11 Cách Làm Giảm Những Tác Hại Của Việc Dùng Mạng Xã Hội

Share

Khi phải chọn một trong hai khả năng, bạn cần phải đánh giá rủi ro và tiện ích, phần ích lợi và phần thiệt hại của mỗi khả năng. Để khi quyết định, bạn có thể làm giảm thiểu tối đa phần thiệt hại đến từ quyết định của bạn, vì bạn đã quyết định với sự hiểu biết về những lỗ hổng thiệt hại trong quyết định đó.

Bạn cần quyết định phải dùng hay không dùng mạng xã hội. Đây không phải là một chọn lựa nhỏ nhoi khi mà các khảo cứu gần đây cho thấy có những thiệt hại đáng kể với việc dùng mạng xã hội như là: ít được tra xét dưới một quan điểm khác hơn, làm tức giận thêm, đầu óc của bạn bị huấn luyện để đọc những mẫu tin ngắn bộc phát hơn là đọc suy gẫm sâu xa, gia tăng sự lo lắng, và danh sách cứ thế mà tiếp diễn. Chúng ta phải nhận thức những điều đó là rất nhiều thiệt hại. Vâng, có những phần kết quả: khả năng nối kết với những người khác, sự tự bày tỏ, học hỏi v.v.

Nếu chúng ta đã quyết định rằng phần kết quả tiện ích thật lớn hơn phần rủi ro, hãy có những kế hoạch để giảm thiểu tối đa những rủi ro 

Khi phải dùng mạng xã hội, dưới đây là những điều tôi làm để giảm thiểu phần thiệt hại (và tôi luôn đón chào việc có thêm những cách giảm thiểu phần thiệt hại).

1. Hãy trì hoãn càng lâu càng tốt việc cho con trẻ có điện thoại.

Khi các con gái của chúng tôi lên 7 và 9 tuổi, một vài đứa bạn của chúng có được điện thoại, thế là chúng bắt đầu hỏi khi nào chúng mới được có điện thoại. Chúng tôi ngồi xuống với chúng và bảo chúng là cứ mỗi năm trôi qua thì chúng sẽ bực dọc thêm với chúng tôi nhưng quyết định của chúng tôi là chúng không có điện thoại cho đến khi 14 tuổi. Và chúng tôi không muốn chúng học sống cho những điều chúng ưa thích

2. Hỏi các con gái của tôi trước khi đưa lên mạng hình của chúng hay những gì chúng tôi và chúng có làm chung với nhau.

Tôi muốn chúng biết rằng không phải là mỗi một giây phút của đời sống của chúng tôi đều cần được chia sẻ với thế giới. Thường thì tôi không hỏi chúng xem có cái gì cần được gửi lên mạng không. Tôi nhắc chính mình tôi rằng chúng tôi không cấn phải gửi lên mạng mỗi một sự việc của chúng tôi. Tôi không muốn bắt đầu sống và làm để cho có cái gì đó gửi lên trên mạng. Tại sao tôi phải gửi? Tôi tự hào về gia đình của tôi. Tất cả những gì tôi muốn là chia sẻ đời sống của chúng tôi với mọi người mà chúng tôi yêu mến và phục vụ. Tôi không muốn chỉ là người đứng trên bục hay người lãnh đạo buổi họp.

3. Chủ động đọc bên ngoài thay vì thụ động đọc trong hệ sinh thái mạng xã hội

Hãy tìm đọc các bài luận thuyết từ những bối cảnh khác nhau bên ngoài hệ sinh thái mạng xã hội. Dường như là bạn đã nghe về điều này. Bạn đang bị truy tìm trên mạng xã hội. Có hệ thống toán xác suất học biết những bài viết mà bạn đáp ứng, những bài bạn chia sẻ, và những cái làm cho bạn vui vẻ hay giận. Nếu bạn chỉ đọc những gì nguồn phục vụ mạng xã hội đem lên cho bạn, bạn chỉ làm tinh luyện những gì bạn đã suy nghĩ và học tức giận với những người khác không suy nghĩ cùng kiểu như bạn. Nếu chuyện này là thật với bạn thì nó cũng là thật với tôi nửa. Thế nên, tôi chủ động tìm những bài viết trên mạng từ những quan điểm khác nhưng có ý tưởng thay vì chỉ thụ động đọc những gì được mạng xã hội phục vụ đem lên cho tôi.

