Tôi Có Thể Được Chữa Lành Không?

Share

Ngoại trừ được nêu lên, Kinh Thánh dùng trong bài viết là từ Bản Dịch Mới 2002.

Nếu bạn đang mắc phải một chứng bệnh, một thương tích, hay một tình trạng kinh niên, chắc bạn cũng có lúc tự hỏi mình có thể được chữa lành không? Kinh Thánh có nhiều tin mừng cho bạn!

Trong lúc các bác sỹ và thuốc men là một món quà Chúa ban – và chắc chắn là Ngài dùng họ để đem đến sự chữa lành – Quyền năng của Ngài là vĩ đại hơn tất cả những toa thuốc hay sự khôn ngoan của con người. Thực vậy, Ngài “là Đấng dùng quyền năng tác động trong chúng ta,có thể thực hiện muôn phần hơn mọi điều chúng ta cầu xin hoặc suy tưởng.” (Ê-phê-sô 3.20b).

Xuyên suốt Kinh Thánh, Chúa khuyến khích chúng ta kêu cầu Ngài chữa lành. Ngài phán trong Xuất Hành 15.26b, “vì Ta là CHÚA, Đấng chữa bệnh các ngươi,” và chúng ta gọi Ngài “Giê-hô-va Ra-pha” bởi vì Ngài là Chúa của sự chữa lành. Thánh Thi 103.2-3 chép, “2 Hỡi linh hồn ta, hãy ca tụng CHÚA; Chớ quên tất cả các ân huệ Ngài. 3 Ngài tha thứ hết tội lỗi tôi, Chữa lành mọi bệnh tật tôi.

Có một số người cho rằng những phép lạ không còn xảy ra nữa, họ trích dẫn 1 Cô-rinh-tô 13.8. Tuy nhiên, phân đoạn này nói đến sự trở lại của Chúa Cứu Thế Giê-su. Khi Ngài trở lại, chúng ta sẽ không còn cần có lời tiên tri, tiếng mới và những phép lạ vì chúng ta sẽ ở trong sự hiện diện của Ngài.

Cho tới lúc đó, sự xức dầu, quyền năng và các ân tứ của Đức Thánh Linh vẫn sẵn có để giúp chúng ta trong mọi tình huống!

Ở đây, CBN (mạng lưới truyền thông cơ đốc) chúng tôi vẫn nhận được hàng ngàn báo cáo từ mọi người ở Hoa Kỳ và khắp nơi trên thế giới cho biết được Chúa đáp lời cầu nguyện chữa lành.

HÃY TẬP TRUNG VÀO CHÚA GIÊ-SU.

Lời Chúa bày tỏ rằng Ngài yêu con cái của Ngài một cách sâu đậm và muốn chúng ta có sức khỏe và sự sống toàn diện. 1 Giăng 4.8b-9 nói rằng: “vì Đức Chúa Trời là tình yêu thương. 9 Đây là cách Đức Chúa Trời biểu lộ tình yêu thương của Ngài giữa vòng chúng ta: Đức Chúa Trời đã sai Con Một của Ngài đến thế gian để nhờ Con ấy chúng ta được sống.” Chúa Giê-su phán, “Ta đến để ban sự sống và sự sống sung mãn” (Giăng 10.10). Suốt trọn đời Ngài, Chúa Giê-su bày tỏ sự sống sung mãn là gì cho những người theo Ngài – và chúng ta ngày nay!

Các sách Tin Lành Ma-thi-ơ, Mác, Lu-ca và Giăng cho thấy rất nhiều lần Chúa Giê-su chữa lành những người bị bệnh hay tật nghiêm trọng, gồm cả bệnh mù, điếc, phung, động kinh và bại liệt vv. Ngài khiến cả người chết sống lại! Hãy chú tâm đến chữ “tất cả” trong Ma-thi-ơ 8.16b: “Ngài chỉ phán một tiếng, đuổi tà linh và chữa lành tất cả những người bệnh tật.”

Sau đó Ngài cẩn thận chuẩn bị cho các môn đệ thực hiện những phép lạ y như vậy. Lu-ca 9.1b-2 chép là Ngài “ban cho năng lực và thẩm quyền để trừ. tất cả các quỷ và chữa bệnh. 2 Ngài sai họ đi truyền giảng Nước Đức Chúa Trời và chữa lành những người đau ốm.” Ngài chỉ ra rằng các phép lạ là những dấu hiệu về Nước Đức Chúa Trời đã đến gần, “7 Hãy đi, truyền giảng rằng: ‘Nước Thiên Đàng đã đến gần.’ 8 Hãy chữa lành kẻ đau yếu, khiến người chết sống lại, chữa sạch người phung, và đuổi quỷ trừ tà.” (Ma-thi-ơ 10;.7-8a)

Trong buổi ăn tối – biết rằng Ngài sẽ hy sinh trong vài giờ nữa – Chúa Giê-su muốn chuyển tải vài lời cuối cùng và khích lệ các bạn của Ngài. Ngài nói: “12 Thật vậy, Ta bảo các con: Người nào tin Ta, thì cũng sẽ làm những việc Ta làm, và còn làm những việc vĩ đại hơn nữa, vì Ta trở về cùng Cha. 13 Bất cứ điều gì các con nhân danh Ta cầu xin, Ta sẽ làm cho, để Cha được tôn vinh trong Con (Giăng 14.12-13). Sau đó, Chúa Giê-su lập lại lời kêu gọi nhấn mạnh này: “ Bất cứ điều gì các con nhân danh Ta cầu xin, thì chính Ta sẽ làm cho” (c.14).

Một môn đệ nghe cách riêng Chúa Giê-su phán như vậy là Giăng, là người sau này viết: “14 Đây là sự bảo đảm chúng ta có để đến gần Đức Chúa Trời: Ấy là nếu chúng ta xin bất cứ điều gì theo ý muốn Ngài thì Ngài sẽ nghe chúng ta. 15 Và nếu chúng ta biết Đức Chúa Trời nghe chúng ta, bất cứ điều gì chúng ta xin, chúng ta biết rằng chúng ta có được điều chúng ta đã xin Ngài” (1 Giăng 5.14-15).

Bởi sự thương khó và hy sinh trên thập giá, Chúa Giê-su đã, một lần đủ cả, chiến thắng cho sự cứu chuộc, tha thứ, chữa lành và sự sống đời đời của chúng ta.

1 Phê-rơ 2.24 nói, “Chính Ngài đã gánh tội lỗi của chúng ta trong thân thể Ngài trên cây gỗ, nhờ đó chúng ta chết đối với tội lỗi và sống cho sự công chính; nhờ vết thương của Ngài, anh chị em được chữa lành” (Bản King James dịch là “Bởi làn roi Ngài chịu mà chúng ta được chữa lành.”). Theo đó, Chúa Giê-su làm trọn lời tiên tri của Y-sa 53.4-5: “4 hật, chính người đã mang những bệnh tật của chúng ta. Và gánh những đau khổ của chúng ta. Nhưng chúng ta lại tưởng. Người bị Đức Chúa Trời đánh, phạt và bị khổ sở. 5 Cính người bị đâm vì sự vi phạm của chúng ta, Bị chà đạp vì sự gian ác của chúng ta. Hình phạt người chịu để chúng ta được bình an, Vết thương người mang để chúng ta được chữa lành .”

Hê-bơ-rơ 12.2 khuyến khích chúng ta “Hãy chú tâm, hướng về Đức Giê-su là Đấng Tác Giả và hoàn thành của đức tin. Vì niềm vui mừng đặt trước mặt, Ngài chịu đựng thập tự giá, khinh điều sỉ nhục, nên được ngồi bên phải ngai Đức Chúa Trời.

Qua sự phục sinh của Ngài, chúng ta có sự sống mới. Rô-ma 8.11 chép, “Nhưng nếu Thánh Linh của Đấng làm cho Đức Giê-su từ chết sống lại ở trong anh chị em thì Đấng đã làm cho Chúa Cứu Thế Giê-su từ chết sống lại đó sẽ nhờ Thánh Linh ngự trong anh chị em làm sống lại những thân thể hay chết của anh chị em.

Trước khi thăng thiên về trời, Chúa Giê-su hứa với các môn đệ là Đức Thánh Linh sẽ đến trên họ, ban quyền năng cho cho họ để tiếp tục sứ vụ của Ngài trong thế gian (xem Công Vụ 1.8). Đây trước là đầy dẫy trong Ngày Lễ Ngũ Tuần (xem Công Vụ 2.1-4), và cũng chính Đức Thánh Linh này được ban cho chúng ta ngày nay! Hê-bơ-rơ 13.8 nói, “Chúa Cứu Thế Giê-su hôm qua, ngày nay và cho đến đời đời không hề thay đổi.” Điều gì Ngài đã làm trước đây, Ngài tiếp tục làm trong hiện tại. Chúa đang tuôn đổ Đức Thánh Linh của Ngài trong thời đại của chúng ta – Tất cả những gì chúng ta cần làm là kêu cầu. Thế nên rất quan trọng để thấy chữa lành là một trong những ân tứ siêu nhiên của Thánh Linh được ghi chép trong 1 Cô-rinh-tô 12.9.

HÃY CÓ ĐỨC TIN TRONG CHÚA

Gia-cơ 5.14-16 cho những lời dạy riêng biệt về chữa lành: “14 Có ai trong anh chị em yếu đau, hãy mời các trưởng lão của hội thánh đến, để họ nhân danh Chúa xức dầu rồi cầu nguyện cho mình. 15 Lời cầu nguyện bởi đức tin sẽ cứu chữa người bệnh; Chúa sẽ đỡ người ấy dậy. Nếu người bệnh phạm tội cũng sẽ được tha. 16 Vậy hãy xưng tội với nhau và cầu thay cho nhau, để anh chị em được lành bệnh. Lời cầu xin của người công chính rất mạnh mẽ và hiệu nghiệm.”

Chúa Giê-su phán, “Khi đang đứng cầu nguyện, nếu có điều gì bất bình với ai, các con hãy tha thứ, để Cha các con trên trời cũng tha thứ lỗi lầm cho các con.” (Mác 11.25).

Những phần Kinh Thánh này nhắc rằng chúng ta phải tha thứ hay khao khát được tha thứ trước khi chúng ta cầu nguyện chữa lành. Khi tội lỗi chưa được xưng ra, sự cay đắng và thù hận có thể ngăn cản phép lạ xảy ra. Thánh Thi 66.18 dạy, “Nếu tôi giữ điều ác trong lòng, Ắt Chúa đã chẳng nghe tôi.”

Cũng vậy, Phao-lô cảnh cáo trong 1 Cô-rinh-tô 11.27-32 rằng dự tiệc thánh cách không xứng đáng có hậu quả là bệnh tật. Dính díu với tà thuật là một bức tường cản lại dòng hiện diện của Chúa trong đời sống của chúng ta, cho nên nếu bạn có quan hệ với thuật chiêm tinh hay tà thuật vv, hãy dứt bỏ chúng ngay lập tức và bỏ tất cả trong danh của Chúa Giê-su.

Đôi khi điều chữa lành thấy được không xảy ra nếu Chúa có một điều gì đó để dạy chúng ta hay được hoàn tất trong chúng ta.

Dù vậy, chúng ta phải cẩn thận đừng vội kết luận về tại sao ai đó đang đau khổ. Các bạn của Gióp đưa ra những lời an ủi lạnh lùng với những quan sát phê phán khi ông ở trong giai đoạn thử thách. Và các môn đệ có lần hỏi, ““Thưa Thầy, vì tội của ai? Của anh này hay của cha mẹ mà anh phải chịu sinh ra mù lòa…” Nhưng Chúa Giê-su phán: “Chẳng phải vì anh ta hay ông bà cha mẹ anh phạm tội đâu, nhưng để việc làm của Đức Chúa Trời được thể hiện trong anh” (Giăng 9.2b-3).

Phần việc của chúng ta là đơn giản kêu cầu Chúa với đức tin vào sự chữa lành, tin rằng Ngài đang làm việc, và trông cậy vào Ngài về kết quả. Nếu sự sợ hãi dâng lên, hãy nhớ Giăng 1.4-18b: “tình yêu toàn vẹn loại bỏ sự sợ hãi” – Và thật Chúa yêu thương chúng ta một cách toàn vẹn.

Trong Ma-thi-ơ 7.7, Chúa Giê-su phán, “Hãy xin, sẽ được; hãy tìm và các người sẽ gặp; hãy gỏ cửa và cửa sẽ được mở cho các ngươi.” Trong nguyên bản tiếng Hy-lạp, những động từ này có nghĩa là, “Hãy cầu xin và tiếp tục cầu xin, hãy tìm và tiếp tục tìm, hãy gỏ và cứ gỏ cửa”

Chúa Giê-su dạy tiếp, “Vì ai xin thì được, ai tìm thì gặp và ai gõ, cửa sẽ mở” (c.8). Ngài minh họa nguyên tắc này trong Lu-ca 11.5-8 với ẩn dụ về một người kia cứ gỏ cửa nhà người hàng xóm suốt đêm cho đến khi nhận được bánh mì mà người cần gấp.

Một trong những chìa khóa lớn nhất để nhận phép lạ được thấy trong Mác 11.22-24. Các môn đệ kinh ngạc khi thấy cây vả Chúa Giê-su rủa đã khô héo chỉ qua một đêm. Chúa Giê-su nói, “Hãy có đức tin nơi Đức Chúa Trời.” Chúa là nguồn của mọi sự — sự sống, hy vọng, sự chu cấp, sự chữa lành, và tương lai của chúng ta! Ngài giải thích, “ 23 Thật, Ta nói cùng các con, ai bảo ngọn núi nầy: Hãy cất lên và ném xuống biển mà lòng không chút nghi ngờ, nhưng tin những gì mình nói sẽ xảy ra thì sẽ đạt được.24 Vì thế, Ta bảo các con, bất cứ điều gì các con cầu nguyện và nài xin, hãy tin mình đã được thì các con sẽ được như vậy.”

Gia-cơ 1.6-7 cảnh báo: “6 Nhưng người ấy hãy lấy đức tin mà cầu xin, không chút nghi ngờ vì người nghi ngờ giống như sóng biển bị gió đưa đẩy, dập dồi. 7 Người như thế đừng mong nhận lãnh điều gì từ nơi Chúa.”

Khi diễn giải về giáp trụ của Chúa, Phao-lô chép rằng: “Luôn luôn lấy đức tin làm thuẫn, nhờ đó anh chị em có thể dập tắt các tên lửa của kẻ ác” (Ê-phê-sô 6.16b).

Nếu người ta không được mau chóng chữa lành, họ có thể nghĩ rằng đức tin của họ không đủ. Nhưng ngay cả khi đức tin của chúng ta là món quà của Chúa! Ê-phê-sô 2.8-9 nhắc chúng ta, “8 Thật vậy, nhờ ân sủng, bởi đức tin mà anh chị em được cứu rỗi, đây không phải tự sức anh chị em, nhưng là một tặng phẩm Đức Chúa Trời ban, 9 cũng không phải do công đức anh chị em làm, để không ai có thể khoe mình.” Coriie Ten Boom – người sống sót qua cơn kinh hoàng của những trại tập trung của Hít-le để truyền giảng Tin Lành khắp thế giới – thường nói rằng bà chỉ có một chút xíu đức tin, nhưng nó ở trong một Đức Chúa Trời quá vĩ đại.

Cho dù bạn có cảm thấy mình yếu đuối, thất bại hay chẳng sáng chói gì, hãy nhớ rằng Chúa Toàn Năng là Đấng quyền năng vô hạn, cảm thương mãi mãi, và luôn ở cùng chúng ta!

TIN CẬY CHÚA LÀM PHÉP LẠ.

Bước thứ nhất để nhận sự chữa lành là dâng lòng của bạn cho Chúa Cứu Thế Giê-su! Hãy để ra thời gian để xưng nhận tội lỗi, nhận sự tha thứ qua sự chết của Ngài trên thập giá, và kêu cầu Ngài làm Chúa của đời sống của bạn.

Dâng đời sống của bạn cho Chúa bao gồm dâng thân thể của mình. Rô-ma 12.1b chép, “Dâng thân thể mình như những sinh tế sống, thánh khiết, đẹp lòng Đức Chúa Trời, đó là sự thờ phượng hợp lẽ của anh chị em.” Câu kế tiếp tiếp tục: “Đừng rập khuôn theo đời này, nhưng hãy được biến hóa bởi sự đổi mới tâm trí, để thử nghiệm cho biết ý định tốt lành, trọn vẹn và đẹp lòng Đức Chúa Trời.” Thay vì cầu nguyện, “Nếu đó là ý Chúa,” trước tiên hãy kêu cầu Chúa về ý Chúa là gì, như Chúa Giê-su đã làm (xem Giăng 5.17, 10-20). Bỏ ra thời giờ cho Lời Chúa, kêu cầu Ngài cho bạn thấy những lời hứa của Ngài với cuộc sống của bạn. Rồi đặt lời cầu nguyện của mình theo như Lời Ngài bày tỏ cho bạn.

Nhiều người kêu cầu Chúa ban phép lạ nhưng quên một chìa khóa cần có – lời phán của Chúa. Chúa ban cho chúng ta thẩm quyền trên bệnh tật, ma quỷ, giông bão và tài chánh.

Ma-thi-ơ 10.1 ghi lại rằng Chúa Giê-su “Đức Giê-su gọi mười hai môn đệ đến và ban cho quyền uy để đuổi tà linh và chữa lành mọi bệnh tật.” Chúng ta cần công bố thẩm quyền đó trong danh Chúa Giê-su đầy quyền năng. Nhớ lại trong Mác 11.23, Ngài bảo các môn đồ phán với ngọn núi và nó vâng theo!

Nếu có thể được, kêu gôi các bạn tin Chúa khác hợp lòng với bạn về phép lạ cần cho bạn. Với một hành động đức tin, đặt tay bạn trên phần thân thể cần chữa lành. Chúng ta được dạy trong 2 Sử Ký 16.9a, “Vì mắt CHÚA soi xét khắp quả đất để tăng cường sức lực cho những người giữ lòng trung thành với Ngài.”

Khi cầu nguyện là khi đến nghịch lại kẻ thù và ra lệnh cho nó rời khỏi bạn. Vì cớ sự hy sinh của Chúa Giê-su trên thập giá, chúng ta có thể vào sự hiện diện của Chúa và dạn dĩ cầu xin. Hê-bơ-rơ 4.16 nói rằng: “Vậy, chúng ta hãy vững lòng đến gần ngai ân sủng, để được thương xót và tìm được ân sủng khả dĩ giúp đỡ chúng ta kịp thời.”

Cầu nguyện ra từ trong lòng, nói vài điều như thế này:

“Lạy Chúa Giê-su, con kêu cầu Ngài, Đấng Sáng tạo Vũ Trụ và là Bác Sĩ Vĩ Đại, nghe lời cầu nguyện của con xin được chữa lành. Con tin rằng Ngài muốn con được phục hồi sức khỏe và thể lực. Con cầu nguyện rằng Ngài động chạm con ngay giờ này với ân sủng và quyền năng của Ngài. Xin Chúa tha thứ mọi tội lỗi con phạm và cất đi mọi sự ngăn trở sự chữa lành trong đời sống của con. Nếu con có giận dữ hay cay đắng nghịch với ai, xin Chúa đem tên của họ vào tâm trí của để con có thể tha thứ họ trọn vẹn. Trong danh quyền năng của Ngài, con nhận lấy thẩm quyền trên loại bệnh tật và quở trách nó. Con ra lệnh cho nó rời khỏi mãi mãi trong danh của Cứu Chúa Giê-su. Lạy Chúa, con cũng tái xác nhận cam kết của đời con để phục vụ Ngài, và con sẽ làm vinh hiển Ngài như là một phần của lời chứng của con. Cảm tạ Ngài đã nghe lời cầu nguyện của con. Amen.”

Khi bạn công bố lời Chúa hứa với sự xức dầu bằng đức tin, hãy tin cậy trong lòng rằng điều (chữa lành) này đã xảy ra rồi. Sau đó cố gắng tập thể dục cho đức tin bằng cách làm một điều gì đó mà trước đây bạn chưa từng có thể làm được.

Chúng ta đến với Chúa một cách đơn sơ với lời khẩn cầu và lòng nhờ cậy Chúa cho những câu trả lời hòa hợp với ý tốt lành của Ngài cho sự sống của chúng ta. Hãy nhớ rằng sự chữa lành của Chúa có thể bao gồm thuốc men và sự giúp đỡ nghiệp vụ y khoa chuyên nghiệp.

Rô-ma 8.28b hứa rằng, “Chúng ta biết rằng mọi sự hiệp lại làm ích cho những người yêu kính Đức Chúa Trời, tức là những người được kêu gọi theo mục đích của Ngài.” Cho dù điều chúng ta đối diện có là gì đi nữa thì Chúa vẫn ở cùng chúng ta! “Ai sẽ phân rẽ chúng ta khỏi tình yêu thương của Chúa Cứu Thế? Phải chăng là hoạn nạn, cực khổ, bắt bớ, đói khát, trần truồng, nguy hiểm hay gươm giáo? Nhưng trong tất cả những điều này chúng ta hoàn toàn chiến thắng nhờ Đấng đã yêu thương chúng ta (c.35, 37).

Đừng giới hạn Chúa – tin cậy Ngài cho phép lạ của bạn hôm nay.

Chuyển ngữ: Ngọc Nga

(Nguồn: cbn.com)

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan