4 Sự Thật Khích Lệ Cho Cơ Đốc Nhân Có Bệnh Tâm Thần

Share

Sứ đồ Phao-lô nói đến một cái dằm đâm vào sườn đến nỗi ông đã ba lần xin Chúa cất nó đi (2 Cô-rinh-tô 12:7-10, BTTHĐ 2010). Các học giả Kinh Thánh không biết chắc cái dằm đó là gì, nhưng tôi có thể nói cho bạn cái dằm của riêng tôi; rối loạn lưỡng cực (bipolar disorder). Khi còn là một thanh niên, tôi đã được chẩn đoán là có chứng bệnh này và tôi đã hơn ba lần xin Chúa cất nó đi khỏi tôi.

Tôi mất thời gian lâu hơn Phao-lô để nghe Chúa nói với tôi rằng ân sủng của Ngài đủ cho tôi.

Bệnh tâm thần có thể vẫn còn là một đề tài rất xấu và cấm kỵ trong hội thánh. Với những người không phải trải nghiệm những tranh chiến với nó họ sẽ thấy khó hiểu được tại sao những tưởng tượng tự tử và sự tuyệt vọng vô cùng xảy đến với những trường hợp trầm cảm lâm sàng. Dù nhiều Cơ đốc nhân có trãi qua những lúc lo lắng hay cảm xúc trầm cảm nhưng người có chẩn đoán bị bệnh tâm thần đối diện với những thách thức độc nhất.

Charles Spurgeon có lần nói, “Tâm trí có thể sa sút xuống thật nhanh hơn thân xác, vì bên trong nó có những cái hố sâu không đáy. Xác thịt có thể chịu đựng một số những vết thương nhất định đến một mức nào đó nhưng linh hồn có thể chảy máu trong hàng chục ngàn cách, và chết đi chết lại trong mỗi giờ.” 

Bệnh tâm thần không phải là một hiện tượng mới mẻ gì.

Và cũng chính lẽ thật kinh thánh đã từng khích lệ Cơ đốc nhân trong bao nhiêu thế kỷ có thể khích lệ những người bệnh tâm thần ngày nay. Dù chúng ta phải tiếp tục tranh chiến mỗi ngày trong “hố sâu không đáy” của tâm trí, chúng ta có thể bám đến 4 điều khích lệ.

1. Bạn Không Đơn Độc

Dân Chúa cũng chịu đau khổ – về tâm thần, cảm xúc và thể chất – kể từ khi loài người sa ngã. Ngay chính Đấng Christ kêu lên tuyệt vọng trên thập tự giá, “Đức Chúa Trời của con! Đức Chúa Trời của con! Sao Ngài lìa bỏ con?” (Ma-thi-ơ 27:46), vọng lại thi thiên Than Thở (Thi Thiên 22:1). Khi chúng ta đau khổ, chúng ta không đơn độc.

Thêm nửa, bệnh tâm thần có lẽ phổ thông nhiều hơn bạn biết. Theo Học Viện Tâm Thần Quốc Gia, 1 trong 5 người lớn ở Mỹ sống với một chứng bệnh tâm thần. Tổ Chức Sức Khỏe Thế Giới (WHO) nói có 1 trong 4 người trên thế giới sẽ trải nghiệm những vấn đề bệnh tâm thần. 

Hầu như là bạn không phải là người duy nhất trong hội thánh phải đối phó với những vấn đề nảy sinh ra từ bệnh tâm thần. Nói công khai về tình trạng sức khỏe tâm thần của bạn (dĩ nhiên là một cách thích hợp) sẽ cho phép những người khác chia sẻ ra những tranh chiến của riêng họ và sẽ giúp cho các bạn có thể chăm sóc lẫn nhau. 

2. Đó Không Phải Là Lỗi Của Bạn

Dù bệnh tâm thần là một hậu quả của nguyên tội, sự đau khổ của tôi – giống như của người đàn ông mù từ lúc mới sinh ra (Giăng 9:3) – không phải là sự trừng phạt về tội lỗi của tôi hay của cha mẹ của tôi. Bệnh tâm thần không phải là do lỗi của tôi, nhưng nó có thể là cơ hội cho tôi để nói lẽ thật về tình yêu của Đấng Christ cho những người khác.

Dĩ nhiên, tội lỗi có thể làm bệnh tâm thần trở nên trầm trọng hơn, hay khuấy lên sự trầm cảm hay lo hoảng. Tội lỗi lây lan qua sự nhiễm trùng sự tối tăm, đây là lý do tại sao thật quan trọng cho người khác chỉ cho bạn đến với Đấng Christ. Nếu chúng ta ăn năn và quay sự tập chú vào Đấng Chrsit, chúng ta có thể cho sự sáng – dù là còn mờ cách mấy – thấm vào. “Hãy đến gần Đức Chúa Trời thì Ngài sẽ đến gần anh em” (Gia-cơ 4:8) là một lời hứa về những ngày tốt lành và những ngày tối tăm nữa. 

3. Đức Chúa Trời Thấy Bạn Và Ở Vơi Bạn

Chúng ta có một Cứu Chúa của mình là đấng trải nghiệm cảm xúc. Khi đau khổ vì những tác động của bệnh tâm thần, bạn có thể nhớ đến sự gần gũi của Đấng Christ dành cho bạn. Ngài khóc với bạn như Ngài đã khóc với gia đình của La-za-rơ (Giăng 11:35). Ngài biết công việc làm sống lại từ sự chết mà Ngài sẽ làm, nhưng Ngài khóc với sự buồn thương. Cũng như vậy, Ngài biết cách Ngài đang làm việc trong và xuyên qua cuộc đời của bạn, và Ngài ở với bạn trong tình cảnh của bạn.

Bởi ân sủng, Ngài sai Đức Thánh Linh, Đấng Yên Ủi và Mưu Luận, ở với bạn, để giúp bạn. Đức Thánh Linh cầu thay cho bạn (Rô-ma 8:27). Ngài kêu cầu cho bạn khi bạn không thể nói nên lời (Rô-ma 8:2)

Vậy nên hãy kiên định trước sau như một, vì có một hy vọng lớn: “Đức Giê-hô-va ở gần những người có lòng đau thương. Và cứu vớt kẻ nào có tâm hồn thống hối.” (Thi thiên 34:8). Tất cả chúng ta đều tan vỡ trong những cách riêng của mình, nhưng Đấng Christ làm chúng ta được đầy trọn. Ngài chiếu sáng những góc tối của tấm lòng và tâm trí của chúng ta (2 Cô-rinh-tô 4:6). Ngài giải cứu tôi khỏi sa xuống hố vực thẳm (Gióp 33:28; Thi Thiên 40:2; 103:4; Ca Thương 3:55). Và nếu Ngài thấy là tốt, Ngài sẽ dùng tôi để đến với những người khác (2 Cô-rinh-tô 4:7-10).

4. Lời Chúa Phán Với Bạn

Kinh Thánh không sợ phải nói đến những nỗi thống khổ cảm xúc và tâm thần. Hãy đọc Gióp hay Thi Thiên hay Ca Thương là tuyển tập thi thiên lớn nhất. Đây là những bài ca của những người đang tuyệt vọng kêu khóc với Đức Chúa Trời.

  • Cầu xin Chúa đoái xem con và thương xót con, Vì con cô đơn và khốn khổ.” (Thi Thiên 25:16).
  • Hỡi linh hồn ta, vì sao ngươi sờn ngã. Và bồn chồn trong mình ta? Hãy hi vọng nơi Đức Chúa Trời; Ta sẽ còn ca ngợi Ngài nữa, Vì nhờ gặp mặt Ngài mà ta được giải cứu. ” (Thi thiên 42:5).
  • “Vì linh-hồn tôi đầy-dẫy sự hoạn-nạn, Mạng-sống tôi hầu gần Âm-phủ.” (Thi Thiên 88:3)

Nhưng ngay cả những thi thiên ca thương đều chấm dứt một cách tích cực, nhắc nhở những người nghe về sự thành tín của Đức Chúa Trời.

Như dân Chúa xuyên suốt lịch sử, chúng ta thường quên mọi điều Ngài đã làm cho chúng ta và những lời hứa mà Ngài tiếp tục làm trọn. 

Hãy giữ lấy những lẽ thật này ở một nơi nào mà bạn có thể được thường xuyên nhắc nhở. Hãy chia sẻ chúng với những bạn thân, người trong gia đình, hay người bạn cùng sẻ chia trách nhiệm là những người có thể nhắc bạn khi bạn quên hay khi bạn không còn năng lực hay ý chí để nhắc nhở chính mình. Lời Đức Chúa Trời phán cho bạn ngay cả trong những ngày khốn khó nhấ

Cái dằm xóc của tôi có thể không bao giờ rời khỏi tôi, nhưng tôi có thể vui mừng trong sự vĩ đại và tể trị của Chúa Toàn Năng của tôi. Chứng bệnh này tiếp tục nhắc tôi rằng ân sủng của Đức Chúa Trời đủ cho tôi. Tôi cầu nguyện rằng Chúa sẽ làm cho sức mạnh của Ngài được biết đến trong sự yếu đuối của tôi. 

 

Văn Bình

(Lược dịch theo: faithit.com) 

 

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan