Vài năm trước đây, tôi đã đọc được một quyển sách về sứ mạng thất bại của Ernest Shackleton để trở nên nhà thám hiểm đầu tiên đi đến Nam Cực. Kế hoạch của ông ấy là đi thuyền về hướng nam xa đến mức mà ông có thể và sau đó đi một trăm dặm hoặc hơn nữa băng qua Nam Cực. Nhưng do tình trạng đóng băng sớm nên con thuyền đã bị mắc kẹt lại và bị vỡ tan tành trong băng giá Nam Cực ở khoảng cách còn vài trăm dặm so với điểm đến của họ. Suốt hơn một năm, nhóm thám hiểm của Shackleton phải chiến đấu để sống còn trong tình trạng nhiệt độ dưới không độ C. Nhưng điều tồi tệ hơn cho những người đàn ông này không phải là vấn đề nhiệt độ mà là sự tối tăm. Tại Nam Cực, bạn biết rằng mặt trời lặn vào giữa tháng năm và mãi cho đến tháng tám mới mọc lại. Những người từng trãi nghiệm điều này nói rằng không có một nổi cô độc nào tàn khốc như là đêm tối ở địa cực – bóng tối bao trùm luôn luôn. Hết tuần này đến tuần khác không có một chút ánh sáng nào.
Tiên tri Giê-rê-mi đã mô tả điều mà ông cảm thấy là bị lái đến vào một “nơi tối tăm không có một chút ánh sáng”:
Tôi là người đã từng trải nỗi khốn khổ, dưới cây gậy thịnh nộ của Ngài. Ngài đã dẫn tôi và đưa tôi đi trong tối tăm, không một tia sáng; Thật, suốt ngày, Ngài đưa tay hành hạ tôi liên tục. Ngài khiến da thịt tôi hao mòn, xương cốt tôi gãy vụn; Bao vây tôi, giam hãm tôi bằng cay đắng nhọc nhằn; Ngài bắt tôi ở chỗ tối tăm, như người chết tự bao giờ…Dù tôi kêu la và cầu cứu, Ngài vẫn để ngoài tai lời cầu nguyện của tôi.
– Ca Thương 3 :1-8 (HDTT)
Không ánh sáng. Không hi vọng. Đó là điều Giê-rê-mi đã cảm thấy, và có lẽ bạn có thể cảm nhận được. “Đấng” mà Giê-rê-mi nói về đó là Đức Chúa Trời. Có lẽ bạn cũng cảm thấy như là Đức Chúa Trời không lắng nghe – hay, hơn nữa, bạn tự hỏi, “Đức Chúa Trời ơi, Ngài có đứng đằng sau hoàn cảnh khủng khiếp này không? Hoặc ít nhất, Ngài không làm gì để chặn nó lại sao?” Giê-rê-mi tiếp tục nói, “Linh hồn tôi xa cách sự bình an, không còn nhớ phước hạnh là gì. Tôi tự nhủ: “Sức chịu đựng của ta đã hết, Niềm hi vọng nơi Đức Giê-hô-va đã không còn…Con vẫn luôn nhớ đến điều đó, linh hồn con mòn mỏi trong con.” (Câu 17-20).
Giê-rê-mi có thể sửa bỏ lời đó. Nhưng cảm tạ Đức Chúa Trời ông đã không làm điều đó.
Bạn thấy đó, thật dễ để nghĩ rằng điều chúng ta cần là những lời thi thiên như của Đa-vít về Chúa là Đấng Chăn Chiên của chúng ta; Ngài làm mé nước bình tịnh và chén tôi đầy tràn; những con sư tử nằm với những con chiên và những điều giống như thế. Đó là điều người ta thích. Đó là điều thu hút. Nhưng Đức Chúa Trời đặt sách Ca Thương trong Kinh Thánh, cho dù nó nén mọi trầm cảm vào và hầu hết mọi người không muốn nhớ lấy nó, bởi vì Ngài muốn những người như các bạn chịu đau khổ với sự tối tăm để biết rằng Ngài cảm biết các bạn cảm nhận như thế nào. Và giống như với Giê-rê-mi, đó là điều tự nhiên khi các bạn biểu hiện lên những cảm xúc đó với Đức Chúa Trời.
Bạn thấy đấy, lời than thở này là trung thực, mặc dù nó không phải là hoàn toàn. Đó là một sự phản ánh trung thực về cảm xúc của Giê-rê-mi mà ông hiện đang có, ngay cả khi nó không hoàn toàn giải thích được tất cả mọi điều mà Đức Chúa Trời đang làm. Khi bạn không thể nhìn thấy hoặc hiểu được điều mà Đức Chúa Trời đang hành động trong cuộc sống của bạn – ngay cả qua những nỗi đau đớn của bạn – thì thật là tự nhiên cho bạn trung thực sâu xa với Ngài.
Đôi khi, tôi nghĩ là chúng ta có thể quá nhanh chóng trả lời trong hội thánh: “Bạn đang buồn rầu? Cuộc sống làm bạn xuống tinh thần? Ôi điều đó không thể nào đến từ Chúa! Chỉ cần bấm nút mở vài bài nhạc tin lành tích cực và khích lệ (K-love), bởi vì mọi sự trong đời sống Cơ đốc nhân phải luôn luôn là tích cực và khích lệ. Nhưng khi bạn trãi nghiệm sự trầm cảm, bạn không cần một thứ khích lệ đến nhanh chóng rồi trôi qua. Bạn cần một Đức Chúa Trời đồng hành với bạn xuyên qua nỗi đau đớn.
Một trong những người mở hội thánh của chúng tôi kể lại câu chuyện khi lần đầu tiên ông được kêu gọi, làm sao mà ông đã từ chức khỏi công việc ở Tennessee và dời gia đình đến North Carolina để học trường kinh thánh, chỉ để nhận lấy sự tan đi của mọi sự. Chỉ còn chút nửa thì hôn nhân của ông bị phá hủy; ông bị phá sản. Xấu nhất là bế trong tay đứa con trai mới sinh ra đã chết. Ông kể, “Tôi không nói được một lời. Tất cả những gì mà tôi có thể hỏi trong thời kỳ đó là ‘Tại sao?’ Tôi chẳng muốn nói chuyện về Đức Chúa Trời hay giảng dạy Lời Chúa. Tôi chỉ muốn nổi cơn thịnh nộ chống lại Chúa. Tất cả những gì tôi làm là cố gắng theo Ngài và đây là cách Ngài đối xử với tôi sao?”
Khi bạn đang trãi nghiệm sự trầm cảm, bạn không cần một sự khích lệ một cách nhanh chóng. Bạn cần một Đức Chúa Trời đồng hành với bạn trong nỗi đau đớn.
Nhiều tín hữu trãi qua những chương sách đen tối của cuộc đời và suy nghĩ cùng một cách giống như Giê-rê-mi đã từng suy nghĩ, nhưng họ đã cố gắng kìm nén những cảm xúc và nói với chính mình rằng, “Cơ-Đốc nhân thật sự thì không bao giờ có cảm giác giống như thế này.”
Tiên tri Giê-rê-mi thật là “một Cơ đốc nhân,” và ông nói rằng linh hồn ông đã sờn ngã trong ông. Charles Spurgeon là một Cơ-Đốc nhân thật, và ông đã nói với hội chúng của ông rằng, “Tôi đã trải qua nhiều ngày im lặng trong sự trầm cảm hơn bất kỳ ai khác ở đây.” Ông ấy được nhiều người nói đến như là nhà thuyết giáo vĩ đại nhất đã từng sống, và ông ấy thường xuyên suy nghĩ đến việc từ bỏ chức vụ vì quá trầm cảm.
Martin Luther là một Cơ-Đốc nhân thật sự, và ông ấy đã trải qua thời gian đen tối của cuộc đời đến nỗi vợ ông ấy đã lấy đi tất cả những con dao ra khỏi nhà vì sợ ông tự sát. “Trong hơn một tuần, tôi đã ở gần những cái cổng của sự chết và địa ngục, ông viết. “Tôi run rẩy liên tục. Tôi không thể tìm thấy một ý tưởng nào về Đấng Christ cả, chỉ có sự tuyệt vọng và phạm thượng Đức Chúa Trời.”
Bạn có thấy được bạn không đơn độc trong những suy nghĩ của bạn không? Các Cơ-Đốc nhân vĩ đại nhất trong lịch sử không phải là những người mà Đức Chúa Trời đã giải cứu khỏi mọi đau đớn và khổ sở mà là những người mà Ngài đã giải cứu xuyên qua những nỗi đau và sự khốn khổ của họ. Ngài đã sẵn sàng để đồng hành với bạn xuyên qua bóng tối và làm y như vậy cho bạn.
Barnabars Huỳnh & Nguyễn Trọng
(Lược dịch theo: jdgreear.com)