, gây nghi vấn về đạo đức mục vụ và sự liêm khiết của các đồng nghiệp của họ, những người đã chọn để có Hội Thánh, thật đáng kinh tởm. Không kém phần thô tục là những người chỉ trích những người như tôi, là những người đã lựa chọn đóng cửa và lên mạng, vì bị “thúc đẩy bởi nỗi sợ hãi”. Tất cả các xung đột mở này đã cho phép những người hoài nghi, chỉ trích và tò mò cảm thấy chính đáng, vững chắc và can đảm trong cái nhìn tiêu cực của họ về thân thể (là Hội Thánh).
Bob Russell, Mục sư sáng lập của Hội Thánh Cơ Đốc Southeast, đã nói một cách khéo léo trong cuốn “When God builds a Church” (tạm dịch: Khi Chúa xây dựng một Hội Thánh) rằng sự hiệp một là yếu tố quan trọng nhất cho sự lành mạnh và tăng trưởng của Hội Thánh. Trong khi ông nói về Hội Thánh địa phương, thì nguyên tắc này áp dụng cho các chiến binh của Hội Thánh. Mọi người bị bao vây bởi sự phân chia trong các gia đình của họ, trong xã hội, trong nền chính trị của chúng ta, trong công việc của họ và đâu đó giữa những điều này. Nơi cuối cùng mọi người muốn thấy sự chiến đấu, đặt biệt là trong thời kì khủng hoảng, đó là trong vương quốc của Đức Chúa Trời. Không có gì có thể giết chết Hội Thánh nhanh hơn là các nhân sự bất hòa với Mục sư, hoặc các thành viên bắn tỉa lẫn nhau, hoặc các Mục sư từ chối tham gia vào Chủ Trương Hiệp Nhất (ecumenism), phong cách tôn trọng (civility), hoặc tán dương sự đa dạng của thân thể Đấng Christ. Thân thể Đấng Christ rất đa dạng, điều đó có nghĩa là chúng ta không chỉ đơn giản là dung chịu sự khác biệt về quan điểm, tập quán mục vụ và quan điểm thần học, nhưng chúng ta cần tán dương điều này.
Chúa Giê-xu và các thư tín làm rõ các cách thức bởi đó chúng ta sẽ khuếch tán, suy luận thông suốt và dàn xếp xung đột trong Hội Thánh. Việc đưa lên phương tiện truyền thông và việc các mục sư bị chỉ trích một cách nghiêm trọng chẳng được đề cập đến ở đâu cả. Các tin nhắn trực tiếp, các cuộc gọi hội nghị, hòa giải hay nghị hội hội thánh đòi hỏi nhiều nỗ lực, sự nhạy bén và trưởng thành thuộc linh hơn, nhưng cho đến nay trông giống như là để tìm cách tác động đến những người khác là những người đưa ra các quyết định sinh tử cho các thành viên và Hội Thánh của họ. Theo như lời bất hủ của Reverend Al Green, “Hãy ở cùng nhau.”
4. Công nghệ đòn bẩy.
Việc ở nhà đã khiến tôi nhận ra có bao nhiêu hạng mục trong danh sách việc cần phải làm để cải thiện nhà của mình đã chưa được hoàn thành. Tương tự như vậy, việc tạo ra một sự có mặt trực tuyến mạnh mẽ hơn và đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng lớn hơn cho việc tương tác điện tử chắc chắn đã có trong danh sách những việc cần làm của Hội Thánh. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng không chỉ đưa nó lên đầu danh sách… mà nó chính là danh sách (cần làm). Giống như một vận động viên có tài năng đặc biệt nhưng bị đánh giá thấp tham gia vào trò chơi, nhìn xem để được nghe số của mình được gọi bởi huấn luyện viên để ra sân, công nghệ đã chờ đợi để được bày tỏ cho Hội Thánh điều mà nó có thể làm được. Từ việc kết nối tốt hơn với hội chúng để chăm sóc mục vụ cho đến việc cung cấp nhiều phương tiện để ban cho thường xuyên, để truyền thông điệp của chúng tôi đến lượng khán thính giả lớn hơn nhiều so với số lượng những người sẽ bước vào cửa Hội Thánh của chúng tôi, cho đến những hội nghị từ xa và phát triển thêm cả những nội dung điện tử, cuộc chơi hiện giờ đang thay đổi đối với Hội Thánh, ngay cả khi đó là bởi sự bắt buộc.