4. Hãy đọc nhiều sách hơn.

Trong cuốn sách có tựa là “iGen,” chương trình + Jean Twenge cho thấy những nghiên cứu cho biết đọc sách và những bài viết dài đang giảm đi đáng kể khi mà người ta chỉ tiêu thụ những mẫu tin vụn vặt trên mạng xã hội. Bạn và cũng là đồng nghiệp cũ của tôi Jennifer Lyell thường nói như vầy, “chúng ta cần những nội dung có trọng lượng được phát triển và tạo hình cho tầm mức cao hơn là tiêu thụ chúng ở chỗ có đèn ngừng xe.” Thật quá đúng. Nếu tất cả những gì chúng ta đọc chỉ là qua mạng xã hội, chúng ta sẽ phát triển một băng tầng tập trung nhỏ hẹp, ít được rèn luyện hơn và trở nên ngu dại hơn.

5. Chỗ nào có sự tức giận hơn thì hãy tương tác ít hơn.

Tôi yêu thích Twitter. Nó là cho tôi. Những lời, những câu súc tích, những đường nối vào những bài viết có chất lượng. Trong một thời gian dài, đó là loại mạng xã hội duy nhất mà tôi dùng. Thế rồi nó trở nên giận dữ hơn và châm chích hơn, và tôi dần dần giảm đi thời giờ trên đó. Tôi vẫn tương tác nhưng không thường xuyên như trước kia. Dù tôi vẫn gọi chính xác những trận bóng chung kết trên Twitter những vòng thi đấu 6 tuần và 3 hiệp trước khi trận Chung Kết bắt đầu. Vâng, tôi đang tự hào đấy.

6. Đừng tham gia tương tác với tất cả các chương trình.

Có quá nhiều thứ để duy trì và mất quá nhiều thời giờ lấy ra từ những điều quan trọng trong đời sống của bạn. Thật sự tương tác với tất cả các khung nền phải là một công việc toàn thời. Tôi không gắn kết với Facebook, một ít với Twitter. Người phụ tá của tôi giúp tôi về email và Instagram đến từ những người trong hội thánh nơi tôi.

7. Đừng để điện thoại của bạn ở bên giường ngủ và đừng cầm lấy nó đầu tiên vào buổi sáng.

Đó là một thói quen xấu. Một cuốn sách ở đầu giường và cuốn Kinh Thánh của tôi vào buổi sáng là một sự đầu tư thời giờ tốt nhất thay vì chộp lấy cái điện thoại.

8. Nó không phải là một con thú cưng cần được cho ăn.

Đôi khi tôi có cái vui với những câu chuyện trên Instagram. Nhưng sau đó tôi bỏ qua vài ngày trước khi gửi đi một câu chuyện mới. Khi tôi có thời giờ thì nó là chuyện vui, và tôi sẽ làm. Nhưng hiện nay tôi đang chống cự lại cái suy nghĩ rằng “nó là một con thú cưng mà tôi phải cứ cho ăn.” Tôi không phải cho nó ăn.

9. Thường xuyên nhắc chính mình (và đội của mình) rằng Twitter không phải là thế giới thực.

Nó không phải. Bạn có thể bị làm lạc đường bởi phòng tiếng dội, đặc biệt khi bạn là một người lãnh đạo trong mục vụ. Những đối thoại trên Twitter ít khi là những đối thoại xảy ra trong đời sống của những người mà Chúa kêu gọi tôi phục vụ.

10. Tắt âm thanh hay ngăn chặn một ai đó là điều tự nhiên.

Nếu một người luôn quấy rối bạn, cướp đi thời gian từ bạn, hay gửi đến cho bạn những bài viết tô vẽ sai hay ác ý về bạn. Tắt âm thanh hay chặn không có nghĩa là ghét bỏ hay ác ý với họ. Hãy xem tắt âm thanh là một chăm sóc cho linh hồn của bạn để cho bạn sẽ có thể đáp ứng một cách ân hậu và yêu thương với họ trong thế giới thực hữu.

11. Hãy tưởng tượng bất cứ điều gì tôi viết ở đây được đưa lên màn chiếu hình của hội thánh nơi tôi phục vụ.

Điều này không chỉ là thật với một mục sư hay lãnh đạo. Điều này trở nên thật với nhân viên hay những người lãnh đạo của bất cứ lãnh vực hay kỹ nghệ nào. Bạn không bao giờ ngừng đại diện cho công ty hay mục vụ nơi bạn hòa mình vào. Nếu tôi không dám đưa điều gì lên màn chiếu hình của hội thánh, tôi không đưa chúng lên màn chiếu hình của mạng xã hội của tôi.

Tôi vẫn ở trong thành phần tin rằng phần ích lợi của mạng xã hội (đối với tôi) vĩ đại hơn phần thiệt hại, nhưng tôi biết rằng tôi phải chủ động quản lý chống lại phần thiệt hại trong đời sống và sự lãnh đạo của tôi.

 

Ánh Dương

(Lược dịch theo: churchleaders.com)

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan