Giáo sư Đại Học Harvard Robert Putnam viết cuốn Một Mình Chơi Bowling. Cuốn sách được các nhà xã hội học bình luận xem là kinh điển. Được viết cách đây gần 20 năm nhưng cuốn sách chứng tỏ tính tiên tri của nó.
Putnam dựa trên sự khảo cứu về tính thoái hóa của cộng đồng trong văn hóa Hoa Kỳ. Ông nghiên cứu rất nhiều tổ chức và mạng lưới cộng đồng nhưng tựa sách đến từ những gì ông thấy về các hội đoàn chơi bowling. Trong cùng một thời kỳ 15 năm qua, càng càng ngày càng có thêm nhiều người chơi bowling nhưng càng giảm đi số người gia nhập các hội đoàn chơi bowling. Thay vì chơi bowling trong một bầu không khí cộng đồng người ta chơi bowling một mình.
Putnam cảnh cáo về khuynh hướng tiến đến sự cô lập sẽ sau cùng làm tổn thương con người và các cộng đồng. Ông đưa ra lời cảnh báo này từ bao nhiêu năm trước, khi chưa có hiện tượng những quầy ăn của nhà hàng tràn ngập những người cúi đầu xuống chăm chăm nhìn vào Iphone của họ thay vì thưởng thức sự trò chuyện với nhau và chưa có hiện tượng ghiền xem phim trên Netflix trong nếp sống xã hội.
Sự tiến đến sự cô lập đang trở nên dễ dàng hơn cho chúng ta kể từ khi lần đầu tiên Putnam than thở về sự suy thoái của cộng đồng. Netflix làm cho người ta khó mà ngưng xem phim. Quý vị đã chọn xem. Quý vị có 5 giây đồng hồ rất nhanh để thoát ra. Sau 5 giây không quyết định quý vị dán chặt mình vào Netflix. Truyền thông xã hội vận hành như những cỗ máy tính tóan làm sao để giữ chúng ta mãi chăm chú vào điện thoại của chúng ta.
Tính cộng đồng càng ngày càng trở nên đối chọi với văn hóa đương đại. Hội thánh phải làm gì? Nếu người ta có thể chơi bowling một mình, họ có thể “là hội thánh” một mình không? Chúng ta chấp nhận văn hóa đó hay chúng ta thúc đẩy chống lại nó?
Chúng ta phải hoàn toàn thúc đẩy chống lại loại văn hóa làm gia tăng chủ nghĩa cô lập và khích lệ người tin Chúa sống trong cộng đồng.
Trong khi các lãnh đạo hội thánh biết khôn ngoan xử dụng kỹ thuật tân tiến để loan truyền sứ điệp của Đấng Christ, họ phải giữ chặt bản chất cộng đồng của hội thánh. Chữ hội thánh trong tiếng Hy-lạp là ekklesia, có nghĩa là “những người được kêu gọi biệt riêng mình ra” và được định nghĩa trong bối cảnh văn hóa là một sự “nhóm hiệp lại”. Rõ ràng hội thánh là số nhiều. Hội thánh không thể là đơn lẻ. Hội thánh là một sự hiệp lại của “những người được kêu gọi.” Vì vậy một hội thánh không phải là một sự tiêu thụ mục tiêu nhưng là những tín hữu trong một cộng đồng đang thi hành sứ mạng đạt mục tiêu.
Trong Cựu Ước, dân Chúa nhận mạng lệnh phải thờ phượng trong thể dạng cộng đồng. Chúng ta hãy chú ý bản chất số nhiều trong lời mời thờ phượng của Thi Thiên 95:1-3 (BTTHĐ 2010):
1 Hãy đến hát xướng cho Đức Giê-hô-va,
Cất tiếng reo mừng cho Vầng Đá cứu rỗi của chúng ta.2 Chúng ta hãy đến trước mặt Chúa với lòng cảm tạ,
Và reo mừng hát ca ngợi Ngài.3 Vì Giê-hô-va là Đức Chúa Trời vĩ đại,
Là Vua cao cả trên tất cả các thần.
Nhưng đó không chỉ là “điều của Cựu Ước.” Tác giả Hê-bơ-rơ nắm bắt bản chất số nhiều của sự thờ phượng trong Hê-bơ-rơ 10:
— Nên chúng ta hãy lấy lòng chân thật với niềm tin vững chắc, lòng được tẩy sạch khỏi lương tâm ác, thân thể rửa bằng nước tinh khiết mà đến gần Chúa (c.22)
— Chúng ta hãy giữ vững lời tuyên xưng về niềm hi vọng không chuyển lay của chúng ta, vì Đấng đã hứa với chúng ta là thành tín (c.23)
— Chúng ta hãy quan tâm khích lệ nhau về lòng yêu thương và các việc lành.
Chớ bỏ sự nhóm lại như mấy kẻ quen làm, nhưng phải khuyên bảo nhau; nếu anh em thấy ngày của Chúa càng gần chừng nào thì càng phải làm như vậy chừng nấy (c.24-25).
Có phải là Eric đánh mạnh “hội thánh trên mạng?” Có phải đó là bài viết này đang nói đến không?
Không, tôi ủng hộ việc dùng mọi phương tiện có được để đem sứ điệp của Đấng Christ trong bối cảnh văn hóa và con người đang gia tăng xử dụng mạng để chúng ta có thể đặt những sứ điệp ở đó.
Cũng như những người tin đã dùng máy in, TV và đài phát thanh trong thời của họ để đặt sứ điệp vào nơi người ta sống, Kinh Thánh Tân Ước được viết trong tiếng Hy-lạp Koine chứ không phải tiếng Hy-lạp cổ. Nó được đặt vào mức ngôn ngữ “phố chợ” chứ không ở chỗ cao xa hơn nơi con người đang sống.
Nhưng khi chúng ta sẻ chia sứ điệp chúng ta phải bám chắc vào bản chất thông công của đức tin, thách thức người ở trong cộng đồng và cung ứng những cơ hội để họ làm như vậy. Chúng ta không để cho kết quả đạt được đứng ngang hàng với bản chất cộng đồng của hội thánh.
Nguyễn Trọng
(Lược dịch theo: outreachmagazine.com)