Người đứng đầu chuyên môn của tôi và tôi đang hoàn thiện công việc tại một studio gia đình, một việc đáng lẽ đã phải được thực hiện ít nhất nửa thập kỷ trước. Hiện giờ tôi đang sử dụng robocalls để cá nhân hóa việc nhắn tin đến Hội Thánh của chúng tôi để có một hiệu quả tuyệt vời. Chúng tôi hiện đang tìm kiếm thuật toán truyền thông xã hội của riêng mình cho mỗi nền tảng duy nhất, và cách mà mỗi đối tượng khán thính giả xử lý nội dung. Cuộc khủng hoảng này đã cho phép công nghệ chiếm lĩnh lĩnh vực này, và Hội Thánh của Chúa Giê-xu Christ sẽ tốt hơn vì cớ điều này.
5. Trọng Tâm, Hội Chúng, Đám Đông
Vì quy tắc đầu tiên của việc phát biểu trước công chúng đó là biết về đối tượng khán giả của một ai đó, câu hỏi phải được đặt ra, chúng ta đã dành thời gian và nguồn lực của mục vụ cho ai? Chắc chắn, đối với chúng tôi, điều này nằm ở giữa vấn đề trọng tâm và hội chúng của chúng tôi. Cách đây vài năm, tôi nhận ra rằng trong số hàng chục ngàn đô-la chúng tôi đã bỏ ra cho giờ làm việc của nhân viên và những người thiết kế đồ họa thu hút, video và tài liệu in ấn hấp dẫn, tất cả đều tập trung vào bên trong. Không một xu nào được dành cho quảng cáo, tiếp thị, đài phát thanh radio hoặc podcast hay bất kì điều gì hướng ra bên ngoài. Chắc chắn, chúng tôi đã đăng bài giảng trên Youtube, nhưng không có nỗ lực cố gắng để nuôi dưỡng một lượng người xem tích cực.
Giờ thì không còn điều đó nữa. Thời kì này đã dạy chúng ta rằng nếu chúng ta chỉ tập trung vào những người giữa vòng chúng ta trong bốn bức tường, chúng ta đang làm điều đó một cách nguy hại. Không chỉ đơn giản là vì hình mẫu “hấp dẫn” để làm cho Hội Thánh ra khỏi dòng chảy của xã hội chúng ta, mà quan trọng hơn là bởi vì điều này đang rời khỏi mục vụ. Hội Thánh của Chúa Giê-xu đang không ngừng chuyển động, loan báo, thậm chí cũng thất bại và lại cố gắng lại một lần nữa để vươn ra những người hư mất bằng bất cứ giá nào vì cớ của Phúc âm. Nhìn thấy và nghe thấy khoảng trống trong lòng và trí của người khác vì họ thiếu mất mối quan hệ cứu chuộc với Đấng Christ, và cái nhìn của vương quốc thiên đàng, khiến tôi muốn tái cam kết bản thân mình vào truyền giáo và môn đệ hóa. Giống như một chiếc máy tính bị đóng băng và không phản hồi với bất kì dữ liệu vào nào, một sự thiết lập lại cứng rắn là phương tiện duy nhất có thể được dùng để khiến mọi thứ diễn ra một lần nữa, và Chúa đang dùng sự khủng hoảng này để làm điều đó.
6. Tìm tiếng nói của chúng tôi
Một nghiên cứu ngắn gọn về “Chớp Nhoáng” có biệt hiệu là cuộc tấn công 9 tháng của Đức Quốc xã với công dân Anh trong Thế Chiến thứ II, cho thấy những gì được dùng với ý phá vỡ tinh thần của quốc gia đó cuối cùng đã cứu nó khỏi sự hủy diệt hoàn toàn. Trong khi Đức tập trung ném bom vào trung tâm thành phố, thì các đường bay và nhà máy sản xuất máy bay của Anh trước đây bị ném bom đã được xây dựng lại. Các phi công mới đã được tuyển dụng và đào tạo, và Đức không bao giờ có thể chiếm được ưu thế trên không.
Thực thể quân sự của nước Anh đã xảy đến với một trả giá kinh khủng cho quốc gia. Sự kinh hoàng của người dân bởi những tiếng còi hụ báo động được tiếp theo sau đó là những trái bom đã tạo nên một khí hậu không giống như những gì chúng ta đối diện ngày nay. Nhưng những người dân trở thành người lính với một cương quyết: sống sinh hoạt như bình thường. Hơn tất cả mọi điều khác, lịch sử ghi nhận rằng chính là tiếng nói đều đặn, cương quyết của Winston Churchill đã tập hợp lại sự đoàn kết và cam đảm trong dân chúng. Thật là một mẫu mực mục vụ vĩ đại trong thời kỳ đó.
Huấn luyện viên bóng rổ cũ của tôi rất thích nói rằng, “Khủng hoảng không hình thành tính cách, mà nó bày tỏ điều đó ra.” Bục giảng là một trong những kho lưu trữ cuối cùng của những nhà tư tưởng vĩ đại, những người chính trực và là nguồn duy nhất cho niềm hy vọng thực sự trong thế giới của chúng ta. Chúng ta phải lên tiếng. Trong lúc bạn có lẽ không giữ cái bục phát biểu chèn ép của những chính trị gia hay có hàng triệu người theo trên mạng xã hội như của những người nổi tiếng trong xã hội, bạn có một tiếng nói, và Chúa có một cách để cho phép những tiếng nói của sự loan báo của Ngài được lắng nghe. Bạn phải lên tiếng. Giống như tôi, bạn có lẽ từng tránh những cơ hội đứng trên những nền tảng lớn hơn, vui mừng cho phép những người có tham vọng lớn hơn trong chúng ta để tìm kiếm sự chú ý. Nhưng giờ tạm ngưng đã kết thúc và đã đến lúc người trưởng thành bước lên sân khấu.
Phần lớn hơn về cách thức mà xã hội của chúng ta đang được kết cấu đó là bạn chỉ cần một chiếc điện thoại có máy ảnh hoặc một chiếc máy tính xách tay để vươn đến hàng triệu người. Khôi hài thay, cái được gọi là hiện tượng “truyền đi khắp nơi” chỉ cần có một người có ảnh hưởng nghe tin nhắn của bạn và chia sẻ nó, và tiếng nói của bạn trở thành một cái loa vĩ đại. Trong lúc đó là quan trọng để đáp ứng nhu cầu của nhà thờ và hội chúng của bạn, bạn phải nhận ra rằng thế giới đang chờ đợi những tiếng nói mới để đưa ra sự lãnh đạo, đặc biệt là khi thấy rằng những tiếng nói cũ thực sự không có gì để cung cấp. Netflix, YouTube và Amazon Prime Video đang được sử dụng ngay bây giờ như là thuốc phiện thực sự của mọi người để làm tê liệt họ khỏi một thực tế mà họ chuẩn bị một cách tối tệ nhưng phải đối mặt. Cuộc khủng hoảng này đã buộc thế giới trở thành một khán giả bị giam cầm khi chúng ta trú ẩn tại một chỗ. Còn thời gian nào tốt hơn bây giờ để cung cấp phúc âm của Đấng Christ. Hãy kêu khóc lớn tiếng và đừng bỏ sót; đây là thời gian để nói
7. Khởi Động Mạnh Lại Sự Chăn Bầy
Một bàn tay vững vàng và một giọng nói đảm bảo là cần thiết hơn bao giờ hết trong cuộc sống của chúng ta. Ký ức cơ bắp của nhiều năm làm việc với các gia đình thông qua đau buồn, và lời khuyên của người trẻ tuổi đang bị chết đuối và bị thúc đẩy bởi văn hóa, sẽ bắt đầu ngay bây giờ. Sự phân biệt cho phép bạn đánh thức nỗi đau của những người trong khi bạn đứng sau bục giảng, và khả năng truyền cảm hứng và tổ chức mọi người hướng tới việc giúp đỡ những người yếu thế trong cộng đồng của bạn sẽ là cứu cánh cho trái tim của hàng triệu người đồng bào.
Trong nhiều năm, nhóm Barna, Thom Rainer, Pew Research và các ấn phẩm như Christianity Today đã ghi nhận sự suy tàn của Thời Đại Cơ Đốc (Christendom) ở Mỹ và đã làm việc để vật lộn thông qua các phương tiện để đảo ngược xu hướng. Tôi không nghĩ rằng những nỗ lực đó là vô ích. Tôi tin rằng họ đã chuẩn bị cho thời gian này. Nó giống như người bán ô ngồi lặng lẽ trong thị trường ngoài trời trong khi các thương nhân khác đi lang thang, tìm cách thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng. Anh ngồi lặng lẽ đọc báo và nghe nhạc trên tai nghe. Nếu bạn thắc mắc tại sao anh ấy không đưa ra nỗ lực lớn hơn thì đó là vì anh ấy rất khó bán ô dù khi mặt trời khuất bóng, nhưng khi những đám mây bão tập trung lại thì họ tự bán. Khi các mục tử chúng ta trở nên mệt mỏi và khàn khàn khi cố gắng bán ô dưới ánh mặt trời, nhưng mưa ở đây, và đây là lúc chúng ta cung cấp nơi trú ẩn khỏi cơn bão.
8. Tình hình đã thay đổi
Hầu hết chúng ta chọn tập trung vào phần ăn mừng phần lễ hội của các hoạt động của ngày Chủ nhật Lễ Lá của Chúa Jesus thay vì đối phó với việc Ngài khóc lóc về một thành phố sẽ sớm sụp đổ, hoặc việc Ngài lật đổ bàn của một tổ chức tôn giáo đã trở nên trống rỗng và vô nghĩa. Sự thật là, phần lớn sự kiệt sức mục vụ mà tôi đã chứng kiến được sinh ra từ sự thất vọng vì không thể theo đuổi khải tượng Chúa ban vì sự phản kháng của tính tổ chức, hoặc những yêu cầu liên tục không bao giờ có thể đáp ứng được, và chúng khiến cho mục sư hoàn toàn kiệt sức. Với cuộc khủng hoảng này, cơ hội đã đến với chúng tôi để khóc cho và với mọi người. Chia sẻ nhân tính của chúng ta, và nhập vào họ với lòng từ bi và hy vọng, là bản chất của chức vụ nhập thể mà Thiên Chúa đã kêu gọi chúng ta sống và thực hành trong thời gian khủng hoảng này.
Tương tự như vậy, Thiên Chúa đã cho phép củng cố các thành trì mà một số gia đình, những người tài chính lớn, nhà xây dựng nghiêm ngặt, các thành viên chính trị của nhà thờ đã sử dụng trong nhiều năm để giữ cho nhà thờ như họ muốn. Khi các nhà thờ buộc phải thay đổi nhanh chóng hoặc chết, trật tự bình thường của sự tranh luận và trì hoãn đã được nâng lên. Giống như chính phủ liên bang có quyền hạn chế công nghiệp tư nhân phù hợp với nhu cầu của quốc gia trong trường hợp khẩn cấp, các mục sư đã đủ sức có phương tiện ân sủng mới. Để quản lý tốt khoảnh khắc này sẽ dẫn đến một phước lành cho hội thánh và vương quốc, và lạm dụng sự ủy thác thiêng liêng này có thể làm việc được trong thời gian ngắn, nhưng sẽ gặp phải trách nhiệm của bước đường sắp đi đến.
Hồng Ân & Trần Ngọc
(Lược dịch theo: outreachmagazine.com)